.2 TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 53)

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010) Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung cũng như nhóm ngân hàng TMCP nói riêng liên tục tăng trưởng cả về giá trị tuyết đối lẫn tỷ trọng so với GDP cho thấy một sự đóng góp to lớn của hệ thống ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng cho các bộ phận của nền kinh tế cũng như đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển nền kinh tế. Hịa chung sự phát triển nhanh chóng của tồn hệ thống, nhóm các NHTMCP có sự

trỗi dậy mạnh mẽ, từ thị phần cho vay và huy động vốn lần lượt là 10% và 9% năm

2002, đến năm 2010 tăng lên mức 37,1% và 43,4%. Hiện tại nhóm NHTMCP chỉ đạt 20-25% tổng tài sản của toàn ngành nhưng đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần thị trường tín dụng của nhóm NH quốc doanh, bằng cách cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và nhóm khách hàng lẻ. Năm NHTMCP hàng đầu nhìn chung hoạt động hiệu quả hơn, đạt được lợi nhuận nhiều hơn và năng động hơn nhóm ngân hàng Nhà nước.

2.1.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam:

Quá trình hoạt động ít hơn 20 năm có thể nói là tương đối ngắn so với lịch sử hoạt động của nhóm ngân hàng Nhà nước. Mặc dù vai trò của nhóm NHTMCP vẫn cịn khiêm tốn trong toàn hệ thống ngân hàng, nhưng việc quản lý năng động và nhạy

bén đã tạo nên áp lực đáng kể cho nhóm ngân hàng quốc doanh và nhóm NHNN trong các năm gần đây.

Như đã trình bày trong chương trước, số lượng ngân hàng được lựa chọn nghiên cứu là 34 ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 2006–2012. Trong đó, năm 2006 có 24 ngân hàng, năm 2007 có 28 ngân hàng, năm 2009 có 33 ngân hàng, năm 2009- 2012 có 34 ngân hàng. Thời kỳ đơn vị để xác định các biến là năm. Do đó, số lượng mẫu thu thập được sử dụng trong nghiên cứu này là 221 mẫu (24 + 28 + 33 + 34*4 = 221). Nội dung dưới đây sẽ trình bày hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCPVN và đặc trưng các nhân tố của ngân hàng có ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng TMCPVN. Bảng 2.4: Hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012

Chỉ tiêu Số quan sát Giá trị

Trung Bình Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Độ lệch chuẩn ROA 221 0,0127 0,0595 0,0001 0,0078 ROE 221 0,1067 0,2980 0,0007 0,0579

Nguồn: Xử lý bằng Stata số liệu trên BCTC hợp nhất đã kiểm toán của 34 NHTMCPVN Qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.3 cho thấy: Nhìn chung, trong giai đoạn 2006- 2012, hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam được đo lường qua hai giá trị ROA và ROE có kết quả như sau: đối với ROA, với dữ liệu quan sát trên 221 mẫu giá trị trung bình đạt được là 0,0127 tức là cứ mỗi đồng tài sản ngân hàng đầu tư vào hoạt động của mình thì trung bình thu được 0,0127 đồng thu nhập, trong số các ngân hàng nghiên cứu thì có NHTMCP Nam Việt năm 2012 đạt tỷ suất ROA thấp nhất với giá trị 0,0001 còn NHTMCP Bưu điện Liên Việt có giá trị cao nhất là 0,0595 vào năm 2008. Như vậy về cơ bản có thể thấy hiệu suất hoạt động của các ngân hàng theo chỉ tiêu ROA có khuynh hướng giảm ở các năm gần đây. Mặc dù có chênh lệch khá lớn giữa giá trị tối đa và giá trị tối thiểu nhưng độ lệch chuẩn thì khơng cao chỉ 0,0078 nên có thể thấy là hiệu quả hoạt động giữa các ngân hàng cũng tương đối đồng đều. Đối với chỉ tiêu ROE thì kết quả cũng cho ra tương tự, giá trị trung bình của chỉ tiêu này đạt giá trị 0,1067 có nghĩa là với một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra cho kinh doanh thì trung bình các ngân hàng thu về lại được 0,1067 đồng thu nhập và trong số các ngân hàng nghiên cứu thì NHTMCP Nam Việt năm 2012 có tỷ suất ROE thấp nhất với giá trị 0,0007 còn NHTMCP Á Châu đạt tỷ suất cao nhất là 0,0595 vào năm 2006. Như

vậy cũng tương tự như chỉ tiêu ROA, ở chỉ tiêu này chúng ta cũng thấy xu hướng hiệu quả của hệ thống NHTMCP tốt nhất ở những năm đầu trong giai đoạn nghiên cứu và giảm dần, cụ thể thấp nhất là năm 2012. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn điều này qua đồ thị thể hiện qua các năm, biểu đồ 2.3 cho thấy tương tự như kết luận ở trên. Trong giai đoạn nghiên cứu hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam đo lường theo chỉ tiêu ROA có khuynh hướng tăng dần từ năm 2006 đến 2008 nhưng từ 2009 đến nay liên tục giảm dần thậm chí có giai đoạn giảm mạnh là năm 2010, từ 0,1318 xuống còn 0,01168. Đối với chỉ tiêu ROE thì có vẻ tương đối đồng đều hơn giữa các năm

trong giai đoạn nghiên cứu tuy nhiên cũng có xu hướng tương tự như chỉ tiêu ROA.

Giá trị thấp nhất trong giai đoạn này là năm 2012 với tỷ số 0,0798. Sự biến động như vậy nguyên nhân một phần là do sự khủng hoảng của kinh tế thế giới, Việt Nam cũng chịu chung hồn cảnh đó; tuy nhiên, nguyên nhân chính là do nội tại của ngành ngân hàng. Đây là kết quả của các điểm yếu sau:

- Mạng lưới phân bố của nhóm NHTMCP vẫn còn hạn chế, phân bố hầu hết ở các đô thị. Đặc biệt ưu tiên phát triển mạng lưới ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng và các khu công nghiệp.

- Vốn tự có thấp, phần lớn vốn tự có dưới 5.000 tỷ đồng.

- Chiến lược phát triển giống nhau: hầu hết các NHTMCP đều tuyên bố trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu phục vụ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cung cấp từng dịch vụ đến từng phân khúc thị trường.

- Thiếu sự tách bạch vai trò của hội đồng quản trị và ban giám đốc.

- Cơ chế quản lý và hệ thống thông tin tại nhiều NHTMCP chưa được triển khai tốt, không dễ dàng truy xuất được các dữ liệu về khách hàng như số tài khoản, loại hình dịch vụ đã cung cấp…

Biểu đồ 2.3 Giá trị ROA và ROE trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012

Nguồn: Xử lý bằng Stata số liệu trên BCTC Hợp nhất đã kiểm toán của 34 NHTMCPVN

2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP giai đoạn 2006 – 2012 giai đoạn 2006 – 2012

Từ những cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động được trình bày trong chương 1, luận văn tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và kiểm định mơ hình hồi quy tuyến tính bội đối với tỷ suất sinh lời (ROA). Các nội dung này sẽ được trình bày lần lượt ở các mục dưới đây.

Hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố khác nhau. Luận văn chỉ đưa ra nghiên cứu các nhân tố bao gồm: Tuổi ngân hàng (Bank’s age), quy mô ngân hàng (Bank’s size), cơ cấu tài chính ngân hàng (Capital structure), tỷ số chi phí trên doanh thu (Cost to income ratio), rủi ro thanh khoản (Liquid risk), rủi ro tín dụng (Credit risk) và cơ cấu tài sản (Asset structure). Các nhân tố này sẽ được phân tích lần lượt ở các mục dưới đây.

Bảng 2.5: Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTMCVN giai đoạn 2006 - 2012 Chỉ tiêu Số quan sát Giá trị TB Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn Tuổi ngân hàng 221 16,973 1,000 55,000 9,235

Qui mô ngân hàng 221 17,082 13,012 20,037 1,398

Tỷ lệ VCSH / tổng tài sản 221 0,141 0,030 0,464 0,091

Tỷ số chi phí / doanh thu 221 0,168 0,064 0,371 0,462

Tỷ số cho vay / tổng tài sản 221 0,493 0,114 0,936 0,151

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản / tổng tài sản 221 0,051 0,002 0,289 0,040

Tỷ lệ cho vay ròng / tổng tiền gởi 221 0,685 0,199 2,803 0,264

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản / cho vay 221 0,107 0,003 0,707 0,084

Nguồn: Xử lý bằng Stata số liệu trên BCTC hợp nhất đã kiểm toán của 34 NHTMCPVN Bảng 2.5 cho thấy:

− Tuổi ngân hàng (Bank’s age)

Thời gian hoạt động của các NHTMCPVN giai đoạn 2006 – 2012 có giá trị trung bình là 17 năm, giá trị lớn nhất là 56 năm, giá trị nhỏ nhất là 1 năm. Như vậy ta thấy cũng có sự chênh lệch đáng kể về tuổi của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Đối với các ngân hàng thuộc nhóm đầu như NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam, NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có bề dày lịch sử tuổi đời từ khoảng trên 40 đến 55 năm, trong khi đó có một số ngân hàng tư nhân chỉ mới được thành lập từ 3- 4 năm. Chúng ta dễ dàng thấy được khoảng cách này sẽ tạo nên những khó khăn cũng như thuận lợi riêng của từng nhóm ngân hàng, uy tín của ngân hàng cũng đã được minh chứng rõ ràng trong thời gian hoạt động cũng như với tuổi đời như vậy thì sự hậu thuẫn của NHNN đối với các ngân hàng lâu đời cũng không phải là nhỏ.

− Quy mô ngân hàng (Bank’s size)

Qui mô của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 có giá trị trung bình là 17,082, giá trị lớn nhất là 20,037 (NHTMCP Công Thương Việt Nam – 2012), giá trị nhỏ nhất là 13,012 (NHTMCP Phát triển Mêkông - 2006). Trong khi đó độ lệch chuẩn chỉ có 1,398 cho thấy mẫu cũng có sự tương đồng về quy mơ hay nói cách khác

quy mơ của các ngân hàng trong mẫu khơng có chênh lệch nhiều. Qui mơ của các ngân hàng lớn là do thuộc nhóm ngân hàng xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam, được sự hỗ trợ lớn từ phía nhà nước và vốn là ngân hàng quốc doanh trước kia. Các ngân hàng qui mô nhỏ thường là các ngân hàng xuất hiện sau, và có vốn đầu tư tư nhân nhỏ.

− Cơ cấu tài chính ngân hàng (capital structure)

Cơ cấu tài chính của các ngân hàng được thể hiện qua tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng. Tỷ số này đối với các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 có giá trị trung bình là 0,141, giá trị lớn nhất là 0,464 (NHTMCP Phát triển Mêkông – 2012), giá trị nhỏ nhất là 0,030 (NHTMCPPhát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long - 2009). Số liệu này cho thấy trung bình tỷ trọng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu là 14,1%, có nghĩa là cứ 100 đồng vốn đưa vào kinh doanh thì trung bình có 14,1 đồng là vốn chủ sở hữu. Như vậy ta thấy với đặc thù hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, cấu trúc tài chính của các ngân hàng nghiêng về nguồn vốn chiếm dụng vì vậy tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các ngân hàng luôn nhỏ hơn tỷ lệ nợ. Điều này càng cho thấy rõ để gia tăng hiệu quả hoạt động các ngân hàng càng phải gia tăng tỷ lệ nợ để tăng địn bẩy tài chính, tuy nhiên điều này lại gắn liền với rủi ro đặc thù kinh doanh của ngân hàng. Trong trường hợp hoạt động của ngân hàng khơng thuận lợi thì việc sử dụng tỷ trọng nợ càng cao sẽ càng làm gia tăng áp lực trả lãi, áp lực chi phí cho ngân hàng.

− Tỷ số chi phí trên doanh thu (Cost to income ratio)

Tỷ số chi phí trên doanh thu của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 có giá trị trung bình là 0,168, chỉ số nhỏ nhất là 0,064, chỉ số lớn nhất là 0,371. Tỷ số này thể hiện để có được trung bình để có được 100đ thu nhập thì các NHTMCPVN phải bỏ ra 16,8đ chi phí hoạt động, con số này lần lượt là 6,4đ và 37,1đ đối với ngân hàng có tỷ số nhỏ nhất (NHTMCP Đông Nam Á - 2008) và lớn nhất (NHTMCP Nam Việt - 2006). Nhìn chung tỷ số này cũng tương đối đồng đều giữa các

ngân hàng và dao động không nhiều, tỷ số này của các ngân hàng đa phần nằm trong

khoảng từ hơn 0,1 đến 0,2 là chủ yếu.

− Rủi ro tín dụng (credit risk)

Rủi ro tín dụng của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 được đo lường bằng tỷ số cho vay trên tổng tài sản và tỷ số này có giá trị trung bình là 0,493 có nghĩa là trong tổng tài sản của các NHTMCPVN trong giai đoạn nghiên cứu thì trung

bình cho vay rịng chiếm 49,3%, giá trị nhỏ nhất là 0,114 (NHTMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long - 2009), giá trị lớn nhất là 0,936 (NHTMCP Tiền Phong – 2008). Mặc dù độ lệch chuẩn của mẫu không lớn chỉ 0,151 nhưng ta thấy việc xây dựng cơ cấu cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng có sự khác biệt khá lớn giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất.

− Rủi ro thanh khoản (liquid risk)

Rủi ro thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 được đo lường bằng hai tỷ số: trạng thái tiền mặt (được đo bằng dự trữ thanh khoản trên tổng tài sản) và tỷ số cho vay ròng trên tổng tiền gởi (LDR). Đối với trạnh thái tiền mặt, tỷ số này có giá trị trung bình trung bình là 0,051, giá trị nhỏ nhất là 0,002 (NHTMCP Xăng dầu – 2006), giá trị lớn nhất là 0,289 (NHTMCP Tiền Phong – 2008). Tỷ số này cho thấy trong tổng tài sản ở ngân hàng có trạng thái tiền mặt cao nhất thì tiền mặt và tiền gởi tại các định chế tài chính chiếm tỷ trọng 28,9%, trong khi đó giả trị nhỏ nhất chỉ có 0,2%. Như vậy nếu chỉ tiêu này càng cao thì rủi ro thanh khoản của ngân hàng càng giảm và ngược lại. Đối với chỉ tiêu thứ hai có giá trị trung bình là 0,685, chỉ số nhỏ nhất là 0,199 (NHTMCP Phương Tây – 2009), chỉ số lớn nhất là 2,803 (NHTMCP Phát triển Meekoong - 2009). Như vậy trung bình ở các

NHTMCPVN cứ 1 đồng tiền gởi huy động được của khách hàng sẽ được đem đi cho

vay 0,685 đồng, trong khi đó ở ngân hàng có chỉ số nhỏ nhất thì chỉ có 0,199 đồng được đem đi cho vay, ngược lại ở ngân hàng có giá trị cao nhất thì có tới 2,803 đồng được đem đi cho vay. Như vậy số tiền vượt thêm đó ngân hàng sẽ lấy từ các nguồn khác chứ không phải chỉ lấy từ nguồn huy động.

− Kết cấu tài sản (Asset Structure)

Trong luận văn sử dụng tỷ số dự trữ thanh khoản trên cho vay để đo lường kết cấu tài sản của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012, tỷ số này có giá trị trung bình là 0,107, giá trị lớn nhất là 0,707 (NHTMCP Đông Nam Á - 2012), giá trị nhỏ nhất là 0,003 (NHTMCP Xăng dầu – 2006). Như vậy có thể thấy trong giai đoạn

2006 – 2012 tại các NHTMCPVN trong kết cấu tài sản cứ 100 đồng cho vay rịng thì

ngân hàng sẽ dự trữ thanh khoản trung bình 10,7 đồng tiền mặt và tiền gởi tại các định chế tài chính khác. Trong khi đó ở ngân hàng có giá trị lớn nhất thì số tiền này là 70,7 đồng cịn ngân hàng có giá trị nhỏ nhất chỉ dự trữ 0,3 đồng. Tuy nhiên độ lệch chuẩn trong mẫu cũng không cao 0,084 tức là tỷ lệ này trong mẫu cũng khá đồng đều.

2.3 Vận dụng mơ hình lý thuyết xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 hoạt động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012

Kết quả phân tích hồi quy cho hệ số xác định R2. Giá trị R2 phản ánh mức độ

phù hợp của mơ hình, R2 càng gần 1 phản ánh mức độ phù hợp của mơ hình càng cao,

R2 càng gần 0 phản ánh sự không phù hợp của mơ hình.

2.3.1 Xác định mối quan hệ tương quan

Mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến được xác định thông qua hệ số tương quan r. Cơng thức tính tốn hệ số tương quan r như sau:

y x n i i i n y y x x r δ δ ) 1 ( ) )( ( 1 − − − = ∑ =

Trong đó: xi , yi là giá trị các biến; x , y là giá trị trung bình mẫu; δx, δy là độ lệch chuẩn của các biến; n là số quan sát.

Hệ số tương quan r phản ánh mối quan hệ tuyến tính giữa các biến như sau: Giá trị của r : −1≤r ≤1. Nếu r càng gần với 1, phản ánh mối tương quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)