Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Vinamilk áp dụng

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty cổ phần sữa việt nam - vinamilk (Trang 91 - 98)

2.2. Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế cơng ty Cổ phần sữa Việt

2.2.6.Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Vinamilk áp dụng

trường New Zealand

2.2.6.1. Cơ sở cho việcVinamilk lựa chọn thị trường New Zealand

New Zealand nằm trong chiến lược dài hạn của Vinamilk nhằm nâng cấp toàn diện hệ thống chuỗi cung ứng phát triển nguồn nguyên liệu trong và ngồi nước. Do New Zealand có lợi thế về khí hậu, đất đai và có cơ sở cơng nơng nghiệp phát triển.

New Zealand là một nước nằm ở vùng Tây Nam Thái Bình Dương, gồm 2 đảo chính là đảo Bắc và đảo Nam. Trong khoảng thời gian biệt lập lâu dài do yếu tố địa lí, quốc gia New Zealand đã phát triển một hệ động thực vật đặc thù tạo nên những

điều kiện tuyệt vời hiếm có để chăn ni bị sữa. Nơi đây có một hệ thống chăn ni cực kì hiệu quả, chế biến với quy mô lớn, đầu tư rất cũng rất lớn vào các cuộc nghiên cứu và mua những cơng nghệ máy móc tối tân nhất.Về cơng nghệ chăn ni bị sữa ở New Zealand, đối với ngành chăn ni bị sữa thì những yếu tố thiên nhiên vẫn có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng sữa thu hoạch chứ không phải là sử dụng các loại thuốc tăng trưởng. Chất lượng của sữa chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố

sau: con giống, chăm sóc ni dưỡng và cuối cùng là vấn đề quản lí các dịch bệnh.

Để những con bò khỏe mạnh, cho nhiều sữa với chất lượng cao hơn thì thức ăn của nó phải sạch, sống trong bầu khơng khí trong lành, nơi ở sạch sẽ và phải được đi lại thoải mái. Trong các yếu tố thì thức ăn cho bị và chất lượng của thức ăn là quan trọng nhất. Lượng sữa con bò cho ra phụ thuộc chủ yếu vào lượng thức ăn và chất lượng thức ăn. New Zealand có khí hậu ơn đới nên các đồng cỏ nơi đây xanh tốt

quanh năm nên đàn bò được chăn thả suốt ngày ngoài đồng và ăn cỏ từ tự nhiên. Nguồn nước cũng cực kì quan trọng. 90% sữa là nước nên những chú bò nơi đây được cung cấp nước sạch, bò sẽ uống nhiều hơn, ăn nhiều hơn và sản sinh ra lượng sữa tối đa. Chất lượng nước là khơng thể lơ là, bị rất thích uống nước sạch và bị cũng rất nhạy cảm với chất lượng nước. Quốc gia New Zealand ni bị trong một mơi trường n tĩnh, thoải mái để có sản lượng sữa cao hơn. Mỗi con bị ở đây đều có khơng gian đi lại thoải mái, vận động tùy thích.Với những yếu tố ở trên kết hợp với nhiều yếu tố khác như: thiết kế chuồng trại, chăm sóc đàn bị, hệ thống vắt sữa… đã tạo nên mơi trường vơ cùng thoải mái cho đàn bị và cũng đảm bảo vệ sinh an toàn trong việc thu hoạch và chế biến sữa. Trang trại ở New Zealand gồm nhiều các hệ thống công nghệ cao, quản lý tất cả các công việc cần cho trang trại hiện đại như: quản lý động vật, quản lý chăn ni, phân tích đồng cỏ, kiểm tra đất, dự báo thời tiết.Vì vậy, New Zealand là quốc gia được mệnh danh là xứ sở của nguyên liệu sữa tự nhiên. Ngoài ra để phát triển chủ động nguyên liệu trong nước Vinamilk cũng chủ yếu nhập khẩu các giống bò từ Úc và New Zealand để có được chất lượng sữa tốt nhất.

Bên cạnh đó, New Zealand được coi là 1 nền kinh tế tự do mở cửa và là đất nước có nền chính trị ổn định, năm 2010 hiệp định thương mại mậu dịch tự do New

Zeland-Australia-Asean có hiệu lực, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và New Zealand tăng 63%. Hơn thế nữa, Vinamilk có thể tận dụng điểm mạnh của

New Zealand cho sự phát triển doanh nghiệp cũng như coi thị trường New Zeland

chính là cửa ngõ cơ hội thâm nhậpvào thị trường các nước trong cùng châu lục.

2.2.6.2. Phương thức thâm nhập thị trường

Vinamilk đã chọn hình thức liên doanh để thâm nhập thị trường New Zealand.

Vinamilk đã đầu tư liên doanh gióp vốn vào Nhà máy chế biến bột sữa Miraka ở New Zealand và đây cũng là dự án đầu tiên Vinamilk đầu tư ra nước ngoài. Nhà máy chế biến nguyên liệu sữa chất lượng cao này đặt tại trung tâm Đảo Bắc của

New Zealand, sẽ thu mua sữa tươi từ các nông dân tại vùng Taupo và sản xuất các

sản phẩm sữa chất lượng cao bán ra thị trường quốc tế. Năm đầu tiên, Miraka sẽ hoạt động trên 80% công suất thiết kế. Miraka chuyên sản xuất sản phẩm bột sữa nguyên kem với công suất 8 tấn một giờ, tương đương 32.000 tấn một năm và được thiết kế để có thể mở rộng trong tương lai. Nhà máy có khả năng chế biến 210 triệu lít sữa nguyên liệu hằng năm, tương đương với lượng sữa của 55.000 con bò vắt sữa. Tháng 9/2010, Vinamilk đã nhận được giấy phép đầu tư vào Công ty Miraka

Limited tại New Zealand và đây là dự án nằm trong chiến lược dài hạn giúp

Vinamilk hội nhập sâu hơn vào thị trường thế giới.

Điểm lợikhi Vinamilk quyết định chọn hình thức liên doanh này sẽ được chia sẻ kinh nghiệm từ đối tácđịa phương khi lần đầu Vinamilk đầu tư ra nước ngoài, do vậy sẽ chia sẻ bớt chi phí và rủi ro cũng như dễ được ủng hộ về mặt chính trị. Tuy nhiên Vinamilk sẽ khơng kiếm sốt được cơng nghệ và không đạt được lợi thế chi phí nhờ quy mơ cũng như khó phối hợp phục vụ cho các chiến lược tổng thể khác tại thị trường New Zealand.

2.2.6.3. Nội dung thực hiện chiến lược

Mua lại cổ phần của một công ty tại thị trường sẽ tấn công là một trong những chiến lược kinh doanh quốc tế được Vinamilk áp dụng tại New Zealand. Bằng việc mua lại 19,3% giá trị cổ phần của Công ty Miraka và sẽ nâng vốn đầu tư lên nếu tình tình kinh doanh ổn định. Một trong những lý do Miraka được Vinamilk

chọn lựa đó là vì nhà máy chế biến sữa bột này đặt tại trung tâm đảo Băc - New Zealand - nơi có vùng nguyên liệu chất lượng cao nổi tiếng toàn thế giới. Đây là

một trong những thương vụ đưa tên tuổi hãng sữa Việt đi xa hơn kỳ vọng - New Zealand là điểm dừng chân đầu tiên trên hành trình “đưa chng đi đánh xứ người” của Vinamilk.

Năm 2010, Vinamilk tăng góp vốn lên 12,5 triệu NZD (tương đương 19,3% cổ phần) xây nhà máy sữa bột Miraka chuyên sản xuất bột sữa nguyên kem có cơng suất 32.000 tấn một năm. Đến 2015, Vinamilk đã tăng vốn góp lên 19,68 triệu NZD (tương đương 22,81%). Liên doanh này là cơ sở chuyên thu mua sữa tươi từ nông

dân, tạo nên sản phẩm chất lượng cao để xuất sang nhiều thị trường quốc tế. 3 năm sau, nhãn hàng sữa tươi tiệt trùng mới Twin Cows của Vinamilk sản xuất ở New

Zealand chính thức ra mắt thị trường. Có thể gọi chiến lược của Vinamilk khi đầu tư

tại thị trường New Zealand với định hướng “nhập khẩu hàng tự sản xuất”, lý do là nhu cầu sử dụng sữa thị trường trong nước cũng như mục tiêu thâm nhập thị trường quốc tế tiềm năng khác như Mỹ, Châu Âu,.. ngày càng tăng và ngày càng khó tính

đòi hỏi chất lượng cao, đảm bảo truy suất nguồn gốc. Tuy nhiên nguyên liệu trong nước mới đáp ứng 30%, còn lại là nhập khẩu. Bên cạnh đó, trong bối cảnh giá nguyên liệu sữa thế giới biến động mạnh, không chủ động cũng là lý do khiến

doanh nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu từ nơi dồi dào và đưa về nước sản xuất. Với thương vụ này, Vinamilk khai thác tối đa lợi ích từ nguồn nguyên liệu sữa tươi dồi dào và chất lượng cao của New Zealand. Cổ tức mà đơn vị này nhận được từ Miraka từ 2012 đến nay tổng cộng hơn 2 triệu NZD. Với nền tảng khi Vinamilk

đangchiếm thị phần áp đảo trong nước song song với mục tiêu chỉ phát triển ngành sữa vànói khơng với đầu tư ngồi ngành giúp tài chính cơng ty vững mạnh. Đây là tiền đề quan trọng giúp doanh nghiệp có đủ thực lực đẩy nhanh q trình tồn cầu

hố thương hiệu Vinamilkcũng như thâm nhập các thị trường nước ngoài hiệu quả.

Đất nước New Zealand được coi là thị trường xuất khẩu sữa đứng đầu thế giới. Bước đi bắt đầu từ "vựa" nguyên liệu New Zealand là bàn đạp để Vinamilk đến thị trường sữatại Mỹ, Châu Âu,…. Chiến lược kinh doanh quốc tế của Vinamilktại thị trường New Zealand đi theo xu hướng sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tạo

thành chuỗi khép kín cung ứng "thượng nguồn" đến tay người tiêu dùng. Vinamilk

đã có những bước đi đúng đắn từ ban đầu với mục tiêu làm thương hiệu ngay tại

"vựa" nguyên liệu sữa của toàn thế giới để định vị sản phẩm chất lượng cao ngay từ ban đầu. Thương vụ 90 triệu đô tại New Zealand của Vinamilk đã trở thành cú "hit" đầu tư quốc tế đầu tiên của Vinamilk. Tóm lại, có thể kết luận chiến lược kinh doanh quốctế của Vinamilkthực hiệntại thị trường New Zealandlà chiến lược tăng trưởng tập trung phát triển sản phẩm theo hướng khác biệt hóa.

Để thực hiện các chiến lược kinh doanh quốc tế, Vinamilk cần thiết lập cơ cấu tổ chức hợp lý và điều phối nhân sự phù hợp để huy động và phân bổ các nguồn lực cần thiết và phối hợp sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả. Về cơ cấu tổ chức đã được quản lý theo kiểu phân quyền, các chi nhánh tại địa phương tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, tự quyết định về chiến lược giá, phân phối, tiếp thị, nhân sự… Cùng lúc này, công ty thành lập các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) chịu trách nhiệm phát triển kinh doanh và đưa ra các quyết định chiến lược cấp cao. Trong những năm gần đây, tăng trưởng đầu tư của Vinamilk chủ yếu là mua lại sáp nhập các cơng ty, liên doanh liên kết vì vậy đây là một chức năng phân

quyền làrất quan trọng. Song song với cấu trúc này là việc quản lý theo khu vực, thị trường thế giới được chia làm các khu vực địa lý bao gồm Khu vực Châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi (Zone EMENA), Khu vực Châu Mỹ (Zone AMS) và Khu vực Châu

Á, Châu Úc, Châu Phi (Zone AOA). Các khu vực hỗ trợ cho quá trình phát triển chiến lược chung vàchịu trách nhiệm phát triển những chiến lược tại khu vực. New

Zealand chính là vựa nguyên liệu để đưa sản phẩm của Vinamilk sang các thị trường châu Úc và châu Mỹ trong chiến lược dài hạn. Tuy nhiên, các nhà quản lý SBU và khu vực không can thiệp vào các quyết định chiến lược hay hoạt động tại địa phương ngoại trừ những trường hợp đặc biệt.

Mặc dù phần đông các nhà quản lý của Vinamilklà người địa phương, công ty

vẫn xây dựng đội ngũ các nhân viên cơng tác nước ngồi nhằm gắn kết các hoạt động toàn cầu đa dạng của mình. Vinamilk cịn áp dụng những chương trình phát triển quản lý như một cơng cụ chiến lược nhằm hình thành một tinh thần khát khao chiến thắng giữa các nhà quản lý. Hoạt động nghiên cứu và phát triển luôn được

quan tâm đặc biệt tại Vinamilk, điều này khơng có gì lạ với một cơng ty được thành lập để thương mại hóa các kết quả nghiên cứu đổi mới thực phẩm. Bộ phận R&D bao gồm 18 nhóm khác nhau hoạt động tại 11 quốc gia trên toàn thế giới với 3.100 nhân viên. Vinamilk đầu tư xấp xỉ 1% doanh thu hàng năm cho hoạt động R&D. Khoảng 70% ngân sách của R&D được chi cho việc nghiên cứu cơ bản, tập trung vào phát triển sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường dựa trên những đề xuất của các

SBU cũng như của các nhà quản lý khu vực và địa phương. Cơng ty cũng có các dự án phát triển dài hạn tập trung vào việc phát triển các công nghệ nền mới như nguồn sữa sạch organic,…

Chi phí nguyên vật liệu (chủ yếu là sữa bột và sữa tươi) dùng cho sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá vốn hàng bán của Vinamilk (khoảng 89% chi phí

sản xuất). Hiện tại khoảng 60-70% nguyên liệu của Vinamilk là nhập khẩu (nguyên liệu sữa bột sau q trình chế biến được hồn ngun thành các sản phẩm sữa khác

nhau), phần còn lại là sữa tươi được thu mua trong nước. Nguồn sữa bột nhập khẩu của Vinamilk chủ yếu từ Newzealand với số lượng và giá hằng năm từ 2005 tới

2019 được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 2.2: Giá nguyên liệu sữa bột từ New Zealand

(Nguồn: http//www.vinamilk.com.vn)

Giá sữa bột nguyên liệu giao động tuy nhiên giữ ổn định và đang duy trì ở mức thấp kể từ 2010 tới nay và có thể thấy giá nguyên liệu sữa đang ở mức trung

bình dài hạn của giai đoạn 2005-2019. Trong khi đó, giá sữa nguyên liệu trongnước

vẫn đang duy trì ở mức cao, trong khi giá sữa bột thế giới giảm thấp hơn. Diễn biến

này có lợi cho các cơng ty có tỷ lệ sử dụng nguyên liệu sữa bột nhập khẩu cao. Đây là một thuận lợi cho Vinamilk trong việc duy trì biên lợi nhuận ở mức cao.

Hình 2.3: Giá sữa nguyên liệu New Zealand và giá sữa tươi Vinamilk

(Nguồn: http//www.vinamilk.com.vn)

Vinamilk hiện đang thu mua khoảng 44,5% sản lượng sữa tươi trong nước (tương đương với 30-40% nguyên liệu dùng trong sản xuất). Do có lợi thế về mạng

lưới vàchính sách thu mua, Vinamilk có lợi thế điều tiết giá nhất định khi thực hiện thu mua sữa tươi. Vinamilk đã ký hợp đồng mua khoảng 44,5% sản lượng sữa tươi trong nước hàng năm (khoảng 104 ngàn tấn trong năm 2015), cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Các nhà máy sữa được đặt gần các khu chăn nuôi, thuận tiện

cho thu mua và chế biến. Còn nguyên liệu sữa bột, tại New Zeland, Vinamilk nhập khẩu nguyên liệu sữa bột được sản xuất từ nhà máy liên doanh sản xuất sữa bột

Miraka về Việt Nam. Do vậy, phần lớn các sản phẩm của Vinamilk chủ yếu vẫn được tiêu thụ tại thị trường nội địa. Doanh thu thị trường nội địa chiếm khoảng trên

85% doanh thu trong năm 2018. Không chỉ tiếp tục khẳng định vị trí số 1 tại Việt Nam, Vinamilk cịn tạo được những bước đột phá mạnh mẽ khi xuất khẩu sang 40 thị trường trên thế giới. Ước tính, lượng sản phẩm xuất khẩu của Vinamilk chiếm

14% tổng sản lượng sản xuất và hoạt động này mang về cho Vinamilk doanh thu

gần 180 triệu USD trong năm 2016. Năm 2014 con số này là 140 triệu USD và tăng

67,4% so với 2010.

Hình 2.4: Cơ cấu doanh thu của Vinamilk theo thị trường

(Nguồn: http//www.vinamilk.com.vn)

Thị trường xuất khẩu với doanh thu còn chưa ổn định và có diễn biến bất thường Trong giai đoạn 2010-2018, doanh thu nội địa của Vinamilk tăng với tốc độ bình quân 21,2%/năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu biến động không ổn định do tác động của doanh thu xuất khẩu. Lợi nhuận sau thuế của Vinamilk đang tăng trưởng khá nhanh, do biên lợi nhuận tại thị trường trong nước

được duy trì ở mức cao. Biên lợi nhuận biên của Vinamilk đang được duy trì ở mức

cao, tăng từ 24,3% năm 2016 lên mức 27,4 % năm 2017 và đạt tới mức 31,7% năm

2018. Trong năm 2019 Vinamilk vẫn có thể duy trì được biên lợi nhuận ở mức khá

cao do giá nguyên liệu đầu vào thấp do mức giá sữa bột nguyên liệu hiện nay đã chủ động và kiểm soát được.

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty cổ phần sữa việt nam - vinamilk (Trang 91 - 98)