Tổng hợp, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp ''''tổ chức quản lý và hạch toán tiền lương đối với các hoạt động trong công ty tnhh tiến minh'''' (Trang 25 - 64)

Hàng tháng kế toán tiền lương phải tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng và tính BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN hàng tháng tính vào chi phí kinh doanh theo mức lương quy định của chế độ, tổng hợp các số liệu này kế toán lập “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội”. Trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH ngoài tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN còn phản ánh khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất (nếu có); bảng này được lập hàng tháng trên cơ sở các bảng thanh toán lương đã lập theo các tổ, (đội) sản xuất, các phòng, ban quản lý, các bộ phận kinh doanh và các chế độ trích lập BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN mức trích trước tiền lương nghỉ phép…

Căn cứ vào các bảng thanh toán lương, kế toán tổng hợp và phân loại tiền lương phải trả theo từng đối tượng sử dụng lao động, theo nội dung: lương trả trực tiếp cho sản xuất hay phục vụ quản lý ở các bộ phận liên quan; đồng thời phân biệt tiền lương chính tiền lương phụ, các khoản phụ cấp… để tổng hợp số liệu ghi vào cột ghi Có TK 334 - “Phải trả người lao động” cho phù hợp.

Căn cứ tiền lương cấp bậc tiền lương thực tế phải trả và các tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trích trước tiền lương nghỉ phép…, kế toán tính và ghi số liệu vào cột liên quan trong bảng biểu. Số liệu ở bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội do kế toán tiền lương lập, được chuyển cho các bộ phận kế toán có liên quan làm căn cứ ghi sổ và đối chiếu

1.3.5. Trình tự kế toán các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương, các khoản trích theo lương

Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN được thực hiện trên sổ kế toán các tài khoản liên quan như TK 334, TK 338, TK 622, TK 627, TK 641,...

Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chính như sau:

+ Nghiệp vụ 1: Hàng tháng tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định

phải trả cho người lao động và phân bổ cho các đối tượng, kế toán ghi sổ theo định khoản:

Nợ TK 241: Tiền lương trả cho bộ phận xây dựng cơ bản.

Nợ TK 622: Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Nợ TK 623 (6231): Tiền lương trả cho công nhân sử dụng máy.

Nợ TK 627 (6271): Tiền lương trả cho nhân viên quản lý và phụ vụ sản xuất ở phân xưởng sản xuất.

Nợ TK 641 (6411): Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng.

Nợ TK 642 (6421): Tiền lương phải trả cho nhân viên các phòng, ban quản lý doanh nghiệp.

Có TK 334 – Tổng tiền lương phải trả cho người lao động trong tháng.

+ Nghiệp vụ 2: Tiền thưởng phải trả cho người lao động: Nợ TK 431 (4311): Thưởng thi đua quỹ khen thưởng

Nợ TK 622, 627, 641, 642… : Thưởng tính vào chi phí kinh doanh. Có TK 334 : Tổng tiền thưởng phải trả.

Nợ TK 622, 627, 641, 642… : Phần tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 334 : Phần trừ vào thu nhập của người lao động.

Có TK 338 (3382, 3383, 3384) Theo tổng các khoản KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN trích lập.

+ Nghiệp vụ 4 : Bảo hiểm xã hội phải trả người lao động:

* Trường hợp doanh nghiệp được giữ lại một phần BHXH để trực tiếp chi tại doanh nghiệp, thì số phải trả trực tiếp cho công nhân viên, kế toán ghi sổ theo định khoản:

Nợ TK 338 (3383)

Có TK 334 – Phải trả người lao động

* Trường hợp doanh nghiệp phải nộp toàn bộ số trích BHXH cho cơ quan bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp có thể chi hộ (ứng hộ) cơ quan bảo hiểm xã hội để trả cho cán bộ công nhân viên và thanh quyết toán khi nộp các khoản kinh phí này đối với cơ quan bảo hiểm xã hội, khi đó kế toán ghi sổ:

Nợ TK 138 (1388)

Có TK 334 – Phải trả người lao động.

+ Nghiệp vụ 5: Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên, kế toán ghi:

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động : Tổng số các khoản khấu trừ. Có TK 333 (3338) – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Có TK 141, 138…

+ Nghiệp vụ 6: Thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội cho công nhân viên, kế toán ghi sổ theo định khoản:

- Nếu thanh toán bằng tiền:

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động. Có TK 111, 112

- Nếu thanh toán bằng vật tư, hàng hóa, kế toán ghi: + Giá vốn của vật tư hàng hóa:

Có TK 152, 153, 154, 155. + Ghi nhận giá thanh toán:

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động. Có TK 512 – Doanh thu nội bộ Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

+ Nghiệp vụ 7: Chuyển tiền nộp BHXH, BHYT, KPCĐ. Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384) – Phải trả, phải nộp khác.

Có TK 111, 112.

+ Nghiệp vụ 8: Chi tiêu kinh phí công đoàn để lại cho doanh nghiệp, kế toán ghi sổ theo định khoản:

Nợ TK 338 (3382) Có TK 111, 112.

+ Nghiệp vụ 9: Đến hết kỳ trả lương còn có công nhâ chưa lĩnh lương; kế toán chuyển lương chưa lĩnh thành các khoản phải trả, phải nộp khác, ghi: Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

Có TK 338 (3388).

+ Nghiệp vụ 10: Khoản kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bùm khi nhận được kế toán ghi sổ theo định khoản:

Nợ TK 111, 112.

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.

+ Nghiệp vụ 11: Đối với những doanh nghiệp sản xuất, để đảm bảo sự ổn định của giá thành sản phẩm, doanh nghiệp có thể trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí sản xuất sản phẩm, coi như một khoản chi phí phải trả. Mức trích được tính như sau:

Mức trích trước hàng thàng theo kế hoạch

=

Tiền lương chính thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp trong tháng

x Tỷ lệ trích trước

∑ tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch năm của công nhân SX

Tỷ lệ trích trước

= ∑ tiền lương chính phải trả theo kế hoạch năm của công nhân SX

- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép, kế toán ghi : Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.

Có TK 335 – Chi phí phải trả.

- Thực tế khi trả lương nghỉ phép, kế toán ghi: Nợ TK 335 – Chi phí phải trả.

Có TK 334 – Phải trả người lao động.

+ Trình tự kế toán và các nghiệp vụ về kế toán tiền lương và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tóm tắt bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 01: Sơ đồ kế toán phải trả người lao động

TK 111, 112 TK 334 TK 335

Ứng và thanh toán các Phải trả tiền lương nghỉ phép khoản khác cho NLĐ của công nhân sx nếu trích trước TK138,141,333,338 TK 338(3383)

BHXH phải trả NLĐ

Các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của NLĐ

TK 512 TK 431 Trả lương, thưởng cho NLĐ Tiền thưởng phải trả cho NLĐ bằng sản phẩm, hàng hóa.

622,627 641,642 TK 333( 3331)

Lương và các khoản mang tính Thuế GTGT ( nếu có)

Sơ đồ 02: Sơ đồ hạch toán tổng hợp quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ

TK 111,112 TK 3382, 3383, 3384 TK 621

Nộp cho cơ quan Trích theo TL của LĐTT

quản lý quỹ tính vào chi phí

TK 627 Trích theo TL của NVPX TK334 tính vào chi phí TK 641 BHXH phải trả cho người LĐ

trong doanh nghiệp Trích theo TL của NV bán hàng tính vào chi phí TK 642 TK 111, 112, 152... Trích theo TL của NVQLDN tính vào chi phí Chi tiêu KPCĐ TK 334 tại doanh nghiệp

Trích theo TL của NLĐ trừ vào thu nhập của họ

TK 111, 112 Nhận tiền cấp bù

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH

TIẾN MINH 2.1. Giới thiệu về công ty

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên công ty : Công ty trách nhiệm hữu hạn Tiến Minh Trụ sở chính: Số 404, Ngô Gia Tự, Tiền An, Bắc Ninh. Điện thoại: (0241) 3617777 - 3617788 - 3617775 - 3617774 Fax: (0241) 3617787

Nhà máy: Khu G1c - Khu công nghiệp Quế Võ – Bắc Ninh

Website : Http://www.tienminhplastic.com.vn

Email: tienminhplastic@gmail.com

Phó Tổng Giám Đốc : Ngô Thế Toàn – Điện thoại di động : 0913 260 975 Công ty TNHH Tiến Minh được thành lập từ năm 2001, có văn phòng đại diện tại 404 Ngô Gia Tự - Tiền An – Thành phố Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh. Năm 2008 công ty xây dựng thêm một nhà máy tại khu G1c - Khu công nghiệp Quế Võ – Bắc Ninh.

Công ty TNHH Tiến Minh là nhà sản xuất và kinh doanh các mặt hàng: Ống thoát nước uPVC, ống và phụ kiện PPR mang thương hiệu VIETPIPE, tấm trần nhựa, tấm ốp trần ốp tường TMC, cửa nhựa uPVC, cửa nhựa uPVC có lõi thép gia cường thương hiệu TMC, ống chịu nhiệt PP-R, máng luồn dây điện nhựa PVC tự chống cháy, Đồ trang trí nội thất gia đình…có uy tín trên thị trường lâu nay. Công ty có trên 10 năm kinh nghiệm cùng với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên yêu nghề được đào tạo chu đáo cả về kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn và năng lực quản ký. Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, sáng tạo ra những mẫu mã mới, phù hợp và đón trước được nhu cầu của thị trường, phục vụ kịp thời sự phát triển của cuộc sống hiện đại

Nhà máy được xây dựng hoàn chỉnh trên diện tích 40.000 m2 với tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng và trên 60 dây chuyền sản xuất hiện đại và đồng bộ, máy móc thiết bị nhập khẩu từ châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc tại Khu công nghiệp Quế Võ- Bắc Ninh.

2.1.2. Những thành tích mà công ty đạt được

- Huy chương vàng hội trợ quốc tế hàng công nghiệp 2007 - Chứng chỉ ISO 9001 – 2000

Bảng: 01Các chỉ tiêu về XSKD đạt được qua các năm

Đơn vị tính : 1000 đồng

Năm Doanh thu Lợi nhuận

Tốc độ tăng so với cùng kỳ Năm trước 2001 44.200.000 4.210.000 100% 2002 71.000.000 6.960.000 165,3% 2010 82.000.000 8.190.000 117,6% 2004 69.960.000 6.180.000 97% 2005 72.350.000 7.300.000 118,12% 2006 71.155.000 7.005.500 96% 2007 81.240.000 8.100.000 115,62% 2008 69.896.000 6.790.000 83,83% 2009 92.648.000 9.418.000 116.27%

2.1.3. Nguồn vốn và cơ cấu lao động của công ty TNHH Tiến Minh

2.1.3.1. Nguồn vốn

- Tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty : 50.000.000.000 đồng

Trong đó : - Vốn cố định : 24.000.000.000 đồng

- Vốn lưu động : 26.000.000.000 đồng

2.1.3.2. Cơ cấu lao động

tất cả 172 người, cơ cấu lao động được phân theo các tiêu chí theo bảng số liệu sau:

Bảng 02: Cơ cấu lao động tại Công ty TNHH Tiến Minh

Phân theo trình độ lao động

Phân theo cơ cấu làm việc S T T Bộ phận làm việc Số lượng (người) Trên đại học và đại học Cao đẳng và trung cấp Lao động khác Cán bộ quản lý Nhân viên Công nhân 1 Ban giám đốc 3 3 2 Phòng kế toán 10 4 6 2 8 3 Phòng kinh doanh 14 7 6 1 2 12 4 Phòng hành chính, nhân sự 21 5 9 7 2 6 13 5 Phòng kế hoạch, vật tư 8 3 5 2 6 6 Phòng bảo vệ, tạp vụ 13 5 2 6 7 Phòng kỹ thuật 11 2 6 3 2 9 8 Phòng cơ điện 5 5 1 4

9 Phân xưởng sản xuất 87 14 44 29 5 4 78

Tổng cộng ( người) 172 38 86 48 20 57 95

Tỷ trọng % 100% 22,1% 50% 27,9% 11,6% 33,1% 55,3%

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

Căn cứ vào tiêu chí phân loại trong bảng số liệu trên ta thấy: Số lượng lao động có trình độ chuyên môn chiếm tỷ trọng tương đối cao, trình độ trên đại học và đại học chiếm 22,1%, trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 50%, lao động phổ thông chỉ có 27,9%. Với sự phân loại lao động như trên thì có thể thấy đây là mặt thuân lợi về trình độ nhân lực của Công ty. Trong thời kỳ

hội nhập, nền kinh tế trí thức đòi hỏi con người không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải có sự hiểu biết, có óc sáng tạo để góp phần vào việc phát triển chung của công ty.

Một trong những điểm mạnh khác về nhân lực của công ty TNHH Tiến Minh là đa phần là lao động trẻ, có sức khỏe tốt cụ thể: Lao động từ độ tuổi 20 đến 35 tuổi chiếm 71%, lao động độ tuổi từ trên 35 tuổi đến 45 tuổi chiếm 21%, độ tuổi từ trên 45 tuổi đến 52 tuổi chỉ có 8%.

Lao động tại công ty TNHH Tiến Minh được phân chia thành hai loại lao động chính là là lao động hưởng lương theo thời gian và lao động hưởng lương khoán sản phẩm.

Những bộ phận hưởng lương theo thời gian gồm: Bộ phận khối văn phòng (Phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, vật tư) bộ phận bảo vệ, tạp vụ, bộ phận cơ điện. Những bộ phân hưởng lương khoán sản phẩm hoàn thành là: Phòng kỹ thuật, bộ phận phân xưởng sản xuất, được chia làm 3 ca sản xuất liên tục 24/24 giờ, mỗi ca 8 giờ.

2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

2.1.4.1 Sơ đồ khối về bộ máy quản lý của công ty và mối quan hệ giữa các bộ phận bộ phận

Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TNHH Tiến Minh là tổng hợp tất cả các bộ phận lao động, quản lý khác nhau, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá và có những quyền hạn, trách nhiệm nhất định, bố trí thành những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung của toàn công ty.

Hiện nay, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức thành: Giám đốc, 3 phó giám đốc, 4 phòng ban và 2 phân xưởng chính. Các phòng ban tuy có chức năng, nhiệm vụ khác lại nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Sơ đồ 03: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty:

2.1.4.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận

Toàn bộ hoạt động của công ty TNHH Tiến Minh đều chịu sự lãnh đạo thống nhất của ban Giám đốc; Giám đốc có trách nhiệm chung về mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống công nhân viên của công ty. Đồng thời Giám đốc là người điều hành hoạt động sản xuất của công ty theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với điều lệ của công ty và các nghị quyết, nghị định của Nhà nước, phải chịu trách nhiệm trước toàn công ty và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Các phòng ban và tổ chức sản xuất chịu sự chỉ đạo của ban Giám đốc trong việc thực hiện các nhiệm vụ, cụ thể:

+ Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách và điều hành trực tiếp bộ phận tài chính kế toán, bộ phận kế hoạch thị trường; phụ trách cung cấp vật tư đầu vào lên kế hoạch nhu cầu vật tư sản xuất, lên kế hoạch sản xuất điều hành

P.G.Đ.Kinh doanh P.G.Đ.Sản xuất và kỹ

thuật P.G.Đ.Điều hành SX và nội chính Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch thị trường Phân xưởng sản xuất 1 Phân xưởng sản xuất 2 Phòng tổ chức hành chính Phòng bảo vệ Giám đốc

chung, điều phối, bố trí lao động, quản lý nhân sự.

+ Phó Giám đốc sản xuất – kỹ thuật: Điều hành sản xuất, kinh doanh, đồng thời phụ trách kỹ thuật, giám sát quá trình sản xuất của từng phân xưởng. - Phó Giám đốc sản xuất điều hành và nội chính: Phụ trách tổ chức điều hành bộ phận tổ chức hành chính và phòng bảo vệ.

+ Phòng kế toán tài chính: Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính, cân đối nguồn vốn hàng năm để đảm bảo hoạy đọng của công ty; có hiệm vụ tổ chức hạch toán cho công ty theo đúng quy định của bộ Tài chính ban hành. Đồng thời tổng hợp số liệu, cung cấp vốn, thông tin cho ban Giám đốc.

+ Phòng kế hoạch - thị trường: Có nhiệm vụ mở rộng và phát triển thị trường, tham mưu cho Giám đốc ký kết hợp đồng và lập kế hoạch cho

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp ''''tổ chức quản lý và hạch toán tiền lương đối với các hoạt động trong công ty tnhh tiến minh'''' (Trang 25 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)