Thanh cơng cụ thuộc tính

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính phường phú diễn, quận bắc từ liêm, thành phố hà nội, biên tập, xử lý số liệu tại tờ số 43 tỷ lệ 1500 (Trang 29)

Hộp công cụ đầu tiên dưới thanh menu bar là thanh cơng cụ thuộc tính. Đây là nơi thay đổi các thuộc tính của đối tượng như level, màu sắc, kích thước, style,..

Hình 2.3: Thanh cơng c Primary

Hầu hết các ký hiệu trong thanh công cụ chuẩn là các chức năng thường được sử dụng.

Hình 2.4: Thanh cơng cụ chuẩn

Hộp cơng cụ chuẩn được ẩn theo mặc định. Nó chứa các cơng cụ cho phép nhanh chóng truy cập thường được sử dụng.Thanh công cụ được mở bằng cách chọn chuẩn từ menu Tools trên thanh menu chính.Tuy nhiên, hầu hết những cơng cụ này có thể được truy cập bằng cách sử dụng các phím tắt bàn phím.

Hình 2.5: Thanh cơng cụ chính

Hộp cơng cụ chính được sử dụng để lựa chọn, thao tác, sửa đổi,..Khi bấm và giữ nút trái của chuột, các nút dữ liệu, trên một công cụ trong hộp cơng cụ chính, sẽ thấy một menu cho phép bạn truy cập vào tất cả các cơng cụ trong đó hộp cơng cụ.

* Các chếđộ bắt điểm (Snap mode)

Hình 2.6: Bng Snap Mode

Trong Microstation có một giao diện đồ họa bao gồm nhiều cửa sổ, menu, bảng công cụ. Các công cụ làm việc với đối tượng đồ họa đầy đủ và mạnh, giúp thao tác với dữ liệu đồ họa nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng.

2.5.2. VIETMAP

a. Môi trường làm việc của VietMap

VietMap XM là phần mềm thành lập bản đồ địa chính chạy trên nền phần mềm MicroStation V8 XM, V8i và có khảnăng chạy trên phần mềm ArcGis.

Mục đích: thành lập nhanh bản đồđịa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, giúp cho người dùng không mất nhiều thời gian trong việc thành lập bản đồ.

Hình 2.8: M VietMap XM

Ưu điểm của phần mềm VIETMAP XM :

- Tốc độ xử lý nhanh, không mất nhiều thời gian chờ đợi trong khi phần mềm chạy.

- Hầu như các tính năng để để mở. Điều này cho phép người dùng có thể tự sửa chữa theo ý muốn. (VD : Thiết kế hồ sơ thửa đất,…).

- Có nhiều tính năng kiểm tra tính chính xác của dữ liệu, tính năng kiểm tra bản đồ, các tính năng đồng bộ giữa dữ liệu và các đối tượng trên bản vẽ.

- Các tính năng diện tích giải tỏa, xuất biểu – hồsơ giải tỏa chuyên nghiệp. - Phần mềm có phân hệ thành lập bản đồ với nhiều tính năng xử lý nhanh, tự động, mềm dẻo, giúp ích trong cơng tác thành lập bản đồ địa chính một cách nhanh chóng, dễ dàng.

b. Các tính năng chính của phần mềm

Giao diện phần mềm được thể hiện

Hình 2.9: Các tính năng của phần mềm

* H thng

Có thể lựa chọn bảng mã thành lập bản đồ theo quy phạm cũ hoặc theo thông tư 25.

* Biên tp

- Hỗ trợđầy đủ các công cụ biên tập bản đồ như ghi chú, chèn ký hiệu. - Có chức năng hiện khoảng cách đến những đối tượng ghi chú, ký hiệu cùng loại giúp cho việc đặt các ghi chú, ký hiệu được cân đối trên bản đồ địa chính.

- Hỗ trợ hệ thống lệnh tắt giúp cho việc biên tập nhanh hơn.

- Các font chữ, cỡ chữ, màu sắc của các đối tượng biên tập (ghi chú, ký hiệu, đường nét) có thể sửa lại được để phù hợp với từng đơn vị, từng địa phương.

- Các chữ ghi chú sẽ tựđộng quay theo hướng Bắc trong mọi trường hợp.

* Bản đồ

+ Tạo topology với sốlượng đỉnh thửa lớn, tính diện tích chính xác, khơng bỏ thửa.

+ Quản lý thông tin thửa đất và tìm kiếm thửa đất nhanh chóng, dễ dàng. + Kiểm tra và hoàn thiện bản đồ như: kiểm tra tiếp biên mảnh bản đồ, tạo đường bao ngoài mảnh bản đồ, đổi màu thửa theo mục đích sử dụng, kiểm tra lỗi biên tập chồng đè.

* Bản đồđịa chính

Phân hệ làm bản đồ địa chính được cập nhật theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, hỗ trợ công tác thành lập bản đồđịa chính tốt hơn.

* Biên tập BĐĐC

Hỗ trợ quá trình biên tập như: Đặt tỷ lệ biên tập bản đồ địa chính, chèn ký hiệu, biên tập biên giới, đường địa giới hành chính, giao thông, thủy hệ và các đối tượng liên quan.

* Tin tích

- Chuẩn hoá các tên lớp thành tên theo chuẩn của MicroStation V8 như Level 1, Level 2,... Khi chuyển bản vẽ lên từ MicroStation SE (V7) hoặc từ AutoCAD ta cần phải sử dụng tiện ích chuẩn hóa theo chỉ số lớp để chuẩn hố các lớp.

- Ghi thơng tin nhãn thửa ra file txt: Ghi thông tin về số hiệu thửa, loại ruộng đất, diện tích trong nhãn địa chính (cịn gọi là nhãn biên tập hay nhãn in) ra file text, có thểđược dùng đểghi nhãn địa chính của famis ra file text.

* Tr giúp

Nếu chưa biết cách sử dụng thì trong phần trợ giúp sẽ hướng dẫn sử dụng phần mềm VietMap XM, cập nhật phần mềm, thông tin bản quyền về phần mềm. [6]

2.5.2.1.

Hình 2.10: Quy trình thành lp bản đồ địa chính trên phn mm

Viet Map XM

2.6. Gii thiệu sơ lược vmáy toàn đạc điện t

2.6.1. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử

Như đã giới thiệu ở phần 2.4.2.1

2.6.2. Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vĩ

Góc và cạnh của đường truyền kinh vĩ được đo bằng máy toàn đạc điện tử Leica TCRA 1103 plus số liệu đo được ghi vào bộ nhớ trong của máy và ghi chú vào sổ đo dã ngoại. Chênh cao được đo bằng phương pháp lượng giác và đo đồng thời với q trình đo góc cạnh.

Các bước đo đạc lưới khống chế bằng máy toàn đạc bằng máy toàn đạc điện tử Leica TCRA 1103 plus:

- Tạo Job là Ngày-tháng (ví dụ: 10-03) trong máy để lưu toàn bộ các số liệu đo vào máy.

- Đặt máy vào điểm trạm đo, rọi tâm, cân bằng máy đo chênh cao máy, chiều cao gương.

- Nhập tên điểm trạm máy, tên điểm định hướng, chiều cao máy, chiều cao gương.

- Ngắm máy vào điểm định hướng, đặt hướng khởi đầu bằng 0, quay máy vào điểm tiếp theo đo góc, cạnh, độ chênh cao.

- Sau mỗi làn bấm nút đo máy xẽ tự động ghi số liệu và được lưu vào bộ nhớ trong của máy.

- Lặp lại các thao tác này với các trạm máy khác.

2.6.3. Đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử

Như đã giới thiệu ở phần 2.4.2.2

2.7. Mt s nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực khoa học công nghệ trong cả nước, thời gian qua, hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Ứng dụng khoa học công nghệ vào đo đạc bản đồ góp phần xây dựng một hệ thống đo đạc bản đồ hoàn chỉnh thống nhất trong toàn quốc.

Trên cơ sở những định hướng lớn về hoạt động khoa học và cơng nghệ và chương trình hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều văn bản qui phạm pháp luật mới đã được ban hành đã góp phần củng cố hành lang pháp lý cho hoạt động đo đạc bản đồ trên phạm vi toàn quốc. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin và quán triệt chủ trương cải cách thủ tục hành chính, cơng tác cung cấp thơng tin tư liệu ngày càng được cải tiến và đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng tiếp cận thông tin dễ dàng. Chúng ta đã thành công trong việc áp dụng tiến bộ khoa học vào cơng nghệ định vị tồn cầu (GPS), điều này có vai trị quyết định trong việc xây dựng hệ qui chiếu VN-2000, thành lập các mạng lưới trắc địa cơ sở hỗ trợ công tác đo đạc chi tiết để thành lập các loại bản đồ cơ bản và chuyên đề. Hiện nay, 5 trạm GPS tại Đồ Sơn, Vũng Tàu, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang hoạt động liên tục,

cung cấp số cải chính phân sai (kỹ thuật DGPS), số liệu xử lý sau phục vụ rất hiệu quả cho cơng tác đo đạc địa hình đáy biển, phân giới cắm mốc và đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều lĩnh vực khác. Công nghệ xử lý ảnh số, ảnh viễn thám hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu xử lý ảnh hàng khơng, ảnh vệ tinh đa phổ có độ phân giải cao và siêu cao. Xử lý ảnh số, ảnh viễn thám kết hợp với công nghệ thông tin địa lý hiện được áp dụng để thành lập và hiệu chỉnh bản đồ địa hình cơ bản, thành lập bản đồ chuyên đề phục vụ công tác giám sát thay đổi trên bề mặt trái đất.

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến, chỉ trong thời gian ngắn nhiều cơng trình dự án quan trọng đãđược triển khai, thiết lập được khối lượng lớn hệ thống tư liệu đo đạc bản đồ cơ bản, phục vụ kịp thời các nhu cầu phát triển kinh tế. Song song với những thành công trong việc áp dụng tiến bộ khoa học vào phục vụ xã hội, nhiều để tài nghiên cứu khoa học và dự án thử nghiệm cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở đã được triển khai để đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất và là cơ sở cho công tác phát triển ứng dụng công nghệ và nghiên cứu khoa học sau này.

Với mục tiêu "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong đo đạc và bản đồ, tăng cường năng lực hiện đại hóa cơng tác đo đạc và bản đồ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Ngành đo đạc và bản đồ đã và đang hoàn thiện hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, chính sách quản lý đo đạc bản đồ phù hợp với xu thế hội nhập theo hướng phát triển bền vững đồng thời từng bước hoàn thiện các mạng lưới trắc địa (bao gồm cả mạng lưới được xác định bằng công nghệ vệ tinh) và dữ liệu qui chiếu bản đồ theo hướng chuẩn hóa, cung cấp dữ liệu trên mạng, phát triển bền vững và đảm bảo sự hoạt động chung về dữ liệu, hợp tác chung giữa các cơ quan quản lý, cung cấp dữ liệu để đảm bảo tính nhất quán dữ liệu, tránh chồng chéo, đầu tư nhiều lần.

Thời gian tới, ngồi việc hiện đại hóa mạng lưới trắc địa mặt đất quốc gia theo quan điểm hiện đại, nhiệm vụ quan trọng của ngành đo đạc và bản đồ giai đoạn 2006 -2020 là tạo luận cứ khoa học để từng bước hoàn thiện hệ thống hỗ trợ mặt đất phù hợp với điều kiện Việt Nam để khai thác ứng dụng có hiệu quả hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu ; xây dựng các cơ sở dữ liệu thông tin địa lý cơ bản phù hợp với chuẩn GIS ISO TC211 và nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu mơ hình số độ cao (DEM), cơ sở dữ liệu trọng lực, mơ hình GEOID số ... Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới vẫn sẽ tập trung vào lĩnh vực kết hợp ảnh hàng không, ảnh viễn thám độ phân giải siêu cao; sử dụng công nghệ Lidar, công nghệ GIS để thu nhận dữ liệu xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý, thành lập bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề các tỷ lệ; nghiên cứu ứng dụng công nghệ đo đạc bản đồđịa hình đáy biển bằng hồi âm chùm tia; đẩy nhanh hoạt động khoa học-công nghệ từ nay đến 2020 để ứng dụng thông tin địa lý trong quản lý đô thị, thành phố lớn, xã hội hóa thơng tin và tiến tới chính phủđiện tử.

Một số nội dung mới về khoa học-công nghệ cũng sẽ được triển khai như: Nghiên cứu chung giữa các lĩnh vực GPS, Ảnh radar DInSAR khảo sát thay đổi trọng lực trái đất bằng các phương pháp đo trọng lực vệ tinh và mặt đất; Chính xác hóa xác định vị trí bằng kỹ thuật GNSS và các ứng dụng thiên văn vô tuyến, Trắc địa và địa động lực bằng kỹ thuật VLBI...

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phm vi nghiên cu

- Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng máy toàn đạc điện tử, và các phần mềm Microstation, vietmapXM. . . vào xây dựng lưới khống chế đo vẽ, và đo vẽ chi tiết xây dựng bản đồ địa chính tại phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố hà Nội, biên tập, xử lý số liệu tại tờ số 43.

- Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng bản đồ địa chính tại phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, biên tập xử lý số liệu tại tờ số 43.

3.2. Địa điểm và thi gian tiến hành

- Địa điểm nghiên cứu: Công ty Tài nguyên và Môi trường Phương Bắc. - Địa điểm thực tập: P. Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. - Thời gian thực tập: Từ 09 tháng 1 năm 2019 đến 17 tháng 5 năm 2019.

3.3. Ni dung nghiên cu

Nội dung 1: Khái quát Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội,tình hình sử dụng đất phường Phú Diễn

- Điều kiện tự nhiên- Kinh tế xã hội.

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên –kinh tế xã hội phường Phú Diễn. - Hiện trạng sử dụng đất.

- Tình hình quản lý đất đai.

Nội dung 2: Thành lập lưới khống chế đo vẽbằng công nghệ GPS

- Thiết kế lưới GPS - Chọn điểm, chôn mốc - Đo và bình sai lưới

Nội dung 3: Đo vẽ chi tiếtvà biên tập bản đồ địa chính

Sử dụng máy toàn đạc điện tử GTS - 239N tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố trên đất như ranh giới thửa đất, các địa hình địa vật, thủy hệ, giao

thông... Số liệu đo vẽ chi tiết được biên tập, lập bản đồ địa chính bằng phần mềm MicroStation v8 và VietmapXM.

Ứng dụng phần mềm Microstation v8i và VietmapXM thành lập bản đồ địa chính.

- Nhập số liệu đo. - Thành lập bản vẽ.

- Kết nối cơ sở dữ liệu bản đồ. - Sửa lỗi.

- Chia mảnh bản đồ.

- Tiếnhành biên tập mảnh bản đồ số 43. - Tiến hành kiểm tra, đối soát thực địa. - In và lưu trữ bản đồ.

Nội dung 4: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp

3.4. Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu: Thu thập số liệu từ các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân phường Phú Diễn, phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bắc Từ Liêm về các điểm độ cao, địa chính hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu phục vụ cho đề tài, đồng thời tiến hành khảo sát thực địa để biết điều kiện địa hình thực tế của khu vực đo vẽ để có phương án bố trí đo vẽ thích hợp.

+ Phương pháp đo đạc: Đề tài sử dụng máy toàn đạc điện tử MÁY GPS TRIMBLE 4600LS (GPS 01 tần số) để đo đạc lưới khống chế đo vẽ, lưới khống chế mặt bằng sẽ được đo theo phương pháp GPS tĩnh. Sau khi đo đạc và tính tốn hồn chỉnh lưới khống chế mặt bằng, tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa.

+ Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu đo đạc lưới khống chế mặt bằng ngoài thực địa sẽ được xử lý sơ bộ và định dạng, sau đó sử dụng các phần

mềm để tính tốn, bình sai các dạng đường chuyền, kết quả sau mỗi bước tính toán sẽ được xem xét, đánh giá về độ chính xác, nếu đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu sẽ được tiến hành các bước tiếp theo và cho ra kết quả về tọa độ chính xác của các điểm khống chế lưới.

+ Phương pháp bản đồ:Đề tài sử dụng phần mềm Microstation v8i kết hợp với phần mềm VietmapXM, đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

4.1. Khái quát điu kin t nhiên - kinh tế xã hi,tình hình s dụng đất ca phường Phú Din

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính phường phú diễn, quận bắc từ liêm, thành phố hà nội, biên tập, xử lý số liệu tại tờ số 43 tỷ lệ 1500 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)