CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Giả thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các
ii. Xác định mơ hình nghiên cứu để kiểm định và đánh giá các giả thuyết đó.
Nhiệm vụ thứ hai bao hàm cả việc lựa chọn và đo lường các biến sử dụng trong mơ hình; mơ tả đặc điểm của dữ liệu nghiên cứu; trình bày phương pháp nghiên cứu và xử lý dữ liệu.
2.1. Các giả thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh và rủi ro của ngân hàng thương mại.
2.1.1. Giả thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của cácNHTM Việt Nam NHTM Việt Nam
Từ các lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết lựa chọn cơng và các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới, chúng ta nhận ra rằng, các cấu trúc sở hữu khác nhau, thông qua cơ chế quản trị cơng ty có những ảnh hưởng nhất định lên khả năng sinh lời của các doanh nghiệp nói chung và của các ngân hàng thương mại nói riêng.
Cho đến nay, các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã cung cấp các kết quả trái ngược nhau về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại như đã trình bày ở chương 1. Nhiều nghiên cứu cung cấp minh chứng về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và khả năng sinh lời. Một số nghiên cứu đã kết luận rằng sở hữu nước ngồi và sở hữu tư nhân có tác động thuận chiều đến khả năng sinh lời, còn sở hữu nhà nước có tác động nghịch chiều đến khả năng sinh lời. Tuy nhiên một số nghiên cứu lại cho kết quả ngược lại rằng NHTM có sở hữu nhà nước hoạt động tốt hơn NHTM có sở hữu nước ngồi hay NHTM có sở hữu nước ngồi kiểm sốt hiệu quả chi phí tốt hơn, nhưng lại có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn NHTM có sở hữu tư nhân trong nước và NHTM có sở hữu nhà nước. Ngồi ra, một số nghiên cứu thực nghiệm lại khơng tìm thấy mối quan hệ nào giữa cấu trúc sở hữu và khả năng sinh lời của NHTM. Thêm vào đó, một số nghiên cứu
phân tích mức độ tập trung sở hữu tại các NHTM đưa ra nhận định rằng sở hữu tập trung có tương quan nghịch với khả năng sinh lời của NHTM. Trong khi đó cũng có nghiên cứu lại hàm ý rằng các NHTM có mức độ sở hữu tập trung cao có hiệu quả hoạt động tốt hơn.
Như vậy, có thể thấy, hầu hết các nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các NHTM đều cho thấy có mối quan hệ giữa 2 nhân tố này. Mặc dù mối quan hệ này có thể là rõ nét hoặc chưa rõ nét, có thể cùng chiều hoặc ngược chiều ở các nền kinh tế khác nhau, song kết quả kiểm chứng từ các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hồn tồn có thể vận dụng các mơ hình và kết quả nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới để kiểm định tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam.
Xét bối cảnh cụ thể tại Việt Nam, môi trường thể chế, đặc điểm phát triển kinh tế và mơi trường kinh doanh nói chung của Việt Nam có các đặc điểm khác với các quốc gia khác, do đó khơng nhất thiết các kết quả, các phát hiện ở các quốc gia khác đúng với nghiên cứu ở Việt Nam. Cụ thể, các NHTM Việt Nam đang trong quá trình tái cấu trúc để tìm kiếm một cấu trúc sở hữu tối ưu. Cấu trúc sở hữu thông qua cơ chế quản trị cơng ty trong ngân hàng sẽ có những tác động nhất định đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, tùy theo từng loại hình sở hữu khác nhau mà tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời cũng khác nhau.
2.1.1.1. Tác động của sở hữu nhà nước đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam
Lý thuyết lựa chọn công nghiên cứu về hành vi của các chính trị gia ảnh hưởng đến việc đưa ra các quyết định dựa trên các giả thuyết về tính tư lợi, tối đa hóa thỏa dụng. Lý thuyết này nhận định rằng mục đích của các chính trị gia khơng hẳn là tối đa hóa lợi nhuận, mà là tối đa hóa thỏa dụng cá nhân, theo đuổi mục tiêu chính trị, khiến cho các NHTM có sở hữu nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn các NHTM thuộc khu vực tư. Ngoài ra, lý thuyết về quyền sở hữu nhấn mạnh tầm quan trọng của sở hữu như là một nhân tố trong việc xác định kết quả kinh doanh, theo đó các đơn vị thuộc sở hữu nhà nước, đa phần theo đuổi mục tiêu chính trị thay vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Điều này khiến cho hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước kém hơn các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, cũng có một quan điểm cho rằng, các NHTM thuộc sở hữu nhà nước có tiềm lực tài chính mạnh,
quy mơ hoạt động lớn, có lợi thế cạnh tranh và cơ chế quản trị cung ty cũng có nhiều thuận lợi hơn các hình thức sở hữu khác nên có thể đạt mức sinh lời cao. Hơn nữa, chính phủ thường bảo vệ các ngân hàng này bằng cách ngấm ngầm hoặc công khai hỗ trợ về tài chính và pháp lý, điều này cũng giúp cho các NHTM thuộc sở hữu nhà nước mạnh dạn đầu tư vào những lĩnh vực có khả năng sinh lời cao. Ngồi ra, ở các nước đang phát triển, các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nhà nước chi phối thường là các ngân hàng tiên phong đẩy mạnh cơ chế kiểm sốt nội bộ, cải thiện và nâng cao tính hiệu quả của các chính sách quản lý tín dụng và minh bạch hóa thơng tin đến cổ đơng. (Cornett và cộng sự (2010))
Kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy chưa có sự đồng thuận về tác động của sở hữu nhà nước đến khả năng sinh lời của các NHTM. Nghiên cứu của Vining và Boardman (1992) tóm tắt 54 bài nghiên cứu khác nhau để so sánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước. Kết quả tổng hợp này cho thấy có 36 nghiên cứu kết luận rằng sở hữu tư nhân hoạt động tốt hơn sở hữu nhà nước, 6 bài nghiên cứu chỉ ra sở hữu nhà nước hoạt động hiệu quả hơn, và 16 bài nghiên cứu không đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa loại hình sở hữu với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Từ những phân tích trên cùng với các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc sở hữu và khả năng sinh lời của các NHTM thuộc sở hữu nhà nước, tác giả đã đưa ra nhóm giả thuyết:
H1a: Sở hữu nhà nước có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam.
H1b: Sở hữu nhà nước có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam.
2.1.1.2. Tác động của sở hữu nhà đầu tư trong nước đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam.
Sở hữu nhà đầu tư trong nước được xem xét ở đây là sở hữu của các tổ chức và cá nhân trong nước, không bao gồm sở hữu nhà nước. Theo Berger và cộng sự (2005), Cornett và cộng sự (2010) không chỉ sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động của công ty mà sở hữu nhà đầu tư trong nước cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty thông qua cơ chế quản trị. Tuy sở hữu nhà đầu tư trong nước khơng tác động tích cực đến khả năng sinh lời nhiều như
sở hữu nước ngồi, nhưng cũng có cùng xu hướng tác động như sở hữu nước ngoài (Micco và cộng sự 2007; Kiruri, 2013). Theo dòng lập luận này, sở hữu nhà đầu tư trong nước chủ động đưa ra các quyết định, không bị ràng buộc bởi các quy định của nhà nước và chỉ theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Nhóm chủ sở hữu này sẽ quan tâm và lựa chọn đầu tư vào các lĩnh vực có khả năng sinh lời cao, rủi ro thấp. Họ cũng có cơ hội lựa chọn những nhà quản trị có kiến thức chun mơn cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động, và đặc biệt ban quản trị này có thể tối đa hóa mục tiêu lợi nhuận.
Ngược lại, sở hữu NĐT trong nước cũng có thể làm gia tăng tình trạng thơng tin bất đối xứng, làm tăng chi phí đại diện và có thể giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Điều này xảy ra có thể do nhóm cổ đơng nắm giữ quyền điều hành hoạt động kinh doanh (nhóm cổ đơng nội bộ) có được nhiều thơng tin hơn nhóm cổ đơng khơng trực tiếp điều hành (cổ đơng bên ngồi) do đó cổ đơng nội bộ thực hiện những hành vi lợi ích nhóm, khơng minh bạch thơng tin… Thêm vào đó, việc quản lý và điều hành NHTM thuộc sở hữu nhà đầu tư trong nước cũng phức tạp do số lượng các cổ đơng có thể rất lớn, có nhiều người khơng hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đơng đối kháng nhau về lợi ích. Như vậy, sở hữu nhà đầu tư trong nước có thể làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Từ những lập luận trên cùng với các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đã đề xuất nhóm giả thuyết:
H2a: Sở hữu nhà đầu tư trong nước tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam.
H2b: Sở hữu nhà đầu tư trong nước tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam.
2.1.1.3. Tác động của sở hữu nước ngoài đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam
Nhiều nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm đã quan tâm, tìm hiểu bản chất tác động của sở hữu nước ngoài lên hiệu quả hoạt động, nhiều nghiên cứu với quy mô rất lớn nhưng vẫn chưa đưa ra được kết luận thống nhất về mối quan hệ này.
Theo lý thuyết nguồn lực (resource theory), sở hữu nước ngồi có mối quan hệ tích cực với hiệu quả hoạt động, do các lợi thế của chủ sở hữu nước ngoài. Một số
lợi thế chính đó là kỹ thuật cơng nghệ, quy trình sản xuất hiện đại, khả năng quản lý và tiếp thị chuyên nghiệp, cũng như khả năng tiếp cận các nguồn vốn tài chính và nguồn nhân lực chất lượng cao vượt trội. Khi triển khai hoạt động trên thị trường nước ngoài, những lợi thế này giúp họ khai thác tốt thị trường, giảm chi phí giao dịch và các rào cản quốc tế hóa khác. Thật vậy, một số nghiên cứu thực nghiệm đã cung cấp bằng chứng về những ưu thế của các chủ sở hữu nước ngoài so với các đối tác trong nước (Gedajlovic, 1993, Boardman và cộng sự 1997; Douma và cộng sự, 2006; Heugens và cộng sự, 2009).
Tuy nhiên, theo quan điểm của lý thuyết đại diện, sở hữu nước ngồi có thể tác động tích cực cũng có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động: gia tăng lợi ích và chi phí liên quan đến việc kiểm sốt nhiều hơn. Sở hữu nước ngoài được biết đến như là một cách thức tăng cường kiểm sốt các nhà quản lý và do đó bảo vệ các cổ đơng (Heugens và cộng sự, 2009). Các doanh nghiệp có sự tập trung của các chủ sở hữu nước ngồi cao (các cơng ty đa quốc gia) có thể “đặt ra và áp dụng hiệu quả các cơ chế kiểm sốt tối đa hóa hiệu quả” (Jensen và Meckling, 1976), dẫn đến sự thống trị của sở hữu nước ngoài (Boardman và Vining, 1989, Thomson và Pedersen, 2000). Tuy nhiên, việc áp đặt các cơ chế kiểm sốt cao làm tăng chi phí giao dịch và thu hút cổ đơng thiểu số, điều này có thể gây ra hiệu ứng tiêu cực nghiêm trọng (Demsetz, H. và Villalonga, 2001; Heugens và cộng sự, 2009). Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy ở các nước đang phát triển, những lợi thế của nhà đầu tư nước ngoài được phát huy tối đa trong đó đặc biệt là vai trị quản trị, do đó thường có tác động tích cực đến khả năng sinh lời. Tuy nhiên, cũng có các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng NHTM có sở hữu nước ngồi hoạt động khơng tốt bằng các NHTM có sở hữu nhà nước và NHTM có sở hữu tư nhân trong nước do cơ chế kiểm soát cao của nước sở tại.
Từ những lập luận trên cùng với các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây ở các nhóm quốc gia khác nhau tác giả đã đề xuất nhóm giả thuyết:
H3a: Sở hữu nước ngồi có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam.
H3b: Sở hữu nước ngồi có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam.
2.1.1.4. Tác động của (mức độ) sở hữu tập trung đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam
Sở hữu tập trung được đo lường qua tỷ lệ sở hữu của cổ đơng lớn. NHTM được kiểm sốt bởi các nhóm cổ đơng lớn khác nhau có thể có những điểm thuận lợi và khó khăn nhất định. Đầu tiên, các cổ đơng lớn có động lực và quyền lực để kiểm sốt các hoạt động của NHTM một cách chặt chẽ, do đó, các sai phạm hay gian dối trong hoạt động quản trị và điều hành sẽ bị hạn chế. Hơn nữa, các cổ đơng lớn có xu hướng ủng hộ các họat động làm gia tăng hiệu quả của NHTM trong dài hạn hơn là các lợi ích ngắn hạn vì lợi ích của nhóm cổ đơng lớn này ln gắn liền với lợi ích lâu dài của NHTM. Các NHTM có sở hữu tập trung cao cũng dễ dàng có được sự ổn định về vốn do các cổ đơng lớn có khuynh hướng đầu tư dài hạn. Điều này cũng giúp cho hoạt động và công tác quản trị NHTM ổn định hơn. Tuy nhiên, sở hữu tập trung cao cũng đem lại một số khó khăn, thách thức cho các ngân hàng. Cụ thể, khi cổ đơng lớn có quyền điều hành, quyền biểu quyết lớn, họ có thể dùng các quyền này tác động đến các quyết định của hội đồng quản trị vì lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm, chẳng hạn như cho vay đối với các tổ chức, cá nhân mà họ có mối quan hệ. Tình huống xấu hơn là họ có thể lợi dụng các thông tin mật để trục lợi, hoặc bán cho đối tác. Những hành vi này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu của hoạt động của NHTM.
Trên thế giới đã có nhiều bằng chứng thực nghiệm về tác động của sở hữu tập trung đến khả năng sinh lời của NHTM. Tác động của sở hữu tập trung đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp được được thực hiện bởi Berle và Means (1932). Tiếp theo đó nhiều nghiên cứu so sánh khả năng sinh lời của các doanh nghiệp được kiểm soát bởi nhà quản lý với các doanh nghiệp được kiểm soát bởi chủ sở hữu, kết quả chung cho thấy tỷ suất lợi nhuận cao hơn trong các doanh nghiệp có sở hữu tập trung cao (Cubbin và Leech, 1983). Các nghiên cứu về cấu trúc sở hữu tập trung trong lĩnh vực ngân hàng cũng được một số tác giả quan tâm trong những năm gần đây.
Nghiên cứu của Iannotta và cộng sự (2007), Dao và Hoang (2012) đã cho thấy cấu trúc sở hữu tập trung khơng có tác động đáng kể đến khả năng sinh lời của NHTM. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Javid và Iqbal (2008), Ozili và Uadiale (2017) và nghiên cứu của Bian và Deng (2017) lại tìm thấy ảnh hưởng đáng kể của
sở hữu tập trung đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Cụ thể, nghiên cứu của Ozili và Uadiale (2017) đưa ra kết luận, sở hữu tập trung càng cao, tỷ suất sinh lời trên tài sản càng cao, thu nhập lãi thuần càng cao, khả năng kiếm được thu nhập định kỳ càng cao. Thêm vào đó, nghiên cứu của Riewsathirathorn và cộng sự (2011) và nghiên cứu của Haque và Brown (2017) cũng cho thấy sở hữu tập trung có tác động tích cực đến hiệu quả quản lý chi phí. Ngược lại, nghiên cứu của Kiruri, (2013) cho thấy rằng sở hữu tập trung có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của các NHTM ở Kenya. Nghiên cứu của Riewsathirathorn và cộng sự (2011), nghiên cứu của Hanafi và công sự (2015) ủng hộ quan điểm này khi đưa ra kết luận rằng sở hữu tập trung càng cao, hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng thấp. Nghiên cứu của Bian và Deng (2017) cũng cho thấy rằng sở hữu tập trung thấp cải thiện tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lời