Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm VietMap XM

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính phường phú diễn, quận bắc từ liêm, thành phố hà nội, biên tập, xử lý số liệu tại tờ số 43 tỷ lệ 1500 (Trang 34 - 51)

Viet Map XM

2.6. Gii thiệu sơ lược vmáy toàn đạc điện t

2.6.1. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử

Như đã giới thiệu ở phần 2.4.2.1

2.6.2. Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vĩ

Góc và cạnh của đường truyền kinh vĩ được đo bằng máy toàn đạc điện tử Leica TCRA 1103 plus số liệu đo được ghi vào bộ nhớ trong của máy và ghi chú vào sổ đo dã ngoại. Chênh cao được đo bằng phương pháp lượng giác và đo đồng thời với q trình đo góc cạnh.

Các bước đo đạc lưới khống chế bằng máy toàn đạc bằng máy toàn đạc điện tử Leica TCRA 1103 plus:

- Tạo Job là Ngày-tháng (ví dụ: 10-03) trong máy để lưu toàn bộ các số liệu đo vào máy.

- Đặt máy vào điểm trạm đo, rọi tâm, cân bằng máy đo chênh cao máy, chiều cao gương.

- Nhập tên điểm trạm máy, tên điểm định hướng, chiều cao máy, chiều cao gương.

- Ngắm máy vào điểm định hướng, đặt hướng khởi đầu bằng 0, quay máy vào điểm tiếp theo đo góc, cạnh, độ chênh cao.

- Sau mỗi làn bấm nút đo máy xẽ tự động ghi số liệu và được lưu vào bộ nhớ trong của máy.

- Lặp lại các thao tác này với các trạm máy khác.

2.6.3. Đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử

Như đã giới thiệu ở phần 2.4.2.2

2.7. Mt s nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực khoa học công nghệ trong cả nước, thời gian qua, hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Ứng dụng khoa học công nghệ vào đo đạc bản đồ góp phần xây dựng một hệ thống đo đạc bản đồ hoàn chỉnh thống nhất trong toàn quốc.

Trên cơ sở những định hướng lớn về hoạt động khoa học và công nghệ và chương trình hành động của Bộ Tài ngun và Mơi trường, nhiều văn bản qui phạm pháp luật mới đã được ban hành đã góp phần củng cố hành lang pháp lý cho hoạt động đo đạc bản đồ trên phạm vi tồn quốc. Nhờ ứng dụng cơng nghệ thông tin và quán triệt chủ trương cải cách thủ tục hành chính, cơng tác cung cấp thông tin tư liệu ngày càng được cải tiến và đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng tiếp cận thông tin dễ dàng. Chúng ta đã thành công trong việc áp dụng tiến bộ khoa học vào công nghệ định vị toàn cầu (GPS), điều này có vai trị quyết định trong việc xây dựng hệ qui chiếu VN-2000, thành lập các mạng lưới trắc địa cơ sở hỗ trợ công tác đo đạc chi tiết để thành lập các loại bản đồ cơ bản và chuyên đề. Hiện nay, 5 trạm GPS tại Đồ Sơn, Vũng Tàu, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang hoạt động liên tục,

cung cấp số cải chính phân sai (kỹ thuật DGPS), số liệu xử lý sau phục vụ rất hiệu quả cho công tác đo đạc địa hình đáy biển, phân giới cắm mốc và đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều lĩnh vực khác. Công nghệ xử lý ảnh số, ảnh viễn thám hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu xử lý ảnh hàng không, ảnh vệ tinh đa phổ có độ phân giải cao và siêu cao. Xử lý ảnh số, ảnh viễn thám kết hợp với công nghệ thông tin địa lý hiện được áp dụng để thành lập và hiệu chỉnh bản đồ địa hình cơ bản, thành lập bản đồ chuyên đề phục vụ công tác giám sát thay đổi trên bề mặt trái đất.

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến, chỉ trong thời gian ngắn nhiều cơng trình dự án quan trọng đãđược triển khai, thiết lập được khối lượng lớn hệ thống tư liệu đo đạc bản đồ cơ bản, phục vụ kịp thời các nhu cầu phát triển kinh tế. Song song với những thành công trong việc áp dụng tiến bộ khoa học vào phục vụ xã hội, nhiều để tài nghiên cứu khoa học và dự án thử nghiệm cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở đã được triển khai để đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất và là cơ sở cho công tác phát triển ứng dụng công nghệ và nghiên cứu khoa học sau này.

Với mục tiêu "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong đo đạc và bản đồ, tăng cường năng lực hiện đại hóa cơng tác đo đạc và bản đồ phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa", Ngành đo đạc và bản đồ đã và đang hoàn thiện hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, chính sách quản lý đo đạc bản đồ phù hợp với xu thế hội nhập theo hướng phát triển bền vững đồng thời từng bước hoàn thiện các mạng lưới trắc địa (bao gồm cả mạng lưới được xác định bằng công nghệ vệ tinh) và dữ liệu qui chiếu bản đồ theo hướng chuẩn hóa, cung cấp dữ liệu trên mạng, phát triển bền vững và đảm bảo sự hoạt động chung về dữ liệu, hợp tác chung giữa các cơ quan quản lý, cung cấp dữ liệu để đảm bảo tính nhất quán dữ liệu, tránh chồng chéo, đầu tư nhiều lần.

Thời gian tới, ngồi việc hiện đại hóa mạng lưới trắc địa mặt đất quốc gia theo quan điểm hiện đại, nhiệm vụ quan trọng của ngành đo đạc và bản đồ giai đoạn 2006 -2020 là tạo luận cứ khoa học để từng bước hoàn thiện hệ thống hỗ trợ mặt đất phù hợp với điều kiện Việt Nam để khai thác ứng dụng có hiệu quả hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu ; xây dựng các cơ sở dữ liệu thông tin địa lý cơ bản phù hợp với chuẩn GIS ISO TC211 và nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu mơ hình số độ cao (DEM), cơ sở dữ liệu trọng lực, mơ hình GEOID số ... Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới vẫn sẽ tập trung vào lĩnh vực kết hợp ảnh hàng không, ảnh viễn thám độ phân giải siêu cao; sử dụng công nghệ Lidar, công nghệ GIS để thu nhận dữ liệu xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý, thành lập bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề các tỷ lệ; nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ đo đạc bản đồđịa hình đáy biển bằng hồi âm chùm tia; đẩy nhanh hoạt động khoa học-công nghệ từ nay đến 2020 để ứng dụng thông tin địa lý trong quản lý đô thị, thành phố lớn, xã hội hóa thơng tin và tiến tới chính phủđiện tử.

Một số nội dung mới về khoa học-công nghệ cũng sẽ được triển khai như: Nghiên cứu chung giữa các lĩnh vực GPS, Ảnh radar DInSAR khảo sát thay đổi trọng lực trái đất bằng các phương pháp đo trọng lực vệ tinh và mặt đất; Chính xác hóa xác định vị trí bằng kỹ thuật GNSS và các ứng dụng thiên văn vô tuyến, Trắc địa và địa động lực bằng kỹ thuật VLBI...

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phm vi nghiên cu

- Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng máy toàn đạc điện tử, và các phần mềm Microstation, vietmapXM. . . vào xây dựng lưới khống chế đo vẽ, và đo vẽ chi tiết xây dựng bản đồ địa chính tại phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố hà Nội, biên tập, xử lý số liệu tại tờ số 43.

- Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng bản đồ địa chính tại phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, biên tập xử lý số liệu tại tờ số 43.

3.2. Địa điểm và thi gian tiến hành

- Địa điểm nghiên cứu: Công ty Tài nguyên và Môi trường Phương Bắc. - Địa điểm thực tập: P. Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. - Thời gian thực tập: Từ 09 tháng 1 năm 2019 đến 17 tháng 5 năm 2019.

3.3. Ni dung nghiên cu

Nội dung 1: Khái quát Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội,tình hình sử dụng đất phường Phú Diễn

- Điều kiện tự nhiên- Kinh tế xã hội.

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên –kinh tế xã hội phường Phú Diễn. - Hiện trạng sử dụng đất.

- Tình hình quản lý đất đai.

Nội dung 2: Thành lập lưới khống chế đo vẽbằng công nghệ GPS

- Thiết kế lưới GPS - Chọn điểm, chơn mốc - Đo và bình sai lưới

Nội dung 3: Đo vẽ chi tiếtvà biên tập bản đồ địa chính

Sử dụng máy tồn đạc điện tử GTS - 239N tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố trên đất như ranh giới thửa đất, các địa hình địa vật, thủy hệ, giao

thông... Số liệu đo vẽ chi tiết được biên tập, lập bản đồ địa chính bằng phần mềm MicroStation v8 và VietmapXM.

Ứng dụng phần mềm Microstation v8i và VietmapXM thành lập bản đồ địa chính.

- Nhập số liệu đo. - Thành lập bản vẽ.

- Kết nối cơ sở dữ liệu bản đồ. - Sửa lỗi.

- Chia mảnh bản đồ.

- Tiếnhành biên tập mảnh bản đồ số 43. - Tiến hành kiểm tra, đối soát thực địa. - In và lưu trữ bản đồ.

Nội dung 4: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp

3.4. Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu: Thu thập số liệu từ các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân phường Phú Diễn, phịng Tài ngun và Mơi trường quận Bắc Từ Liêm về các điểm độ cao, địa chính hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu phục vụ cho đề tài, đồng thời tiến hành khảo sát thực địa để biết điều kiện địa hình thực tế của khu vực đo vẽ để có phương án bố trí đo vẽ thích hợp.

+ Phương pháp đo đạc: Đề tài sử dụng máy toàn đạc điện tử MÁY GPS TRIMBLE 4600LS (GPS 01 tần số) để đo đạc lưới khống chế đo vẽ, lưới khống chế mặt bằng sẽ được đo theo phương pháp GPS tĩnh. Sau khi đo đạc và tính tốn hồn chỉnh lưới khống chế mặt bằng, tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa.

+ Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu đo đạc lưới khống chế mặt bằng ngoài thực địa sẽ được xử lý sơ bộ và định dạng, sau đó sử dụng các phần

mềm để tính tốn, bình sai các dạng đường chuyền, kết quả sau mỗi bước tính toán sẽ được xem xét, đánh giá về độ chính xác, nếu đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu sẽ được tiến hành các bước tiếp theo và cho ra kết quả về tọa độ chính xác của các điểm khống chế lưới.

+ Phương pháp bản đồ:Đề tài sử dụng phần mềm Microstation v8i kết hợp với phần mềm VietmapXM, đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

4.1. Khái quát điu kin t nhiên - kinh tế xã hi,tình hình s dụng đất ca phường Phú Din ca phường Phú Din

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vịtrí địa lý

- Phường Phú Diễn ngày nay là đơn vị hành chính thuộc quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thủđô Hà Nội khoảng 10 km. Phường nằm ở trung tâm quận Bắc Từ Liêm tiếp giáp với 2 Quận và 6 Phường

- Phía Bắc giáp 2 phường Cổ Nhuế 2 và phường Minh Khai

- Phía Đông giáp 2 phường Cổ Nhuế1 và phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy) - Phía Tây giáp phường Phúc Diễn

- Phía Nam giáp phường Phú Diễn và phường Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm)

4.1.1.2. Giao thông

- Nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố Hà Nội, thuộc khu vực phát triển mở rộng không gian nội thành nên hệ thống giao thông của quận phát triển khá đồng bộ với nhiều tuyến giao thông quan trọng của quốc gia, của thành phốnhư:

Đường Bắc Thăng Long – Sân bay quốc tế Nội Bài: đây là tuyến đường nối trực tiếp trung tâm thủđô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài. Tuyến đường này dài 15 km, đoạn qua Từ Liêm 5,5 km (đoạn đường Phạm Văn Đồng), mặt cắt rộng 23,5 m gồm 2 lòng đường rộng 8m, 2 lịng đường xe thơ sơ rộng 3,5 m.

Đường 70 dài 13 km, rộng 10,5m, chạy dọc phía Tây của quận đi qua các phường Tây Tựu, Thượng Cát.

- Đường 23 có chiều dài 7,5 km đi qua các phường Thượng Cát, Liên Mạc, Đông Ngạc, Thụy Phương là đường bao phía Bắc quan trọng của quận.

- Ngồi ra, quận cịn có nhiều tuyến đường huyết mạch như: đường 69, đường Xuân Đỉnh, đường Lương Thế Vinh…

4.1.2. Đặc điểm về Kinh tế xã hội

- Bắc Từ Liêm có vị trí thuận lợi nằm ở cửa ngõ phía Tây của Thành phố, giao thơng thuận tiện nên có nhiều ưu thế trong việc phát triển thị trường đối với khu vực nội thành và giao lưu hàng hóa với các địa phương khác. Nằm trong vùng có thị trường lớn, Từ Liêm có thể cung cấp các loại nông sản thực phẩm như: gạo, rau, thịt gia súc, gia cầm, cá, các loại thủy sản, hoa quả, đặc biệt là hoa tươi. Các loại thực phẩm chế biến cho thị trường Hà Nội và các khu vực lân cận như: đậu phụ, bún, bánh kẹo, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ: hàng dệt kim, dệt may, đan lát, đồ gỗ và các loại đồ dùng gia đình.

- Với việc mở rộng thủ đơ về phía Tây và Tây Bắc nên Bắc Từ Liêm được quy hoạch là khu vực trung tâm phát triển văn hóa, trung tâm thương mại, khoa học kỹ thuật, tập trung các bệnh viện lớn,văn phòng đại diện, trụ sở cơ quan…

- Nền kinh tế phát triển nhanh và toàn diện, cơ cấu kinh tế thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, từng bước chuyển dần sang cơ cấu thương mại, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Giai đoạn 2001-2005, tốc độtăng trưởng giá trị sản xuất các ngành đạt 17,8%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung của thành phố; Giai đoạn 2006 - 2011 đạt 18,9%/năm, cao hơn 10,51% so với 5 năm trước.

- Nhiều chủ trương, chính sách và chương trình quốc gia về các lĩnh vực kinh tế - văn hóa được tích cực thực hiện và có hiệu quả như: nâng cao chất lượng cuộc sống (cải thiện nhà ở ngoại thành, thực hiện phổ cập giáo dục, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư,…). Việc cải cách thủ tục hành chính, đổi mới cơ chế, chính sách quản lý

được UBND quận tích cực thực hiện. Vai trò quản lý Nhà nước được củng cố và phát huy có hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

- Dân cư tập trung đông, tỷ lệ tăng cơ học cao, nguồn lao động dồi dào. Sốlượng lao động có trình độvăn hóa và tay nghề tăng dần qua các năm.

4.1.3. Công tác quản lý đất đai

4.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất Bng 4.1: Hin trng s dụng đất phường Phú Diễn năm 2016 STT Hiện Trạng Sử Dụng Đất Din Tích (ha) T l (%) Tổng diện tích tự nhiên 284,59 100,00 1 Đất nông nghiệp 99,00 34,79 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 93,83 32,97 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 14,84 5,21 1.1.1.1 Đất trồng cây hàng năm khác 14,84 5,21

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 78,99 27,76

1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 5,17 3,82

2 Đất phi nông nghiệp 180,05 63,27

2.1 Đất ở 100,50 35,31

2.1.1 Đất ở tại đô thị 100,50 35,31

2.2 Đất chuyên dùng 63,35 22,26

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp 0,27 0,09

2.2.2 Đất quốc phòng 10,35 3,64 2.2.3 Đất có mục đích cơng cộng 52,73 18,53 2.2.3.1 Đất giao thông 40,53 14,24 2.2.3.2 Đất thủy lợi 6,70 2,35 3 Đất chưa sử dụng 5,05 1,77 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 5,05 1,77

4.1.3.2. Tình hình quản lý đất đai

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính phường phú diễn, quận bắc từ liêm, thành phố hà nội, biên tập, xử lý số liệu tại tờ số 43 tỷ lệ 1500 (Trang 34 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)