Phương hướng phát triển thị trường quốc tế của công ty Cổ phần

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty cổ phần sữa việt nam - vinamilk (Trang 102 - 105)

Nam (Vinamilk) giai đoạn từ 2020 tới 2025

- Chiến lược phát triển dài hạn của Vinamilk là đạt mức doanh số để trở thành

một trong 30 công ty sữa lớn nhất thế giới, nắm giữ vị trí số 1 tại thị trường Việt

Namvới mục tiêu trong giai đoạn 2020-2025 đạt mức doanh số không dưới 6.200 tỷ VNĐ (2019), lợi nhuận trước thuế trên 20%,thị phần tăng 1%/năm, doanh thu nội địa chiếm 75%, doanh thu tại các thị trường nước ngoài chiếm 25%.

- Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao: Tập trung vào ngành

sữa và các sản phẩn liên quan tới sữa, vốn là ngành kinh doanh cốt lõi tạo nên thương hiệu Vinamilk. Tiếp tục nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm mới với mục đích cách tân, mở rộng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm trên cơ sở phù hợp với thị hiếu và nhu cầu người tiêu dùng đồng thời mang đến cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm phong phú và tiện lợi.

- Củng cố vị thế dẫn đầu trong ngành sữa Việt Nam: Ưu tiên tập trung và khai

thác thị trường nội địa với tiềm năng phát triển còn rất lớn; đẩy mạnh tập trung vào các phân khúc sản phẩm cao cấp với nhiều giá trị gia tăng đặc biệt ở khu vực thành thị; mở rộng thâm nhậpvà bao phủ khu vực nông thôn với các sản phẩm phổ thông nơi tiềm năng tăng trưởng còn rất lớn; tiếp tục xây dựng hệ thống phân phối nội địa rộng lớn và vững mạnh, gia tăng thị phần và giữ vững vị thế dẫn đầu của Vinamilk trên thị trường.

- Trở thành công ty sữa tạo ra giá trị giatăng nhiều nhất tại Đông Nam Á: sẵn

sàng cho các hoạt động M&A và mở rộng mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ với các đối

tác theo cả ba hướng tích hợp ngang, tích hợp dọc, kết hợp; Ưu tiên tìm kiếm các cơ hội M&A với các công ty sữa tại các quốc gia khác với mục đích mở rộng thị trường và tăng doanh số; Tiếp tục thâm nhập các thị trường xuất khẩu với chiến lược chuyển đổi mơ hình xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình thức hợp tác sâu với các đối tác phân phối tại các thị trường trọng điểm mới.

- Đầu tư vào các thị trường đang phát triểnvà mới nổi tại Đông Nam Á để xây

dựng các công ty con thành công thông qua việc M&A (Mergers&Acquisitions hay Mua bán& Sáp nhập) và hợp tác.

- Tìm kiếm cơ hộimở rộng thị trườngtại Mỹ và khu vực Úc - New Zealand để tăng cường năng lực sản xuất và nguồn nguyên liệu sữa.

- Gia tăng đầu tư và năng lực sản xuất.

- Đầu tư công nghệ và phát triển sản phẩm cốt lõi: Tiếp tục nghiên cứu và phát

triển nhiếu sản phẩm mới với mục đích cách tân và đa dạng hóa danh mục sản phẩm trên cơ sở phù hợp với thị hiếu của ngườitiêu dùng và nhu cầu khách hàng.

- Rà soát nguồn lực, củng cố nội lực, sẵn sàng chuyển đổi định hướng kinh tế

tuần hồn và nền tảng cơng nghệ 4.0 là kim chỉ nam của Vinamilk trong các chiến lược dài hạn, thực hiện các mục tiêu xây dựng phát triển bền vững.

- Con người: thay đổi văn hóa và cách thức làm việc tinh gọn, hiệu quả.

- Sản phẩm: Phát triển sản phẩm đón đầu xu hướng tiêu dùng, gia tăng thỏa

mãn khách hàng.

- Cải tiến cơng nghệ máy móc hiện đại hóa, tối ưu năng lực sản xuất.

Một sốdự báo thay đổi môi trường và thị trường sản phẩm sữa trên thị trường nội địa và quốc tế đến năm 2020 và năm 2025: Đốivới quốc gia đông dân với mức tăng trưởng dân số cao, khoảng 1,2%/năm, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho các hãng sản xuất sữa. Với tỷ lệ tăng trưởng GDP 6-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14,2%/năm cùng với xu hướng cải thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt khiến nhu cầu sử dụng các loại sữa và các sản phẩm từ sữa luôn ở mức cao. Còn trên thị trường thế giới, sữa là mặt hàng thiết yếu và có tính cạnh tranh cao. Nhu cầu sữa phát triển theo mức tiêu thụ bình quân đầu người tại các thị trường quốc tế được thể hiện qua biểu đồ tiêu thụ sữa bình quân đầu người dưới dây:

Hình 3.1: Tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam và thế giới

(Nguồn: Báo cáo phát triển ngành sữa 2016, tr.21)

Tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay đạt khoảng 16kg/người/năm, tức là đã tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên 90,

nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực cũng như các nước châu Âu. Theo dự báo trong thời gian sắp tới mức, tiêu thụ sữa sẽ tăng từ 15-20% (tăng

theo thu nhập bình quân). Sản phẩm sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn hàng ngày, với trẻ em, thanh thiếu niên và những người trung tuổi - sữa có tác dụng lớn hỗ trợ sức khỏe. Hiện nay, nhu cầu về sữa ngày càng tăng và sản phẩm sữa trở thành sản phẩm thiết yếu hàng ngày, với công nghệ ngày càng hiện đại, hệ thống kênh phân phối hiệu quả và giá cả hợp lý thì ngành Sữa sẽ tiếp tục phát triển hơn trong tương lai.

Theo Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, 1 tỷ lít đáp ứng 38% nhu cầu tới năm 2020 và 1,4 tỷ lít đáp ứng 40% nhu cầu tới năm 2025. Trên thực tế, từ trước đến nay, 70% sữa nước được sản xuất tại Việt Nam là từ sữa hồn ngun. Trong khi đó, nhu cầu về sữa tiệt trùng và sữa thanh trùng (sữa nước, sản xuất từ sữa tươi) ngày càng tăng

cao do thay đổi nhận thức của người tiêu dùng đối với các sản phẩm bổ dưỡng hơn. Bên cạnh đó, mức tiêu thụ các sản phẩm khác được sản xuất từ sữa tươi ở mức tốt, đặc biệt là sữa chua cũngđẩy nhu cầu về sữa tươi lên cao.

Dự báo tăng trưởng sản lượng sữa Việt Nam từ năm 2015 - 2045 như sau:

- Giai đoạn 2015 - 2025: Tăng trưởng 12,0%/năm. - Giai đoạn 2026 - 2035: Tăng trưởng 5%/năm.

- Giai đoạn 2036 - 2045: Tăng trưởng 3,0%/năm.

3.2. Một số giải pháp nhằm hồn thiện chiến lược kinh doanh quốc tế của cơng ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) tạithị trường New Zealand

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty cổ phần sữa việt nam - vinamilk (Trang 102 - 105)