Các tỷsố đòn bẩy và tỷsố thanh khoản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại việt nam (Trang 56 - 59)

Phụ lục 1. Các tỷ số đòn bẩy và tỷ số thanh khoản

Tỷ số Cơng thức tính Ý nghĩa Thang đo

Nhóm tỷ số địn bẩy

Tỷ số đòn bẩy

Tổng tài sản Nguồn vốn chủ sở hữu = 1 + Nguồn vốn chủ sở hữuNợ phải trả

Cho biết tỷ trọng tổng tài sản được tài trợ bằng nợ của DN, hay mức độ phụ thuộc của DN vào các chủ nợ. ĐBTC chỉ giúp tăng ROE nếu ROA lớn hơn chi phí vay (sau thuế). Tỷ số này càng cao thì rủi ro tài chính của DN càng lớn.

Phụ thuộc vào bản chất ngành hoạt động chính của DN. Xác định tỷ số đòn bẩy của DN là tốt hay xấu dựa vào so sánh với tỷ số địn bẩy bình qn ngành (Bodie, Kane và Marcus, 2008).

Phần lớn các DN sản xuất lớn đi vay khoảng 30% - 60% trên tổng tài sản (Stickney và Weil, 1997), tức tỷ số đòn bẩy khoảng 1,43 – 2,50. Tỷ số nợ phải trả Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ số giữa nguồn vốn mà tất cả các chủ nợ cung cấp cho DN so với nguồn vốn các chủ sở hữu bỏ vào.

Các DN sản xuất lớn thường có tỷ số nợ phải trả khoảng từ 0,43 đến 1,50 (vì Tỷ số nợ phải trả = Tỷ số đòn bẩy - 1).

Tỷ số nợ vay

Vay và nợ ngắn hạn + Vay và nợ dài hạn Nguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ số nguồn vốn vay phải trả lãi được cho vay từ các tổ chức tài chính so với nguồn vốn chủ sở hữu.

Các tỷ số nợ càng cao thì rủi ro DN không thể trả nợ gốc và lãi trong tương lai càng lớn (Stickney và Weil, 1997).

So sánh với tỷ số nợ vay/vốn chủ sợ hữu bình quân ngành và các DN quốc gia khác để xác định mức độ ĐBTC cao hay thấp.

Nhóm tỷ số thanh khoản

Tỷ số thanh toán lãi vay (tỷ số đảm bảo lãi vay)

Thu nh p trước thuế và lãi vay ( B T) Chi phí lãi vay

Đo số lần lợi nhuận bảo đảm việc chi trả lãi suất cũng như cho biết 1 đơn vị chi phí lãi vay trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị EBIT.

Tỷ số này được cho là tương đối thấp khi giá trị bằng 3 trở xuống (theo Stickney và Weil, 1997). Tỷ số thanh khoản hiện hành Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Cho biết khả năng DN hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Tỷ số này quá thấp thì DN không đủ khả năng thanh toán, quá cao là DN đang đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn, làm giảm hiệu quả hoạt động tài chính.

Tỷ số này tốt hay xấu tùy thuộc so sánh với giá trị bình quân ngành hoạt động chính của DN. Thơng thường, DN đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn khi tỷ số này lớn hơn hoặc bằng 1 nhưng từ 2 trở lên mới thực sự đảm bảo (Nguyễn Cơng Bình, Đặng Kim Cương, 2008).

Tỷ số thanh khoản nhanh (Tỷ số thử a- xít")

(Tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Khoản phải thu ngắn hạn)

Nợ ngắn hạn

Phản ánh khả năng DN sử dụng các tài sản lưu động có thể chuyển đổi dễ dàng thành tiền mặt để trả nợ ngắn hạn.

Tỷ số này thường từ 0,5 đến 1.

Nếu nhỏ hơn 0,5, DN sẽ gặp khó khăn trong thanh toán kịp thời nợ đến hạn (Nguyễn Cơng Bình, Đặng Kim Cương, 2008).

Nếu lớn hơn 1, DN có thể thanh tốn các khoản nợ mà không cần chờ thanh lý hàng tồn kho (Nguyễn Minh Kiều, 2006). Tỷ số ngân lưu từ hoạt động kinh doanh so với nợ ngắn hạn

ưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Nợ ngắn hạn nh qu n

Cho biết lượng tiền mặt từ hoạt động kinh doanh có đủ trả nợ ngắn hạn hay khơng.

Tỷ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN càng đảm bảo. DN lành mạnh về tài chính thường có tỷ số 40% trở lên (Stickney và Weil, 1997).

Tỷ số ngân lưu từ hoạt động kinh doanh so với tổng nợ

ưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Nợ phải trả nh qu n

Khả năng tạo ra lợi nhuận trong nhiều năm là điều kiện tốt nhất bảo vệ DN khỏi rủi ro mất khả năng thanh khoản dài hạn. Tính ổn định của ngân lưu từ hoạt động kinh doanh càng cao thì mức an tồn của DN khi vay nợ càng cao.

Nếu một DN có tình hình tài chính lành mạnh, tỷ số này thường khoảng 20% hoặc cao hơn (Stickney và Weil, 1997).

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các lý thuyết ph n tích tài chính DN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại việt nam (Trang 56 - 59)