CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện hòn đất (Trang 41 - 48)

DỤNG NƠNG NGHIỆP NƠNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN HÕN ĐẤT

CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN

Qua thực tế phân tích, tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh trong giai đoạn năm 2010 đến năm 2012 vẫn ổn định và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, nợ quá hạn vẫn phát sinh trong quá trình hoat động. Đây là một vấn đề hiễn nhiên vì bất cứ một khoảng cho vay nào cũng có một xác suất nhất định là sẽ không thu hồi được nợ. Nhưng tỷ tệ nợ quá hạn tại chi nhánh chỉ chiếm một tỷ lệ thấp. Đây là kết quả mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn huyện Hịn Đất đã thực hiện tốtcơng tác tín dụng, chính sách cho vay cũng linh hoạt theo sự thay đổi của thị trường dịch vụ tài chính.

Với những hạn chế cịn tồn tại trong hoạt động tín dụng và công tác huy động vốn tại ngân hàng, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhẳm bảo đảm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro, động thời nâng cao nguồn vốn huy động tại chi nhánh như sau:

4.2.1 Về hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Ngân hàng Thương mại. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng thực hiện các hoạt động khác, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng. Nên ngân hàng cần tiến hành áp dụng nhiều chính sách nhằm làm tăng nguồn vốn huy động.

- Về lãi suất: Ngân hàng cần có chính sách lãi suất linh hoạt, uyển chuyển.

Tùy theo từng thời điểm nhất định mà ngân hàng phải đưa ra chính sách lãi suất huy động cho phù hợp. Để đạt được điều này, ngân hàng cần thường xuyên theo dõi sự biến động về lãi suất trên thị trường dịch vụ tài chính, để có thể đưa ra các mức lãi suất phù hợp nhằm thu hút nhiều khách hàng, đặc biệt là những khách hàng có lượng tiền lớn tạm thời nhàn rỗi, hoặc có nguồn tiền gửi ổn định nhưng chưa có kế hoạch đầu tư cụ thể nào. Cụ thể, ngân hàng có thể thu hút khách hàng bằng phương thức lãi suất huy động kết hợp nhiều hình thức ưu đãi như: lãi suất bậc thang, hưởng lãi suất trả trước, mở tài khoản gởi tiền được nhận ngay quà,

rút thăm trúng thưởng…. Đặc biệt, ngân hàng cần có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng quen thuộc.

- Chú trọng và tăng cường công tác tiếp thị đến các khách hàng, chủ yếu là

cá thể và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phát triển mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, với những đơn vị có lượng tiền nhàn rỗi, vì những đối tượng này thường xuyên cung cấp cho ngân hàng nguồn vồn có lãi suất thấp. Ngồi ra, chi nhánh cần tổ chức mạng lưới phục vụ cho công tác huy động vốn, tạo ấn tượng cho khách hàng cảm nhận được sự khác biệt về nơi giao dịch, cách phục vụ, cũng như làm cho khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn vào ngân hàng.

- Chi nhánh cần quan tâm đến công tác đào tạo, huấn luyện, nhằm nâng cao

trình độ chun mơn cho nhân viên. Mặt khác, cũng đào tạo về ngoại ngữ để mọi cán bộ - nhân viên của chi nhánh đều có thể giao tiếp với khách nước ngồi. Điều này sẽ tạo được một phong cách giao tiếp riêng của chi nhánh, đồng thời sẽ tạo cho khách hàng cảm nhận được sự tự tin cần thiết khi đến với khách hàng.

4.2.2 Về hoạt động tín dụng

- Xây dựng chính sách cho vay có hiệu quả: Một chính sách tín dụng có

hiệu quả là cần có những quy định rõ ràng về điều kiện, nguyên tắc thẩm định, thời hạn cho vay và thu hồi vốn lãi, và quan trọng hơn nữa là có mức lãi suất vừa phù hợp với thị trường, vừa có thể thu hút được khách hàng. Chính sách cho vay này phải được truyền đạt đến mọi nhân viên dưới hình thức văn bản hoặc thơng báo trên mạng nội bộ của ngân hàng, đặc biệt là nhân viên của phịng tín dụng cần phải theo dõi thường xuyênsự thay đổi về chính sách cho vay. Cụ thể về xây dựng chính sách tín dụng tại chi nhánh như sau:

+ Về thủ tục và chính sách liên quan đến vấn đề liên quan đến vấn đề tính lãi suất, thời hạn vay, và mức phí. Việc tính lãi suất phải được áp dụng theo từng đối tượng khách hàng, thích hợp với số tiền cho vay, khoản tiền vay và phương thức tính lãi phải tương ứng với nhau.

+ Xác định được mức cho vay tối đa đối với từng đối tượng khách hàng, từng ngành nghề kinh tế, cũng như những khoản chovay có tài sản đảm bảo.

+ Ngồi ra, chính sách cho vay phải xác định và phân rõ trách nhiệm của nhân viên tín dụng về việc giải quyết hồ sơ tín dụng. Quy định về cách thức thẩm định trong quá trình tiến hành thủ tục cho vay khách hàng.

- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

+ Thẩm định là khâu quan trọng nhất trong hoạt động tín dụng, nó giúp ngân hàng có được các quyết định chính xác trong q trình cho vay. Trên nền kinh tế thị trường, hoạt động của các NHTM luôn tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Nhằm hạn chế rủi ro của các khoản tín dụng, thì ngân hàng cần có cơng tác thẩm định chặt chẽ. Tùy vào từng điều kiện thực tế, từng dự án và đối tựơng khách hàng mà các nhân viên tín dụng thẩm định khác nhau. Cụ thể khi thẩm định dự án thì cần phải phân tích chi tiết về các mặt như: năng lực pháp lý khách hàng, nguồn cung cấp ngun liệu, quy trình cơng nghệ sản xuất, vịng đời sản phẩm, khả năng tài chính.

+ Tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên tín dụng về kinh nghiệm thẩm định. Trong quá trình thẩm định thì nhân viên tín dụng cần thường xuyên cập nhật thông tin, dự báo ngành nghề, giá cả thị trường, thơng tin kinh tế - kỹ thuật, thậm chí cần khảo sát thêm thực tế của ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, để giúp cho cơng tác thẩm định ln chính xác và đạt hiệu quả cao.

- Tăng cường kiểm soát nợ và hạn chế nợ quá hạn: Nợ quá hạn là vấn đề luôn làm cho các lãnh đạo ngân hàng quan tâm hàng đầu. Một NHTM dù có chính sách quản lý tài chính chặt chẽ đến đâu đi nữa thì vẫn khơng thể xử lý hết nợ q hạn, vì có nhiều rủi ro mà ngân hàng khơng thể dự đốn hết được.

+ Song song với việc tăng cường doanh sốcho vay là công tác theo dõi và thu nợ. Chi nhánh cần thường xuyên kiểm sốt q trình sử dụng vốn vay của khách hàng , không để khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Thơng qua q trình theo dõi, ngân hàng có thể nắm bắt được khả năng tài chính của khách hàng, nếu thấy khách hàng có dấu hiệu khơng ổn như tình hình sản xuất kinh doanh có trở ngại, thua lỗ, hàng hóa tồn kho khơng tiêu thụ được, thì ngân hàng mới có biện pháp kịp thời để xử lý khoản vay của khách hàng.

+ Hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhành trong 3 năm qua khá tốt nhưng vẫn phát sinh nợ quá hạn. Giải pháp để khắc phục, hạn chế nợ quá hạn là

chi nhánh cần phải nâng cao khả năng dự đoán mức độ ảnh hưởng của các biến động về kinh tế - xã hội đến các ngành nghề kinh doanh của khách hàng vay vốn tại ngân hàng, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đồng thời ngân hàng phải thường xuyên có chính sách đào tạo cán bộ, nhân viên có trình độ chun mơn để hạn chế những sai sót trong việc phân tích, đánh giá sai khách hàng. Từ đó, tạo được hiệu quả cao trong q trình cấp tín dụng, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích kinh doanh, thu được lợi nhuận và sẽ hoàn trả nợ theo đúnh hạn cho ngân hàng, hạn chế được nợ quá hạn.

- Các biện pháp khác thu hút và tìm kiếm khách hàng: Với chính sách tín dụng được xây dựng và những quy chế về lãi suất được ban hành vào từng thời kì nhất định. Mục đích là để thu hút, huy động vốn từ khách hàng và ngân hàng và ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn đó để cho vay lại. Ngồi những vấn đề đó thì chi nhánh cần có những giải pháp khác như:

+ Các nhân viên ngân hàng chuyên trách nghiên cứu về kinh tế tỉnh, đi khảo sát, thăm dị tình hình hoạt động của các hộ kinh doanh, xí nghiệp, doanh nghiệp…để nắm bắt được nhu cầu thị trường, nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến công nghệ của các thành phần kinh tế đó. Từ đó, ngân hàng sẽ chủ động đề ra các kế hoạch tài trợ, cho vay vốn tùy theo từng ngành nghề cho các đối tượng trên.

+ Ngồi ra, ngân hàng có thể liên hệ với các cấp chính quyền địa phương, phối hợp góp vốn liên doanh, thực hiện đầu tư vào các cơng trình, dự án quy mơ lớn và có tính khả thi.

4.3 KIẾN NGHỊ

Nhìn vào kết quả phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian qua, tuy đã đạt được hiệu quả, nhưng trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng vẫn cịn tồn tại một số hạn chế cần được hoàn thiện thêm. Và sau đây là một vài kiến nghị nhằm góp phần cho hoạt động của ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn:

- Chi nhánh có thể khai thác thêm các nguồn lực tại địa phương trong việc huy động vốn từ bên ngồi, khơng nên phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ NH cấp trên. NHNo&PTNT huyện Hòn Đất cần quảng cáo thêm để nhiều người biết đến, tạo thêm uy tín cho ngân hàng. Ngân hàng có thể quảng bá bằng các hình

thức và nhiều phương tiện thơng tin khác nhau, mục đích cũng để thu hút nhiều khách hàng đến gởi tiền, mở tài khoản, và sử dụng các dịch vụ sản phẩm khác. Đồng thời chỉ đạo, giao chỉ tiêu huy động vốn cụ thể cho từng nhân viên giao dịch trong một thời gian nhất định, để nâng cao nguồn vốn huy động cho NH.

- Hoạt động tín dụng tuy mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng có nhiều rủi ro. Do đó, bên cạnh việc khơng ngừng nâng cao hiệu quả tín dụng, chi nhánh cần quan tâm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng tín dụng, thận trọng trong cơng tác thẩm định khách hàng để giảm thiểu rủi ro. Mặt khác, cũng nên mở rộng thêm các đối tượng cho vay, mở rộng đối tượng đầu tư như: tạo điều kiện cho nông dân vay vốn, chủ động trong việc tham gia xúc tiến các phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, giúp cho các cơ sở sản xuất mở rộng quy mô, mở rộng cho vay hợp tác xã, tư vấn hướng cho họ về các điều kiện, quy định, thủ tục để vay vốn, nhằm tạo được sự tín nhiệm đối với ngân hàng. Từ đó NHcũng có thể đánh giá và xem xét, điều chỉnh lại cách thức kinh doanh trong quá trình hoạt động.

- Về quy trình cho vay, ngân hàng cần đơn giản hóa và rút ngắn thời gian

trong quy trình càng nhiều càng tốt, nhưng cũng cần đảm bảo được tính hiệu quả của nó. Thực hiện thêm việc lập báo cáo về doanh số cho vay, thu nợ nhằm quản lý tốt, và phân loại nợ dễ dàng, chính xác.

- Trong một khoảng thời gian nhất định, cần mở một cuộc điều tra, thăm dò

ý kiến khách hàng về cách cư xử, thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên, về các dịch vụ của ngân hàng… để ngân hàng có thể đánh giá lại, rút kinh nghiệm, và chỉnh đốn lại đội ngũ nhân viên. Đồng thời, sẽ có phần thưởng cho những khách hàng nào đóng góp ý kiến.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn chi nhánh huyện Hịn Đất cũng ngày càng phát triển bền vững. Điều này được thể hiện qua q trình phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Thơng qua việc phân tích các yếu tố như: nguồn vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, nợ quá hạn, ta thấy hoạt động tín dụng tại ngân hàng trong thời gian qua đã ngày một phát triển và đạt được hiệu quả cao. Hoạt động cấp tín dụng ln tăng trưởng ổn định qua các năm. Nó góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển chung cho nền kinh tế tình Kiên Giang thơng qua việc đầu tư, hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và cá thể. Qua đó NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hòn Đất cũng đã khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống các ngân hàng ở tỉnh Kiên Giang.

Nhờ sự xuất hiện của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn huyện Hịn Đất đã làm cho đời sống ở nơng thơn có bước phát triển lớn. Hoạt

ảnh hưởng mạnh mẽ của ngân hàng đến kinh tế của nông thôn và nền nơng nghiệp của huyện Hịn Đất.

Sự xuất hiện đồng thời của một số các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn, đã tạo thêm sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành tài chính ngân hàng, đặt biệt NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hịn Đất trong tình thế ln sẵn sàng tiếp nhận thử thách và khó khăn. Nhưng với ưu thế là một ngân hàng có đội ngũ nhân viên ưu tú, có trình độ cao, năng lực chun mơn đã góp phần vào sự thành công của ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian tới ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hòn Đất cũng cần chú trọng việc đổi mới, đa dạng hóa các hình thức dịch vụ khách hàng. Vì đây là hoạt động quyết định trực tiếp và mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Nhìn chung, doanh số cho vay và doanh số dư nợ tại NHNo&PTNT huyện Hòn Đất vẫn tăng trưởng khá tốt qua các năm. Trong vấn đề nợ quá hạn, ngân hàng vẫn luôn cố gắng hạn chế tối đa chỉ tiêu nợ quá hạn với một tỉ lệ thấp. Đây la kết quả mà chi nhánh đã nỗ lực thưc hiện được, chủ yếu là cơng tác thẩm định và kiểm sốt chặt chẽ các khoản vay, không để phát sinh nợ quá hạn nhiều hơn tỷ lệ cho phép. Để có được kết quả này, tất cả là nhờ vào sự phấn đấu của toàn bộ tập thể cán bộ lãnh đạo và nhân viên trong suốt quá trình hoạt động và làm việc tại ngân hàng.

Bên cạnh sự tăng trưởng về hoạt động tín dụng thì các hoạt động khác cũng ngày càng phát triển với sự hỗ trợ của các công nghệ hiện đại. Từ những thành quả đạt được đã làm cho lợi nhuận của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hòn Đất ln ổn định và đạt ở mức cao. Chính vì thế, để giữ vững hiệu quả và tạo được sự bền vững trong hoạt động tín dụng cũng như những hoạt động khác, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hòn Đất cần cố gắng hơn nữa trong việc xây dựng các chính sách tín dụng, lãi suất huy động vốn…nhằm phát triển nhanh các sản phẩm dich vụ, và để trở thành một ngân hàng hỗ trợ tín dụng cho nơng nghiệp và nông thôn hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện hòn đất (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)