Đối với Nhà Nước, Chính Phủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển ngân hàng công thương việt nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng công thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 85 - 88)

3.5. Các giải pháp hỗ trợ phát triển ngân hàng Công thươngViệt Nam thành tập

3.5.1.Đối với Nhà Nước, Chính Phủ

 Theo quyết định 1354/QĐ-TTg ngày 23 tháng 9 năm 2008 phê duyệt phương án cổ phần hóa ngân hàng Cơng thương Việt Nam thì việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài như sau: i) số lượng: không quá 2 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, ii) Tỷ lệ cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài qua các giai đoạn không quá 20% vốn điều lệ. Như vậy, việc khống chế tỷ lệ cổ phần đối với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài sẽ làm cản trở việc phát triển ngân

hàng Công thương Việt Nam thành TC – NH. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần cho phép các ngân hàng nước ngoài được giữ nhiều cổ phần hơn trong ngân hàng trong nước, như thế các ngân hàng nước ngồi sẽ đóng góp một cách có ý nghĩa hơn nữa cho sự phát triển của các ngân hàng Việt Nam.

 Cơ cấu lại Vietinbank theo đề án đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

Trong q trình thực hiện, về phía Vietinbank đẩy nhanh tốc độ thực hiện việc cải cách, về phía Chính phủ cần chỉ đạo các Ngành có liên quan cùng với

Vietinbank tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và phải xem đó là công việc của quốc gia chứ không phải là việc riêng của Vietinbank.

 Đây là mơ hình mới chưa có ở Việt Nam vì vậy dưới góc độ quản lý, trong q trình hình thành và tổ chức các hoạt động của tập đồn tài chính – ngân hàng,

Ngân hàng nhà nước phải tích cực chủ động phối hợp với các Ban, Ngành, Ban lãnh đạo tập đồn để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nhằm đảm bảo cho

tiến trình được thực hiện trôi chảy, hiệu quả.

 Cần phải đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong suốt quá trình chuẩn bị và thực hiện vì tập đồn tài chính – ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh

doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ. Hoạt động của định chế tài chính này có

ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước. Để chuẩn bị tốt điều kiện cho

việc thành lập tập đồn tài chính - ngân hàng, Ngân hàng nhà nước cần phối

hợp với các cơ quan chuyên trách đề xuất đề án tối ưu để góp phần làm cho quá trình thực hiện đạt hiệu quả cao hơn.

 Luật Doanh nghiệp (2005) có hiệu lực từ ngày 1.7.2006 có một điều duy nhất

nói rất sơ lược và mơ hồ về tập đoàn kinh tế trong Điều 149: “Tập đồn kinh tế là nhóm cơng ty có quy mơ lớn. Chính phủ quy định, hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đồn kinh tế”. Vì vậy Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản luật, dưới luật để giám sát đồng thời cũng tạo điều kiện

cho tập đoàn TC - NH vận hành tốt.

 Khả năng giám sát ngân hàng của Việt Nam còn yếu. Hiện nay cơ quan thanh tra của NHNN chỉ thực hiện thanh tra công cụ mà chưa thanh tra rủi ro, vì vậy chưa thể đánh giá được một ngân hàng nào đó tốt hay xấu. Vì vậy, cần nâng cao trình độ cho cơng tác kiểm tra, giám sát của NHNN nhằm đảm bảo an toàn cho các định chế tài chính.

 Mơi trường pháp lý chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ hiện nay: chưa có quy định

pháp lý cụ thể về mua bán, sáp nhập định chế tài chính, đang ngăn trở q trình tích tụ, tập trung vốn cơng khai minh bạch, thiếu các quy định pháp lý liên quan tới tổ chức, hoạt động và tiêu chí cần thiết cho việc hình thành tập đồn (đủ

phủ cần sớm hình thành những nền tảng pháp lý cơ bản để điều chỉnh hoạt động của tập đồn tài chính – ngân hàng.

 Ngoài ra, việc thiết lập cơ chế giám sát, quản lý hữu hiệu cũng sẽ rất quan trọng, nhằm tránh việc thành lập tập đoàn trở thành phong trào. Đây sẽ là xu thế rất

khó lường, trong bối cảnh đa số các tập đoàn kinh tế lớn, các ngân hàng lớn của ta hiện nay đều thuộc Nhà nước.

 Nhà nước phải hỗ trợ các điều kiện cần thiết cho các tập đoàn TC – NH bằng

nhiều biện pháp khác nhau:

 Tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các quan chức chính phủ và giới kinh doanh vì lợi ích quốc gia và bản thân của tập đoàn. Để cho các nhà kinh

doanh lớn, các nhà nghiên cứu kinh tế tham gia cùng các cơ quan chính phủ trong việc soạn thảo chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước.

 Cung cấp các thông tin cần thiết và tạo điều kiện phát triển mạnh công

nghệ thông tin nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của tập đồn. Có

thể tổ chức nghiên cứu, phân tích và cung cấp thơng tin cần thiết về tình hình phát triển thị trường trong nước và thế giới, tạo điều kiện để có thể tư vấn cho các tập đoàn nhằm phát triển nhanh và hiệu quả. Chính phủ có lợi thế trong việc thu thập và phổ biến một số loại thông tin nhất định như

những thơng tin thống kê cơ bản, tình hình kinh tế, triển vọng kinh tế trong nước, dự báo biến động tình hình kinh tế trên thế giới, dự báo thị

trường, cơng nghệ trong và ngồi nước. Những thông tin giúp các nhà kinh doanh giảm bớt rủi ro khi đưa ra những quyết định kinh doanh.

Chính phủ cịn có những điều kiện vật chất và những cơ quan phân tích để hỗ trợ các tập đồn kinh tế trong việc sàng lọc thơng tin, nhằm loại bỏ

những thông tin thừa, nhiễu, chắt lọc những thơng tin quan trọng, có tác

động đến hoạt động kinh doanh của các tập đồn.

 Chính phủ theo dõi tình hình cạnh tranh và đầu tư của các tập đồn TC – NH nước ngồi, có chính sách bảo vệ các định chế tài chính trong nước, hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh của các tập đoàn TC – NH trong

nước.

 Thực hiện các chính sách kinh tế đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt nhằm vừa phát huy được lợi thế của hợp tác quốc tế, vừa tránh được cạnh tranh khơng cân sức với cac tập đồn TC – NH trên thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển ngân hàng công thương việt nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng công thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 85 - 88)