Lý thuyết cơ sở và các nghiên cứu trƣớc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 31)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Lý thuyết cơ sở và các nghiên cứu trƣớc

2.3.1. Lý thuyết cơ sở

2.3.1.1. Lý thuyết ủy nhiệm

Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) xuất hiện trong bối cảnh việc quản trị kinh doanh gắn liền với những nghiên cứu về hành vi của ngƣời chủ và ngƣời làm thuê thông qua các hợp đồng. Những nghiên cứu đầu tiên tập trung vào những vấn đề về thơng tin khơng hồn hảo trong những hợp đồng của ngành bảo hiểm (Spence và Zeckhauser, 1971; Ross, 1973), và nhanh chóng trở thành một lý thuyết khái quát những vấn đề liên quan đến hợp đồng đại diện trong các lĩnh vực khác (Jensen và Meckling, 1976; Harris và Raviv, 1978).

Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (principal) và bên đƣợc ủy nhiệm (agent), trong đó bên đƣợc ủy nhiệm thay mặt bên ủy nhiệm để quản lý doanh nghiệp, thực hiện các công việc đƣợc ủy nhiệm. Thí dụ, trong hợp đồng giữa các cổ đông và nhà quản lý, các cổ đông ủy nhiệm cho nhà quản lý thay mình sử dụng vốn để kinh doanh. Lý thuyết ủy nhiệm giả định rằng cả hai bên (bên ủy nhiệm và bên đƣợc ủy nhiệm) đều tối đa hóa lợi ích của mình. Khi bên đƣợc ủy nhiệm hành động vì lợi ích riêng của họ mà gây bất lợi cho bên ủy nhiệm, thí dụ nhà quản lý sẽ tăng lợi ích của mình thơng qua việc chi tiêu nhiều hơn (xây dựng

văn phòng lớn, mua sắm xe sang trọng…) và số tiền này sẽ làm giảm lợi nhuận của các cổ đông. Các mâu thuẫn này tồn tại do sự phân chia quyền sở hữu và quyền quản lý tài sản trong công ty. Những vấn đề này làm phát sinh chi phí ủy nhiệm (agency costs). Chi phí ủy nhiệm là chi phí chi trả cho sự xung đột lợi ích giữa hai bên bao gồm chi phí giám sát (monitoring cots), chi phí liên kết (bonding cots) và chi phí khác (residual cots).

Chi phí giám sát bao gồm chi phí kiểm tra, giám sát, kiểm tốn, chi phí duy trì các hoạt động kiểm sốt và báo cáo để kiểm tra việc thực hiện của bên đƣợc ủy nhiệm. Chi phí này đƣợc tính vào chi phí hoạt động của cơng ty, làm giảm lợi ích của bên ủy nhiệm. Trong trƣờng hợp này, để đảm bảo lợi ích của mình, bên ủy nhiệm sẽ tự bảo vệ bằng cách điều chỉnh số tiền chi trả cho bên ủy nhiệm bằng một điều khoản ràng buộc trong hợp đồng để bù lại chi phí giám sát mà họ đã bỏ ra. Thí dụ, trong quan hệ cổ đông – nhà quản lý, các cổ đông sẽ trả tiền lƣơng, thƣởng ít hơn cho các nhà quản lý ít kinh nghiệm hoặc chƣa có uy tín để bù lại chi phí giám sát mà họ phải bỏ ra. Đó đƣơc gọi là cách “bảo vệ bằng giá” (price proctection). Thông qua sự bảo vệ bằng giá, bên đƣợc ủy nhiệm cuối cùng phải chịu chi phí giám sát đƣợc ràng buộc trong hợp đồng.

Chi phí liên kết là các chi phí liên quan đến thiết lập, duy trì cơ chế hoạt động ủy nhiệm, chi phí thơng tin…do bên đƣợc ủy nhiệm chi trả phát sinh trong nỗ lực làm giảm chi phí giám sát. Thí dụ, ngƣời quản lý (bên đƣợc ủy nhiệm) có thể tự nguyện cung cấp báo cáo tài chính hàng quý cho cổ đông (bên ủy nhiệm). Tuy nhiên, bên đƣợc ủy nhiệm chỉ chấp nhận chi phí liên kết trong phạm vi mà chi phí này giảm đƣợc chi phí giám sát mà họ đang phải gánh chịu. Do đó, họ có thể chấm dứt khơng chấp nhận chi phí liên kết khi mức tăng lên của chi phí liên kết bằng hoặc lớn hơn mức giảm xuống của chi phí giám sát mà họ đang chịu.

Chi phí khác phát sinh khi bên đƣợc ủy nhiệm khơng hết sức mình vì lợi ích tối đa của bên ủy nhiệm mà chỉ nỗ lực có giới hạn trong một phạm vi nhất định. Lợi

ích giảm đi do sự nỗ lực có giới hạn đó tƣơng đƣơng với chi phí khác mà bên ủy nhiệm mất đi.

Chi phí ủy nhiệm sẽ đƣợc tối thiểu hóa bằng cách cung cấp những ƣu đãi phù hợp để gắn kết lợi ích của cả hai bên thơng qua hợp đồng hiệu quả là kết quả thƣơng thuyết giữa hai bên để đảm bảo lợi ích của cả hai đƣợc cân bằng ngay từ đầu. Trong đó, nếu bên đƣợc ủy nhiệm bị phát hiện hành xử khơng vì lợi ích của bên ủy nhiệm sẽ bị phạt, uy tín bị giảm sút dẫn đến nguy cơ bị sa thải. Khi đó, bên đƣợc ủy nhiệm sẽ hành xử theo hƣớng tối đa hóa lợi ích của bên ủy nhiệm. Ngƣợc lại, bên ủy nhiệm cũng sẽ cung cấp những chính sách khen thƣởng nhằm ghi nhận nỗ lực làm việc của bên đƣợc ủy nhiệm, đảm bảo lợi ích cho bên đƣợc ủy nhiệm. Trong hợp đồng hiệu quả, chi phí ủy nhiệm đƣợc tối thiểu hóa do lợi ích của hai bên đƣợc cân bằng.

Tóm lại, khi doanh nghiệp có sự tách rời quyền sở hữu và quản lý sẽ làm xuất hiện quan hệ ủy nhiệm nhà quản lý (bên đƣợc ủy nhiệm) - chủ sở hữu (bên ủy nhiệm). Quan hệ này dẫn đến một vấn đề là thông tin không cân xứng giữa chủ sở hữu và nhà quản lý. Nhà quản lý kiểm sốt mọi hoạt động của doanh nghiệp, có lợi thế trong việc nắm bắt thông tin. Trong khi đó, các chủ sở hữu, nhà đầu tƣ cần thông tin cho mục đích ra quyết định lại khó có cơ hội tiếp cận với thông tin. Để kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, chủ sở hữu phải thông qua các hoạt động kiểm soát và các báo cáo làm gia tăng chi phí giám sát. Cơng bố thơng tin đƣợc nhà quản lý xem nhƣ là một cơng cụ để giảm chi phí ủy nhiệm bởi vì nó làm giảm sự bất đối xứng thông tin giữa cổ đông và nhà quản lý, làm giảm chi phí ủy nhiệm.

Áp dụng vào mơ hình nghiên cứu: Theo lý thuyết ủy nhiệm, trong phần lớn

các doanh nghiệp hoạt động có quy mơ lớn, các mâu thuẫn giữa bên ủy nhiệm và bên đƣợc ủy nhiệm là rất đáng kể vì ngƣời điều hành doanh nghiệp thƣờng chỉ sở hữu một phần rất nhỏ cổ phần. Do đó, để hạn chế chi phí ủy nhiệm, ngƣời điều hành cần phải công bố thông tin nhiều hơn đến các cổ đơng. Nhƣ vậy, lý thuyết ủy nhiệm đã góp phần giải thích ảnh hƣởng của nhân tố quy mơ đến việc cơng bố thơng tin.

Ngồi ra, lý thuyết ủy nhiệm cũng góp phần giải thích ảnh hƣởng của nhân tố lợi nhuận kinh doanh đến việc cơng bố thơng tin, vì đối với những cơng ty có lợi nhuận cao, nhà quản lý muốn công bố thông tin nhiều hơn để thể hiện khả năng quản lý của mình.

2.3.1.2. Lý thuyết thơng tin hữu ích cho việc ra quyết định

Xuất phát từ dòng nghiên cứu chuẩn tắc về kế toán từ những năm 1950 - 1970, các khn mẫu lý thuyết kế tốn đã đƣợc xây dựng và ban hành từ bởi các tổ chức lập quy về kế toán và trở thành nền tảng của hệ thống kế tốn tài chính hiện nay trên thế giới. Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định (decision usefulness theory) xuất phát từ mục tiêu của kế tốn là cung cấp thơng tin hữu ích cho ngƣời sử dụng để đƣa ra quyết định kinh tế (Staubus, 2000). Trên cơ sở đó, các đặc điểm chất lƣợng của báo cáo tài chính đƣợc xác định. Trƣớc hết báo cáo tài chính cần bao gồm các thơng tin thích hợp, nghĩa là các thơng tin có thể giúp ngƣời sử dụng đánh giá đƣợc quá khứ và dự đoán tƣơng lai của doanh nghiệp. Không những vậy, các thông tin này cần thể hiện trung thực tình hình doanh nghiệp, nghĩa là đúng bản chất của các hiện tƣợng kinh tế. Ngồi ra, những u cầu thứ yếu khác nhƣ trình bày dễ hiểu, khả năng so sánh, khả năng kiểm tra và tính kịp thời phải đƣợc đáp ứng. Các đặc điểm chất lƣợng trên là nền tảng xây dựng hoặc lựa chọn các chính sách kế tốn của doanh nghiệp (IASB, 2010).

Áp dụng vào vấn đề cơng bố báo cáo tài chính, lý thuyết này yêu cầu báo cáo tài chính phải cung cấp các thơng tin cần thiết và kịp thời cho việc ra quyết định của ngƣời sử dụng, trong đó bao gồm hai đối tƣợng chính là nhà đầu tƣ và chủ nợ.

2.3.2 Tổng kết các nghiên cứu trƣớc

Nhiều nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của tính kịp thời trong đặc trƣng chất lƣợng của Báo cáo tài chính. Theo Owusu-Ansah, Stephen (2000), báo cáo tài chính kịp thời có thể giúp giảm mức độ của giao dịch nội gián, rị rỉ thơng tin và các tin đồn trên thị trƣờng chứng khốn. Bên cạnh đó, theo A.K.M Waresul Karim &

Jamal Uddin Ahmed (2005) “Does regulatory change improve Financial reporting timeliness? Evidence from Bangladeshi Listed companies”, trong điều kiện các nền kinh tế đang phát triển (nhƣ Việt Nam), thì việc cung cấp thơng tin tài chính kịp thời của các công ty niêm yết càng có tầm quan trọng hơn, do các nguồn thơng tin nhƣ báo chí, các hội nghị, các tổ chức hoạt động nhƣ là chuyên gia phân tích và dự báo... chƣa đạt đƣợc mức độ phát triển thích hợp. Ngồi ra nghiên cứu của A.K.M Waresul Karim & Jamal Uddin Ahmed còn cho thấy sự thay đổi của các quy định pháp lý có ảnh hƣởng đến tính kịp thời của việc lập báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết tại Bangladesh. Tuy nhiên, nghiên cứu của Karim, Ahmed & Islam (2006) “The effect of regulation on timeliness of coperate financial reporting: Evidence from Bangladesh”, lại cho thấy những thay đổi của quy định pháp lý khơng có ảnh hƣởng đến tính kịp thời của việc lập báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết tại Bangladesh.

Nghiên cứu của Mark A. Clatworthy & Michael J. Peel (2010) “Does Corporate Governance influence the timeliness of Financial Reporting? Evidence from UK private Companies” và Younes H. AKLE (2011) “An Empirical Study: The relationship between Financial Reporting Timeliness and Attributes of Companies Listed on Egyptian Stock Exchange, The University of Helvan, Ain Helwan, Cairo” cho thấy cơ chế quản trị cơng ty có ảnh hƣởng đối với việc lập báo cáo tài chính kịp thời của các cơng ty niêm yết.

Nghiên cứu của Ash Turel (2010) “Timelimes of financial reporting in emerging capital market: Evidence from Turkey” cho thấy loại kiểm tốn viên, loại ý kiến kiểm tốn có ảnh hƣởng đối với tính kịp thời của việc lập báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết.

Nghiên cứu của Rabia Aktas & Mahmut Kargın (2011) “Timelimess of Reporting and Quality of Financial Information, Turkey” cho thấy loại báo cáo tài chính (riêng lẻ hay hợp nhất), đặc điểm của công ty (tuổi đời, quy mô, kết quả kinh

doanh), ngành nghề kinh doanh có ảnh hƣởng đến tính kịp thời của việc lập báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết.

Cho đến nay hầu hết các nghiên cứu về tính kịp thời của việc lập báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết đều đƣợc thực hiện tại các quốc gia phát triển (Mỹ, Canada, Úc,...) hoặc có thị trƣờng chứng khốn tập trung đƣợc thiết lập khá lâu so với Việt Nam (nhƣ Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ...). Việt Nam với đặc điểm là một quốc gia đang phát triển cùng với thị trƣờng chứng khoán tập trung cịn khá non trẻ, thì đề tài này cịn q mới lạ nên có rất ít cơng trình nghiên cứu. Vậy một câu hỏi đƣợc đặt ra là “Báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hƣởng từ các nhân tố nào?”

2.4 Mơ hình nghiên cứu đề nghị

Các nghiên cứu trƣớc đây sử dụng nhiều biến nhân tố khác nhau để đánh giá mức độ ảnh hƣởng lên tính kịp thời của báo cáo tài chính ở các doanh nghiệp đƣợc niêm yết ở các quốc gia. Nghiên cứu của Owusu-Ansah and Leventis (2010) về những yếu tố tác động đến tính kịp thời của Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán tại Athens, khẳng định rằng, có tồn tại mối quan hệ giữa yếu tố quy mơ cơng ty, loại hình cơng ty và loại cơng ty kiểm tốn và tính kịp thời của báo cáo tài chính .

Dựa vào các nghiên cứu trƣớc đây, nghiên cứu này chọn ra năm nhân tố: (1) Quy mô công ty, (2) Loại công ty kiểm tốn, (3) Loại báo cáo tài chính (riêng lẻ hay hợp nhất), (4) Lợi nhuận kinh doanh, (5) Loại ý kiến kiểm tốn đến tính kịp thời của báo cáo tài chính, để tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố này với tính kịp thời của báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên sàn chứng khốn Việt Nam. Việc xây dựng các nhân tố dựa trên các cơ sở sau:

- Các nhân tố có ảnh hƣởng trong phân tích từ những nghiên cứu trƣớc đây; - Các nhân tố có thể đo lƣờng dễ dàng;

- Dữ liệu phải có sẵn, dễ dàng ghi nhận;

- Nhân tố liên quan đến môi trƣờng kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam. Mơ hình đƣợc khái qt trong sơ đồ 2.2. Mơ hình nghiên cứu.

Sơ đồ 2.2: Mơ hình nghiên cứu

Trong mơ hình này, tính kịp thời của báo cáo tài chính đƣợc thể hiện là thời hạn công bố báo cáo tài chính đúng hạn quy định. Thời hạn công bố báo cáo tài chính là nhân tố bị tác động mà nghiên cứu cần khảo sát. Nhân tố tác động là các nhân tố bao gồm: quy mô, loại cơng ty kiểm tốn, loại báo cáo tài chính, lợi nhuận kinh doanh và loại ý kiến kiểm tốn.

LOẠI CƠNG TY KIỂM TỐN

QUY MƠ

LOẠI BÁO CÁO TÀI CHÍNH

LỢI NHUẬN KINH DOANH

TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO

TÀI CHÍNH

LOẠI Ý KIẾN KIỂM TOÁN

Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giả thiết nghiên cứu

Dựa trên mơ hình nghiên cứu đề nghị ở chƣơng 2, ngƣời nghiên cứu đƣa ra các giả thiết nhƣ sau:

3.1.1 Nhân tố “Quy mơ”

Có hai quan điểm trái chiều về mối quan hệ giữa quy mơ cơng ty và tính kịp thời của báo cáo tài chính:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, những cơng ty lớn thƣờng trì hỗn việc cơng bố báo cáo tài chính, vì các cơng ty lớn có mạng lƣới kinh doanh rộng, khối lƣợng sản phẩm và dịch vụ lớn lớn, cấu trúc phức tạp hơn các cơng ty nhỏ. Do đó, khối lƣợng thơng tin kế tốn ở các cơng ty lớn rất nhiều, nên kế tốn cần nhiều thời gian để xử lý số liệu và lập báo cáo tài chính. Frost và Panel (1994) đã ủng hộ quan điểm này.

Quan điểm thứ hai cho rằng, các công ty lớn thƣờng công bố báo cáo tài chính nhanh hơn các cơng ty nhỏ, vì hầu hết các cơng ty lớn đều có phần mềm kế toán hỗ trợ và số lƣợng kế toán viên cũng nhiều hơn cơng ty nhỏ, do đó thời gian lập báo cáo tài chính ở các cơng ty lớn đƣợc rút ngắn lại. Hơn nữa, quy mô công ty càng lớn thì số lƣợng cổ đơng sẽ càng nhiều, nên các công ty lớn cần phải phát hành nhanh báo cáo tài chính đến các cổ đơng để phục vụ cho việc ra quyết định của họ. Quan điểm này đƣợc trình bày bởi El Gabr (2006)

Vì vậy, giả thiết đƣợc đặt ra là:

H1: Quy mơ có tác động nghịch chiều với thời hạn công bố báo cáo tài chính của cơng ty niêm yết

Trong nghiên cứu này, quy mô đƣợc đo lƣờng qua chỉ tiêu (1) Vốn chủ sở hữu và (2) Tổng tài sản.

3.1.2 Nhân tố “Cơng ty kiểm tốn”

Nhân tố ”Cơng ty kiểm tốn” thƣờng xuất hiện trong rất nhiều nghiên cứu trƣớc đây, và hầu hết các nghiên cứu đều ra kết luận: nhân tố “Cơng ty kiểm tốn” có ảnh hƣởng tới tính kịp thời của báo cáo tài chính, vì các hãng kiểm tốn lớn thƣờng có các quy trình, cơng cụ trợ giúp, nhƣ các cơng cụ chọn mẫu, cơng cụ phân tích và xử lý thơng tin.. cũng nhƣ các bộ phận hỗ trợ (bộ phận thuế, bộ phận công nghệ thông tin và bộ phận tƣ vấn, thẩm định giá). Do đó, việc thu thập các bằng chứng kiểm toán đƣợc thực hiện một cách hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và nguồn lực. (theo nghiên cứu của Owusu-Ansah và Leventis (2000))

Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến trái chiều với kết quả nghiên cứu trên, vì khách hàng của các hãng kiểm tốn lớn thƣờng là những cơng ty có quy mơ lớn, do đó những khách hàng này cần một thời gian dài để khóa sổ kế tốn và lập báo cáo tài chính. Ngồi ra, số lƣợng khách hàng của các hãng kiểm toán lớn nhiều hơn các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)