Nhằm quản lý rủi ro ngân hàng đã tiến hành những nghiệp vụ sau:
- Thiết lập thời gian thu nợ hợp lý, hàng tháng cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra dư nợ của khách hàng vay vốn, bên cạnh công tác quản lý địa bàn của từng cán bộ tín dụng cũng được giao trách nhiệm hoàn thành chỉ tiêu đưa ra. Thực tế cho thấy các thành viên trong tổ tín dụng tại ngân hàng đã có nhiều ý kiến hữu ích khác nhau để thấy rõnhững khó khăn trong hồ sơ pháp lý, giá trị tài sản cũng như nhiều yếu tố khác bổ ích cho việc hạn chế những rủi ro đến mức thấp nhất.
- Tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, khu phố, phường, xã,…trong việc thu thông tin ban đầu về khách hàng vay vốn, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý tài sản sau này nếu khách hàng không trả được nợ.
- Tiến hành kiểm tra, giám sát thực tế hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở tìm hiểu để tư vấn cho khách hàng. Đây là vấn đề mang tính chất phịng ngừa từ xa bảo đảm khi có vấn đề xảy ra thì chi nhánh sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tham gia vào mạng lưới CIC (Credit Information Center – mạng lưới thơng tin phịng ngừa rủi ro tín dụng) của Ngân hàng Nhà nước nhằm thu thập những thông tin cần thiết khi có nhu cầu thường xuyên và đột xuất. Tất cả các khách hàng trước khi vay đều được chi nhánh điều tra thông tin dư nợ từ các ngân hàng khác qua mạng lưới CIC, điều đó có thể tránh được sự cho vay trùng lắp. Tuy nhiên, hiện nay cơng tác CIC có thể nói là chưa đạt yêu cầu để đáp ứng với yêu cầu thực tế, việc cung cấp thơng tin tín dụng từ CIC của Ngân hàng Nhà
nước rất chậm. Việc xử lý tài sản khi khách hàng không trả được nợ đã được chi nhánh giải quyết thỏa đáng. Do đó, ngân hàng đã giảm nợ quá hạn, tránh tồn đọng vốn.