2.3 Phân tích các yếu tố mơi trường bên ngồi ảnh hưởng đến hoạt động của
2.3.1 Phân tích mơi trường vĩ mô
2.3.1.1 Các yếu tố kinh tế
Nhu cầu giáo dục đào tạo thường tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng kinh tế. Trong 05 năm từ 2001 -2006, với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, công nghiệp hóa và hiện đại hóa, thu hút đầu tư nước ngồi, nền kinh tế Việt nam đã có sự tăng trưởng đáng kể. Số liệu sau đây thể hiện sự tăng trưởng kinh tế Việt nam những năm qua.
Bảøng 2.5 : Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt nam 2001 – 2005 Năm Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 GDP(tỷ đồng –theo giá thực tế ) 481.295 535.762 613.443 713.071 837.858 Tốc độ tăng GDP(%) 6,89 7,04 7,24 7,70 8,43 GDP bình quân đầu người
(USD) 415,4 444,6 489,9 522,9 637,3
Tổng vốn đầu tư phát triển
(tỷ đồng-theo giá thực tế )
170.496 199.104 231.616 275.000 324.000 Tốc độ tăng vốn đầu tư
(% - theo giá thực tế ) 12,8 16,8 16,3 18,7 17,8
Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp (%)
14,6 14,8 16,8 16 17,2
( Nguồn : Tổng hợp từ IMF , ADB, Thời báo kinh tế Việt nam )
Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy GDP và GDP bình quân đầu người của Việt nam ngày càng tăng qua các năm. Năm 2005 GDP tăng 8,43 % so với năm 2004 là tốc độ cao nhất trong 05 năm qua và được đánh giá là cao nhất so với các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á, trong đó tốc độ tăng GDP các ngành cơng nghiệp và xây dựng là 10,64 %, các ngành dịch vụ là 8,5% so với năm 2004 . Dự báo trong 05 năm tới, tốc độ tăng trưởng nhanh của Việt nam sẽ vẫn được duy trì và gia tăng ( theo Business Monitor International ).
Năm 2005 GDP bình qn đầu người đạt 637,3 USD/người tuy cịn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới nhưng thể hiện xu hướng gia tăng thu nhập trong dân cư. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 tăng 17,2%, thuộc lọai cao so với các năm trước. Tốc độ tăng này đạt được có phần đóng góp rất lớn của khu vực ngoài quốc doanh ( 24,1%) , khu vực có vốn đầu tư nước ngồi ( 20,9%). Vốn đầu tư phát triển và tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển cũng theo xu hướng ngày càng tăng qua các năm.
Về nhu cầu của xã hội, khi nền kinh tế càng phát triển, các hoạt động kinh tế diễn ra một cách thường xuyên và phức tạp hơn. Điều này địi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ làm cơng tác tài chính – kế tốn và quản lý doanh nghiệp chuyên nghiệp, nắm bắt tốt cơng việc và có khả năng xử lý nhanh những tình huống phát sinh. Hơn nữa, khi Việt Nam phát triển mạnh và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tình hình đó, có thể thấy rằng về nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực Tài chính – Kế tốn – Hải quan … sẽ ngày càng lớn. Khả năng đáp ứng nhu cầu ấy chính là cơ hội để nhà trường phát triển.