- Chuyển giá dựa trên sự chêch lệch về thuế suất
2.2.3.5 Tài trợ bằng nguồn vốn vay từ công ty mẹ
Bằng thủ thuật tạo ra cơ cấu vốn và nguồn vốn bất hợp lý như dùng nguồn vay ngắn hạn từ công ty mẹ để tài trợ cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn nhằm đẩy chi phí hoạt động tài chính lên cao như chi phí chêch lệch tỷ giá, chi phí lãi vay, … và chuyển một phần lợi nhuận dưới dạng lãi vay về nước tránh thuế thu nhập doanh nghiệp, tránh lỗ do chêch lệch tỷ giá về sau.
Với hình thức này, cần lưu ý rằng ngay cả khi doanh nghiệp vay của một ngân hàng nước ngồi do cơng ty mẹ bảo lãnh thì vẫn có thể xảy ra tình trạng chuyển giá. Do một số giao dịch giữa công ty mẹ và ngân hàng hải ngoại diễn ra
tại hải ngoại sẽ được tính với giá (lãi suất, tỷ giá hối đối, …) rất thấp, phần bù đắp sẽ được gởi vào phần lãi vay (bằng cách nâng lãi suất cho vay cao hơn bình thường) thu từ hoạt động cho vay của công ty trong nước với ngân hàng này.
Nhìn chung, khi phân tích tài chính ở các doanh nghiệp FDI tại TPHCM, có thể rút ra một số nhận xét về vấn đề chuyển giá như sau :
Một trong những mục tiêu của chính sách chuyển giá là chủ động hạch toán thua lỗ nhiều năm liên tục để bên Việt Nam trong liên doanh phải rút lui.
Hoạt động chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI đã gây xáo trộn nhiều mặt cho nền kinh tế nước ta.
Giảm xuống mức thấp nhất thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Công ty mẹ ở nước ngoài được hưởng lợi nhờ gian lận qua chuyển giá. Và cuối cùng là đè bẹp các thương hiệu hàng đầu của Việt Nam nhờ chi phí tiếp thị quảng cáo khổng lồ và liên tục hạ thấp giá đầu ra.
Qua phân tích trên có thể thấy được các biện pháp kiểm tra giám sát tài chính đối với các doanh nhiệp FDI chưa thật sự đồng bộ, chưa có tính hệ thống do đó chưa mang lại hiệu quả cao. Hiện tượng chuyển giá vẫn có điều kiện tồn tại trong các doanh nghiệp FDI.