Bảng 3.7: Nợ quá hạn theo thời gian
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 282 425 341 142 50,34 - 83 -19,6
Trung và dài hạn 80 142 26 62 77,67 -116 -81,84
Tổng 362 566 367 204 56,35 -199 -35,16
(Nguồn:phòng kế hoạch-kinh doanh NHNo&PTNN Hòn Đất)
Trong hoạt động kinh tế bất kỳ hoạt động chính nào cũng nhằm mục đích lợi nhuận, hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ. Song song với mức lợi nhuận cao đó thì độ rủi ro từ lĩnh vực này cũng không kém. Mỗi rủi ro điều thể hiện ở nhiều khía cạnh từ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản… và đặc biệt là rủi ro tín dụng mà biểu hiện đầu tiên của nó là nợ quá hạn. Nợ quá
hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng dư nợ là điều hết sức nguy hiểm cảnh báo đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chất lượng tín dụng của NH thể hiện ở các khoản nợ quá hạn khách quan hoặc chủ quan nào đó mà đến hạn khơng trả được, NH gia hạn nợ thì sẽ chuyển qua nợ quá hạn, chịu lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Ngồi ra, cịn có những khoản nợ khách hàng vay sử dụng sai mục đích, bị ngân hàng kiểm tra phát hiện quyết định thu hồi nợ trước hạn, nếu khơng sẽ phạt chuyển qua nợ q hạn. Điều đó cho thấy khoản nợ quá hạn của ngân hàng ngày càng lớn thì chất lượng tín dụng kém, hiệu quả tín dụng khơng cao, chứa đựng nhiều rủi ro. Qua bảng số liệu ta thấy trong 3 năm tình hình nợ xấu tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hòn Đất, cụ thể như sau:
Năm 2010 nợ xấu của ngân hàng là 362 triệu đồng, trong đó nợ xấu ngắn hạn là 282 triệu đồng, nợ xấu trung và dài hạn là 80 triệu đồng. Đến năm 2011, nợ xấu là 566 triệu đồng, tăng 56,35% trong đó nợ xấu ngắn hạn là 425 triệu đồng, tăng 50,34%, nợ xấu trung và dài hạn là 142 triệu đồng, tăng 77,67% so với năm 2010. Sang năm 2012, tình hình khả quan hơn, nghĩa là nợ xấu đã giảm xuống cịn 367 triệu đồng, trong đó nợ xấu ngắn hạn giảm cịn 341 triệu đồng, tăng (83 triệu đồng), tương đương giảm (19,6%), nợ xấu trung hạn giảm còn 26 triệu đồng, tức giảm 116 triệu đồng tương đương giảm 81,84% so với năm 2011.
- Các nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn là:
Phải chịu hậu quả nặng nề của những cơn bão, cộng thêm thời vụ các năm gần đây không thuận lợi (nắng hạn, sâu rầy, dịch bệnh…)
Tình hình giá cả nơng sản biến động thất thường gây bất lợi đến sản xuất, ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân nên khả năng cân đối tài chính trả nợ ngân hàng gặp khó khăn.
Do dư nợ ngắn hạn tăng, lượng khách hàng lớn nên cơng tác thu hồi nợ có phần chậm trễ làm nợ xấu tăng. Do cán bộ tín dụng chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay để nhằm phát hiện các khoản vay của khách hàng có những biểu hiện sẽ xảy ra rủi ro, để có những biện pháp xử lý rủi ro kịp thời.
Mặt khác, trong những năm gần đây huyện Hòn Đất lại bị ảnh hưởng của lũ lụt, sâu rầy, dịch bệnh. Điều này ảnh hưởng đến khả năng sản xuất kinh doanh cũng như khả năng trả nợ của người dân.
Một nguyên nhân nữa của sự gia tăng này là do tình hình thị trường có nhiều biến động, giá nguyên nhiên liệu đều tăng, làm tăng giá thành. Trong khi đó thì thị trường ngày càng cạnh tranh quyết liệt nên khả năng đạt lợi nhuận của khách hàng vay vốn là rất thấp. Những yếu tố này đã tác động làm ảnh hưởng đến quá trình trả nợ của người dân cho ngân hàng.
Mặc khác là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, đầu tư khơng hiệu quả, do phía NH thẩm định khơng đúng phương án sản xuất kinh doanh, do ngân hàng thiếu sự đôn đốc khách hàng trả nợ khi nợ sắp đến hạn.
Bảng 3.8: Nợ quá hạn theo ngành ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Hộ sản xuất nông nghiệp 163 33 30 -130 -79,75 -3 -9,09
Khác 400 331 217 -69 17,25 -114 -34,44
Tổng 563 346 247 -199 -97 -147 -43,53
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT Hòn Đất)
Đa số người dân sống bằng nghề nơng, vì thế nguồn vốn của ngân hàng hướng vào nơng nghiệp. Chất lượng tín dụng ln là mục tiêu quan trọng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nơng nghiệp Hịn Đất. Mỗi cán bộ tín dụng đều thận trọng trong công tác thẩm định và quyết định cho vay, lấy phương án sản xuất kinh doanh khả thi làm cơ sở quyết định cho vay là chính. Tuy nhiên sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường vô cùng nghiệt ngã, sản phẩm nông nghiệp của chúng ta chưa đủ sức cạnh tranh, giá cả và thị trường tiêu thụ còn bấp
bênh, gây khơng ít khó khăn cho người nơng dân trong định hướng tổ chức lại sản xuất và đảm bảo nguồn lực trả nợ. Đó chính là, những rủi ro tiềm ẩn cho người sản xuất lẫn ngân hàng trong cho vay sản xuất nông nghiệp.
Hộ sản xuất nông nghiệp: Năm 2011, là 33 triệu đồng, giảm (-130) triệu đồng so với năm 2010, giảm (-9,09%). Năm 2012 là 30 triệu đồng, giảm (-3) triệu đồng, so với năm2011, tốc độ giảm là (-85,44%). Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn giảm là do chi nhánh hạn chế đầu tư cho vay hộ sản xuất nông nghiệp.
Nợ quá hạn khác: Năm 2010 là 400 triệu đồng, năm 2011 là 331triệu đồng, giảm (-69) triệu đồng, so với năm 2010, tốc độ giảm (-17,25%). Đến năm 2012 là 217 triệu đồng, giảm (-114) triệu đồng hay giảm (-34,44%) so với năm 2011. Nợ xấu giảm là do trong những năm gần đây thu nhập của người dân khá ổn định và có hiệu quả nên khách hàng đến trả nợ đúng hạn nợ xấu ngày càng giảm.
3.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2012