- Chuyển giá dựa trên sự chêch lệch về thuế suất
2.4.2 Phương pháp sử dụng giá bán ra để xác định giá mua vào
Trong trường hợp đơn vị thương mại tại Việt Nam chỉ mua hàng từ công ty liên kết ở nước ngoài và ngược lại, cơng ty ở nước ngồi cũng khơng cung cấp hàng cho bất kỳ công ty nào khác ở Việt Nam thì khơng thể áp dụng giá mua thực tế trên thị trường tự do của loại hàng hóa này. Vì vậy, cơ quan thuế có thể xác định giá mua bằng cách sử dụng giá bán ra của các công ty thương mại và tỷ lệ lãi gộp bình quân của ngành thương nghiệp cùng loại trong nước.
Do đặc điểm của phương pháp này là thích hợp đối với các doanh nghiệp thương nghiệp nên vấn đề đặt ra là muốn áp dụng phương pháp này thì cần xác định cho được tỷ lệ lãi gộp bình quân của ngành thương nghiệp cùng loại.
Tuy nhiên, tỷ lệ lãi gộp bình quân của các doanh nghiệp Việt Nam đang rất thấp và do đó nếu áp dụng tỷ lệ này cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì lại làm cho giá mua vào tăng lên cao hơn và từ đó làm cho lợi nhuận chịu thuế giảm xuống, gây ra tác dụng ngược.
Mặt khác, các cán bộ thuế cũng sẽ phải cân nhắc đến các nhân tố ảnh hưởng khác như uy tín, lợi thế thương mại của doanh nghiệp trên thị trường vì lẽ đương nhiên là thương hiệu càng nổi tiếng sẽ càng làm tăng chêch lệch giữa giá mua vào và bán ra. Tuy vậy do chúng ta chưa có các quy định cụ thể về việc phân loại, xếp loại và định giá các nhãn hiệu thương mại nên khơng có cơ sở để tính tốn nhân tố quan trọng này trong phương pháp đang đề cập, vì vậy dù có thể xác định được tỷ lệ lãi gộp bình quân của ngành hàng thì việc áp dụng phương pháp
dùng giá bán ra để xác định giá mua vào cũng không khả thi đặc biệt khi vấn đề liên quan đến các MNC tên tuổi.