Kiểm định để lựa chọn mơ hình thích hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 64 - 102)

Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm STATA. Kết quả kiểm định Hausman ở bảng 2.9 cho thấy giả thuyết H0: “Sự khác biệt trong các hệ số hồi quy khơng có tính hệ thống” bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%,vì prob>chi2 = 0.0001< 1%. Kết quả này hàm ý rằng, mơ hình tác động cố định là mơ

hình phù hợp hơn so với mơ hình tác động ngẫu nhiên. Do đó, những phần tiếp theo

sau đây tác giả sẽ thảo luận kết quả hồi quy đối trên cơ sở mơ hình tác động cố định (FEM).

ROAit = αi + 0.0395capstrit - 0.0008ageit – 0.0265cost_incomeit + 0.0043LDRit – 0,0133liq_riskit Hệ số (b-B) khác biệt SQRT(diag(V_b-V_B)) S.E. (b) cố định (B) ngẫu nhiên Age -0,0008 -0,0001 -0,0007 0,0003 Size 0,0003 -0,0001 0,0004 0,0009 Cost_income -0,0265 -0,0237 -0,0028 0,0030 Cre_risk 0,0006 0,0057 -0,0051 0,0018 LDR 0,0043 0,0025 0,0018 0,0002 Liq_risk -0,0133 -0,0076 -0,0057 0,0052 Capstr 0,0395 0,0430 -0,0035 0,0031 Res_loan 0,0045 0,0057 -0,0013 0,0013

b = phù hợp với giả thuyết Ho và Ha; kết quả thu từ hồi quy B = phù hợp với giả thuyết Ha, hiệu quả với giả thuyết Ho; kết quả thu từ hồi quy

Ho: Sự khác biệt trong các hệ số hồi quy khơng có tính hệ thống

chi2(8) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)

= 31,63

Theo mơ hình tác động cố định, những biến số có ý nghĩa thống kê bao gồm:

+ Biến capstr có ý nghĩa mức 1% vì (P>|t|) < 1%

+ Biến age và cost_income có ý nghĩa mức 5% vì (P>|t|) < 5%

+ Biến LDR và liq_risk có ý nghĩa mức 10% vì (P>|t|) < 10%

2.3.3 Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Theo kết quả ở bảng 4.4 và phương trình hồi quy trên, hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam chịu tác động bởi năm nhân tố có ý nghĩa thống kê. Trong các nhân tố đó, tác động thuận đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng bao gồm capstr, LDR còn các nhân tố age, cost-income, liq_risk có mối quan hệ nghịch với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Phần tiếp theo sau đây tác giả sẽ thảo luận kết quả nghiên cứu này.

− Cơ cấu tài chính của ngân hàng

Cơ cấu tài chính của ngân hàng mà cụ thể ở đây là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tông tài sản có mối quan hệ thuận với hiệu quả hoạt động của ngân hàng với hệ số tác động là 0,0395. Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác khơng thay đổi thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng tăng một đơn vị sẽ làm lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng tăng 0,0395 đơn vị và ngược lại. Kết quả này giống với dự đoán của tác giả cũng như tương đồng với kết quả của tác giả Garza-Garcia (2011), trong nghiên cứu của mình tác giả này thu được kết quả 0,093 đối với biến số khi nghiên cứu cho các ngân hàng Mexico. Trước đó cũng có Demirguc-Kunt và Huizinga (1999) nghiên cứu cho các ngân hàng trên toàn thế giới và Bashir (2003) cũng có chung kết quả khi nghiên cứu cho các ngân hàng ở Trung Đông. Bên cạnh đó, Pasiouras và Kosmidou (2007) có kết quả tương tự với mẫu là các ngân hàng Châu Âu cịn Zeitun (2012) thì áp dụng cho khu vực Vùng Vịnh. Việc tỷ lệ vốn chủ sở hữu có mối quan hệ thuận và có ý nghĩa thống kê với hiệu quả ngân hàng cho thấy rằng khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng lên sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn và việc gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ tạo thêm nhiều cơ hội đầu tư cho các dự án sinh lời của ngân hàng. Hơn nữa việc có một nguồn vốn lớn sẽ tạo thêm uy tín cho ngân hàng trong vấn đề huy động vốn và mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh.

Tỷ lệ cho vay trên huy động của ngân hàng có mối quan hệ thuận với hiệu quả hoạt động của ngân hàng với hệ số tác động là 0,0043. Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không thay đổi thì tỷ lệ cho vay trên huy động của ngân hàng tăng một đơn vị sẽ làm lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng tăng lên 0,0043 đơn vị và ngược lại. Kết quả này phù hợp với dự đoán của tác giả nhưng ngược lại với kết quả của tác giả Nicholas Apergis, 2009. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy có lẽ do cơng thức tính chỉ tiêu này có khác biệt. Trong khi tác giả sử dụng chỉ tiêu tổng cho vay ròng trên tổng huy động thì Nicholas Apergis, 2009 lại sử dụng chỉ tiêu tổng cho vay trên tổng tài sản. Hơn nữa với đặc thù các ngân hàng tại Việt Nam chưa phát triển nhiều về các dịch vụ khác nhau ngồi cho vay, vì vậy hoạt động cho vay là hoạt động chính mang lại hiệu quả cho các ngân hàng Việt Nam. Do đó nếu tỷ lệ cho vay trên huy động của ngân hàng cao sẽ dẫn tới thu nhập của ngân hàng cao và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đậy là lý giải cho mối quan hệ thuận này.

- Tỷ lệ chi phí trên thu nhập

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập có mối quan hệ nghịch với hiệu quả hoạt động của ngân hàng với hệ số tác động là 0,0265. Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác khơng thay đổi thì tỷ lệ chi phí trên thu nhập ngân hàng tăng một đơn vị sẽ làm lợi nhuận trên

tổng tài sản của ngân hàng giảm đi 0,0265 đơn vị và ngược lại. Kết luận này phù hợp

với mong đợi của tác giả và phù hợp với kết quả nghiên cứu của A. Burki và Niazi (2003) nhưng ngược với kết quả nghiên cứu của Athanasouglou và các cộng sự (2008). Hiệu quả sử dụng chi phí có tác động trực tiếp lên lợi nhuận của ngân hàng, chúng ta cũng thấy được ngân hàng nào có kế hoạch tiết kiệm chi phí phù hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy yếu tố này tác động tương đối mạnh đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Rủi ro thanh khoản

Chỉ tiêu rủi ro thanh khoản trong luận văn được đo lường bằng tỷ số dự trữ thanh khoản trên tổng tài sản. Chỉ tiêu này có mối quan hệ nghịch với hiệu quả hoạt động của ngân hàng với hệ số tác động là 0,0133. Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác khơng thay đổi thì tỷ số dự trữ thanh khoản trên tổng tài sản ngân hàng tăng một đơn vị sẽ làm lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng giảm đi 0,0133 đơn vị và ngược lại. Kết quả này phù hợp với giả thuyết của tác giả cũng như kết quả nghiên cứu của Trương Quang Thông (2010). Tài sản có tính thanh khoản cao có độ an toàn cao nhưng

đồng thời tỷ suất sinh lời thấp, vì vậy việc dự trữ thanh khoản lớn sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng

- Tuổi ngân hàng

Tuổi ngân hàng có mối quan hệ nghịch chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng với hệ số tác động là 0,0008. Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác khơng thay đổi thì tuổi ngân hàng tăng một đơn vị sẽ làm lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng giảm 0,0008 đơn vị và ngược lại. Kết luận này ngược với dự đoán của tác giả cũng

như kết luận của Zeitun (2012) đối với hệ thống ngân hàng ở Vùng vịnh. Mối quan hệ

nghịch này cũng thể hiện là các ngân hàng có tuổi đời lâu hơn sẽ có khả năng quen với cung cách làm việc trước giờ của mình nên khó thay đổi để thích nghi với sự canh tranh hiện tại của thị trường. Tuy nhiên điều này lại tương đối phù hợp với hồn cảnh thực tế tại Việt Nam vì nhóm các ngân hàng có tuổi đời lớn đa phần là

các NHNN chiếm cổ phần chi phối và được sự hậu thuẫn lớn từ Nhà nước. Vì vậy

hiệu quả hoạt động của các ngân hàng này chưa cao và không được nhanh nhạy bằng các ngân hàng mới ra đời sau này.

Tóm lược chương 2

Chương 2 đã nêu thực trạng hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam để từ đó thấy rõ hơn nhu cầu cấp thiết trong việc nghiên cứu các nhân tố tác động lên hiệu quả hoạt động của lĩnh vực ngân hàng. Từ mơ hình lý thuyết ở chương 1 kết hợp với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế lượng đã xác định được các yếu tố thuộc đặc trưng ngân hàng tác động lên hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam. Đây cũng chính là căn cứ để tác giả đưa ra các kết luận và kiến nghị ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận

Đề tài nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam dựa trên các công cụ định lượng. Tác giả đã sử dụng chỉ tiêu ROA để đo lường hiệu quả của ngân hàng và đồng thời đưa các yếu tố bên trong: tuổi ngân hàng, qui mô ngân hàng, cơ cấu tài chính của ngân hàng, tỷ lệ dự trữ trên cho vay, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng vào mơ hình nghiên cứu. Sau khi thu thập dữ liệu từ 34 ngân hàng trong giai đoạn 7 năm từ năm 2006 – 2012 và chạy bằng phần mềm Stata, kết quả cho thấy việc lựa chọn mơ hình tác động cố định là phù hợp với nghiên cứu. Kết quả cụ thể là trong các yếu tố đưa vào mơ hình thì có năm nhân tố có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê trong đó các yếu tố cơ cấu tài chính và tỷ lệ cho vay trên huy động của ngân hàng có tác động thuận trong khi đó nhân tố tuổi ngân hàng, rủi ro thanh khoản và tỷ lệ chi phí trên thu nhập có tác động nghịch lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

3.2. Kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam

Theo các kết quả nghiên cứu trên tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam nói riêng cũng như toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.

3.2.1 Xây dựng cơ cấu tài chính hợp lý

Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa khả năng sinh lời chịu sự tác động mạnh của cơ cấu tài chính của các ngân hàng. Khả năng sinh lời tạo ra sự linh hoạt tài chính cho ngân hàng, giảm trở ngại tài chính nội sinh và giúp cho ngân hàng ít phụ thuộc vào nợ vay. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là yêu cầu tất yếu đối với các NHTMCP hiện nay.

Cấu trúc tài chính của ngân hàng cần tái cơ cấu trúc nhằm góp phần làm gia tăng giá trị ngân hàng như sau:

Đối với những ngân hàng hoạt động có hiệu quả kinh doanh rất thấp, đang ở trong tình trạng khó khăn, tài sản cố định lạc hậu, thị phần nhỏ và có khả năng cạnh tranh yếu nhưng lại đang trong tình trạng vay nợ khá cao, trong đó chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn. Trong tình trạng này, nếu sử dụng nợ càng nhiều sẽ dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu và làm giảm mạnh giá trị ngân hàng.

Để giải quyết tình trạng trên, bước đi cho các ngân hàng thuộc nhóm này là cần tập trung giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có cơ cấu tài chính để hạn chế hiệu ứng tiêu cực của đòn cân nợ và giảm áp lực về thanh toán các khoản nợ vay. Vì vậy, các ngân hàng này nên áp dụng cấu trúc tài chính với tỷ lệ nợ chỉ khoảng 0% đến 20%. Khi ngân hàng sử dụng cấu tài chính với tỷ lệ nợ thấp, một mặt sẽ giúp cho ngân hàng giảm thiểu được rủi ro trong điều kiện kinh doanh gặp khó khăn, mặt khác giúp ngân hàng tập trung củng cố lại cơ cấu sản xuất cho phù hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, cải tiến chất lượng dịch vụ cho đến khi hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi sẽ tăng tỷ lệ vay nợ phục vụ cho nhu cầu đầu tư mở rộng kinh doanh, phát triển thị trường và khi đó sẽ tận dụng được hiệu ứng tích cực của địn cân nợ.

Để thực thi mơ hình này, các ngân hàng thuộc nhóm này có thể gia tăng vốn chủ hữu bằng cách kêu gọi nguồn tài trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Bởi vì, trong trường hợp này, các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, rủi ro lớn thì các ngân hàng khó có thể huy động vốn từ nội bộ ngân hàng. Trong trường hợp này ngân hàng chỉ có thể hấp dẫn đầu tư đối với các nhà đầu tư mạo hiểm sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao.

Nhóm ngân hàng tiếp theo là những ngân hàng có thực trạng hoạt động bình thường, năng lực cạnh tranh trung bình, hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, các sản phẩm của ngân hàng có chỗ đứng trên thị trường nhưng khả năng kiểm soát và mở rộng thị trường chưa cao. Tuy nhiên, hiện nay trong nhóm này có một số ngân hàng vay nợ cao, trong đó chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn. Trong tình trạng này, nếu sử dụng nợ càng nhiều sẽ dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu và làm giảm mạnh giá trị ngân hàng.

Để giải quyết tình trạng trên, các ngân hàng thuộc nhóm này nên sử dụng cấu trúc tài chính thỏa mãn điều kiện:

d

r ROA A

D ≤ nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng vốn chủ sở

đến 40 %. Với cấu trúc tài chính này, một mặt tiếp tục duy trì kết quả, hiệu quả hoạt động và củng cố thị trường, mặt khác sẽ giúp cho ngân hàng đầu tư mở rộng qui mô, đổi mới công nghệ, đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động,… từng bước tăng dần khả năng cạnh tranh, tạo uy tín tốt trên thị trường và gia tăng thị phần hoạt động của ngân hàng, ngoài ra tận dụng được những hiệu ứng tích cực của địn cân nợ làm gia tăng giá trị của ngân hàng và giá trị vốn chủ sở hữu.

Để thực thi mơ hình này, các ngân hàng thuộc nhóm này cũng cần gia tăng vốn chủ hữu bằng cách thực hiện liên doanh, liên kết mở rộng kinh doanh, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài để giảm tỷ lệ nợ vay trong cấu trúc tài chính nhằm hạn chế rủi ro khi hoạt động kinh doanh khơng thuận lợi. Tuy nhiên, nếu thiếu vốn thì ngân hàng có thể đi vay với điều kiện tỷ suất nợ phải thỏa mãn điều kiện

d

r ROA A

D ≤ .

Đối với các ngân hàng có ROA > rd mà chủ yếu là các ngân hàng có quy mơ lớn, các ngân hàng này hiện đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả, khả năng cạnh tranh mạnh, thị phần lớn có tỷ suất nợ trên 50%. Với tỷ suất nợ này, các ngân hàng này đã phát huy hiệu ứng tích cực của địn cân nợ. Tuy nhiên, với cấu trúc tài chính này sẽ

rất nguy hiểm một khi hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp khó khăn. Do đó, để

hạn chế rủi ro có thể xảy ra, thì các ngân hàng này nên sử dụng nợ xoay quanh mức 50% là hợp lý nhất.

Để thực thi mơ hình này, các ngân hàng thuộc nhóm này cũng cần gia tăng vốn chủ hữu bằng cách phát hành cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu, hoặc sử dụng chính sách phân phối cổ tức thấp để trích lợi nhuận hàng năm bổ sung vốn chủ sở hữu. Với cơ cấu tài chính này sẽ giúp cho ngân hàng vừa phát huy được hiệu ứng tích cực của địn cân nợ vừa có sức chống đỡ tốt một khi kinh doanh gặp nhiều rủi ro.

− Giải pháp tăng vốn chủ sở hữu

+ Phát hành cổ phiếu thường: Ưu điểm là khơng phải hồn trả cho người mua cổ phiếu, cổ tức của cổ phiếu thường không phải là gánh nặng về tài chính cho ngân hàng trong những năm làm ăn thua lỗ. Phương pháp này làm tăng quy mô vốn nên cũng làm tăng khả năng vay nợ của ngân hàng trong tương lai. Nhưng nhược điểm là

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 64 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)