Giả thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của NHTM Việt

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam. (Trang 72 - 78)

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1.2. Giả thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của NHTM Việt

Theo các lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết rủi ro đạo đức, lý thuyết rủi ro thị trường và các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã cho thấy các cấu trúc sở hữu khác nhau, thơng qua cơ chế quản trị cơng ty đã có các ảnh hưởng nhất định lên rủi ro của các doanh nghiệp, cũng như ngân hàng thương mại.

Cho đến nay, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy các lập luận trái ngược nhau về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro của ngân hàng thương mại như đã trình bày ở chương 1. Có thể thấy, hầu hết các nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của các NHTM đều cho thấy có mối tương quan giữa 2 nhân tố này. Mặc dù tương quan này có thể là rõ ràng hoặc chưa rõ ràng, có thể thuận chiều hoặc ngược chiều ở các nền kinh tế khác nhau, song kết quả từ các mơ hình

nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy có thể vận dụng các mơ hình và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới để kiểm định tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của các NHTM Việt Nam.

Xét bối cảnh cụ thể tại Việt Nam, môi trường thể chế, đặc điểm phát triển kinh tế và mơi trường kinh doanh nói chung của Việt Nam có các đặc điểm khác với các quốc gia khác, do đó khơng nhất thiết các kết quả, các phát hiện ở các quốc gia khác đúng với nghiên cứu ở Việt Nam. Cụ thể, các NHTM Việt Nam đang trong quá trình tái cấu trúc để tìm kiếm một cấu trúc sở hữu tối ưu. Cấu trúc sở hữu thông qua cơ chế quản trị công ty trong ngân hàng sẽ có những tác động nhất định đến rủi ro của ngân hàng thương mại.

2.1.2.1 Tác động của sở hữu nhà nước đến rủi ro của NHTM Việt Nam

Về mặt lý thuyết, sở hữu nhà nước được xem xét từ hai quan điểm khác nhau. Theo quan điểm thứ nhất, sở hữu nhà nước sẽ bảo đảm sự vững chắc về tài chính và tăng cường khả năng quản trị tốt hơn cho các NHTM. Hơn nữa, ở các nước kém phát triển, sở hữu nhà nước là cần thiết để phát triển kinh tế, tài chính và cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng. Thơng qua việc tham gia vào các NHTM, chính phủ đạt được các mục tiêu chính trị xã hội. Trong trường hợp các ngân hàng có sở hữu nhà nước, chính phủ tài trợ cho các dự án tạo ra nhiều việc làm, nhất là khi các dự án đó khơng thể có được nguồn tài trợ từ khu vực tư nhân (La Porta và cộng sự, 2002). Theo quan điểm thứ hai, sở hữu nhà nước được coi là một nguồn vốn không hiệu quả do sự quan liêu của chính phủ, sự thiếu động lực và thiếu giám sát trên thị trường vốn. Thật vậy, các nhà quản lý trong các đơn vị có sở hữu nhà nước khơng được kiểm sốt chặt chẽ như các nhà quản lý trong khu vực tư nhân. Do đó, họ ít nỗ lực hơn so với các nhà quản lý thuộc khu vực tư nhân hoặc dịch chuyển các nguồn lực vì lợi ích cá nhân (Lang và So, 2002). Các mục tiêu chính trị cũng có thể làm thay đổi chức năng của các ngân hàng có sở hữu nhà nước vì thơng qua loại hình ngân hàng này chính phủ tài trợ cho các các dự án khơng hiệu quả vì lý do chính trị hoặc đơi khi là lạm quyền (thông qua hối lộ) (Shleifer và Vishny, 1986). Thật vậy, Bonin và cộng sự (2005) cho rằng các ngân hàng có sở hữu của nhà nước hoạt động không hiệu quả, gia tăng rủi ro và được coi là gánh nặng cho ngành ngân hàng.

giảm rủi ro và tăng tính ổn định cho ngân hàng. (Hussain, 2018; Hammami và Boubaker, 2015; Iannotta và cộng sự, 2007). Giải thích cho lập luận này cần xem xét đầy đủ vai trò của sở hữu nhà nước trong các NHTM trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển, thể hiện rõ việc tăng cường cơ chế kiểm soát và giám sát từ cơ quan nhà nước đối với các ngân hàng nhà nước nắm cổ phần thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính, đảm bảo mục tiêu ổn định hệ thống ngân hàng cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Nghiên cứu của Cornett và cộng sự (2010) cũng cho thấy sau khủng hoảng tài chính, các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nhà nước chi phối là các ngân hàng tiên phong đẩy mạnh cơ chế kiểm soát nội bộ, cải thiện và nâng cao tính hiệu quả của các chính sách quản lý tín dụng và minh bạch thông tin đến cổ đông. Đây là các minh chứng cho thấy vai trò của sở hữu nhà nước trong sự ổn định và giảm rủi ro của các ngân hàng thương mại.

Từ những lập luận trên cùng với nghiên cứu thực nghiệm về tác động của sở hữu nhà nước đến rủi ro của các NHTM, tác giả đã đề xuất giả thuyết:

H5a: Sở hữu nhà nước có tác động cùng chiều đến rủi ro của NHTM Việt Nam.

H5b: Sở hữu nhà nước có tác động ngược chiều đến rủi ro của NHTM Việt Nam.

2.1.2.2 Tác động của sở hữu NĐT trong nước đến rủi ro của NHTM Việt Nam

Thông thường các NHTM có tỷ lệ sở hữu NĐT trong nước cao có khả năng lựa chọn các nhà quản lý có kiến thức chun mơn cao trong lĩnh vực ngân hàng và có khả năng tối đa hóa lợi nhuận của các cổ đơng, tuy nhiên khi theo đuổi lợi nhuận thì các NHTM này gặp rủi ro cao hơn. Hơn nữa, không giống như sở hữu nhà nước, sở hữu NĐT trong nước có thể đối mặt với khả năng bị thâu tóm hoặc khả năng phá sản vì thiếu sự bảo đảm ngầm của chính phủ. Ngồi ra, NHTM thuộc sở hữu NĐT trong nước cũng có thể phải đối mặt với áp lực từ chính các cổ đơng lớn để dành sự ưu đãi cho các cơng ty của gia đình hoặc các cơng ty họ có mối quan hệ. Các NHTM thuộc sở hữu NĐT trong nước cũng có thể phân bổ các khoản vay và nguồn lực theo những cách không đem lại hiệu quả kinh doanh tối ưu. Cuối cùng, các NHTM Việt Nam thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức trong nước phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn trong những năm gần đây, điều này khiến các NHTM này

phải mạo hiểm hơn trong các hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, có thể dự đốn rằng tỷ lệ sở hữu NĐT trong nước cao trong cơ cấu sở hữu sẽ gia tăng rủi ro của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu của Mian (2003) đã phát hiện ra rằng các NHTM có sở hữu tư nhân duy trì danh mục đầu tư rủi ro hơn so với các NHTM có sở hữu nước ngồi. Nghiên cứu của Iannotta, Nocera, và Sironi (2013) cũng cho thấy các NHTM thuộc sở hữu nhà đầu tư trong nước có rủi ro phá sản cao hơn NHTM thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, một số các nghiên cứu khác lại cho thấy sở hữu NĐT trong nước có tương quan nghịch với rủi ro của NHTM. Cụ thể, nghiên cứu của Berger và cộng sự (2005), Cornett và cộng sự (2010), Dong và cộng sự (2014) thấy rằng các ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân có hiệu quả quản lý tốt hơn, tăng trưởng tài sản tốt hơn và chất lượng cho vay tốt hơn so với các ngân hàng có sở hữu nhà nước. Thêm vào đó, nghiên cứu của Lassoued và cộng sự (2016) cho thấy các ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân có cơ chế quản trị tốt hơn nên khả năng sinh lời tốt hơn và rủi ro thấp hơn so với các NHTM thuộc sở hữu nhà nước.

Từ những lập luận trên cùng với bằng chứng thực nghiệm về cấu trúc sở hữu và rủi ro của các NHTM, tác giả đã đề xuất nhóm giả thuyết:

H6a: Sở hữu nhà đầu tư trong nước tác động cùng chiều đến rủi ro của

NHTM Việt Nam.

H6b: Sở hữu nhà đầu tư trong nước tác động ngược chiều đến rủi ro của

NHTM Việt Nam.

2.1.2.3. Tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro của NHTM Việt Nam

Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong NHTM mang lại lợi ích ở cả cấp độ vi mô lẫn vĩ mô. Ở cấp độ mỗi ngân hàng, tại các nước đang phát triển, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài giúp cải thiện nguồn nhân lực, kỹ năng, gia tăng khả năng quản trị và có thể dẫn đến sự đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, sử dụng tốt hơn các công nghệ mới và sự chuyển giao kiến thức. Về vấn đề này, Levine (1996) lập luận rằng sự tham gia của nước ngồi giúp tăng cường các dịch vụ tài chính và cho phép tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường tài chính quốc tế. Ở cấp quốc gia, sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngồi có thể tăng cường năng lực cạnh tranh ở nước sở tại (Claessens và Ohara, 2013). Ngồi ra, nó gây áp lực lên các chính phủ để thúc đẩy cải cách trong nước bằng cách cải thiện các quy định,

cách thức giám sát, và tăng tính minh bạch (Levine, 1996).

Về tác động đến rủi ro, sở hữu nước ngồi được coi là yếu tố có thể đem đến rủi ro cao hơn cho NHTM vì nhiều lý do. Đầu tiên, chủ sở hữu nước ngồi có thể “thích” rủi ro hơn so với chủ sở hữu trong nước do có khả năng phân tán rủi ro tốt hơn. Thứ hai, các NHTM có sở hữu nước ngồi hoạt động hiệu quả hơn và chấp nhận rủi ro cao hơn so với các NHTM trong nước do có khả năng đa dạng hóa rủi ro. Thật vậy, chủ sở hữu nước ngồi có thể tiếp cận thị trường vốn tốt hơn và có khả năng phục vụ các khách hàng quốc tế có chất lượng tốt hơn, các ngân hàng trong nước không dễ dàng phục vụ nhóm khách hàng quốc tế này (Berger và cộng sự, 2005). Tuy nhiên cũng có lập luận trái chiều về vấn đề này. Ở các nước đang phát triển, các nhà đầu tư nước ngồi có thể có lợi thế so sánh trong việc tiếp cận công nghệ, trong việc thu thập, đánh giá và phân tích thơng tin định lượng trên báo cáo tài chính và ít chịu áp lực chính trị. Điều này có thể làm giảm rủi ro cho các NHTM có nhà đầu tư nước ngồi. Nhiều nghiên cứu đã tập trung phân tích tác động của sở hữu nước ngồi đến rủi ro của ngân hàng thương mại, tuy nhiên các phát hiện của họ không nhất quán. Chẳng hạn, nghiên cứu của Yeyati và Micco (2007) cho thấy rằng các NHTM có sở hữu nước ngồi, trong mẫu các ngân hàng Mỹ Latinh, có mức độ rủi ro cao hơn (được đo bằng chỉ số Z) so với các NHTM trong nước. Tuy nhiên, nghiên cứu của Crystal và cộng sự (2002) cho thấy các NHTM có sở hữu nước ngồi thận trọng hơn các NHTM trong nước ở các thị trường mới nổi (emerging market economies). Mian (2003) phát hiện ra rằng các NHTM thuộc sở hữu tư nhân trong nước duy trì danh mục đầu tư rủi ro cao hơn so với các NHTM có sở hữu nước ngồi, các ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân trong nước có nhiều tài sản sinh lời (các khoản cho vay) hơn là các tài sản lưu động như tiền mặt và chứng khốn chính phủ. Nghiên cứu của Laeven (1999) cũng cho rằng sở hữu nước ngoài làm giảm rủi ro của các NHTM. Ngoài ra, nghiên cứu của Micco và cộng sự (2007) chỉ ra rằng cổ đơng nước ngồi có vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện tỷ suất sinh lời và quản trị chi phí hoạt động tốt hơn. Từ đó, họ khuyến nghị nên nâng cao tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các NHTM tại các nước đang phát triển. Zhu và cộng sự (2009) đã nghiên cứu tác động của sở hữu nước ngoài lên rủi ro của 72 NHTM ở Trung Quốc trong giai đoạn 2002-2006. Kết quả

nghiên cứu này đã cho thấy sở hữu nước ngoài càng cao, rủi ro của NHTM ở Trung Quốc càng thấp. Thật vậy, các nhà đầu tư nước ngồi với kiến thức chun mơn cao, cơng nghệ hiện đại và bề dày kinh nghiệm về quản trị rủi ro do đó họ có khả năng giúp các NHTM Trung Quốc cải thiện quản trị rủi ro.

Từ những phân tích trên cùng với các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc sở hữu và rủi ro của các NHTM tác giả đã đưa ra nhóm giả thuyết:

H7a: Sở hữu nước ngồi có tác động ngược chiều đến rủi ro của NHTM Việt Nam.

H7b: Sở hữu nước ngồi có tác động cùng chiều đến rủi ro của NHTM Việt Nam.

2.1.2.4. Tác động của sở hữu tập trung đến rủi ro của NHTM Việt Nam

Theo lý thuyết chi phí đại diện, khi các cổ đơng ít kiểm sốt hành động của các nhà quản lý thì rủi ro sẽ cao hơn vì các nhà quản lý được tự do hơn trong các quyết định đầu tư mạo hiểm của mình. Hay nói cách khác, khi sở hữu tập trung cao, các cổ đơng lớn sẽ kiểm sốt chặt chẽ hơn hành động của các nhà quản lý, do đó, sẽ giảm bớt rủi ro. Sự phức tạp trong hoạt động kinh doanh của NHTM càng làm tăng tình trạng thơng tin bất đối xứng và giảm khả năng giám sát của chủ sở hữu ngân hàng đối với các quyết định của các nhà quản lý. Tuy nhiên, việc kiểm sốt của các cổ đơng đối với các nhà quản lý có thể có tác động hai chiều đến rủi ro. Một mặt, khi có sự kiểm sốt của các cổ đơng lớn, xung đột giữa chủ sở hữu và nhà quản lý giảm hoặc không tồn tại, nhưng vẫn tồn tại rủi ro đạo đức. Trong những trường hợp như vậy, rủi ro vẫn tồn tại trong các tổ chức tài chính nhưng sẽ giảm đi. Mặt khác, khi mức độ tập trung sở hữu thấp hoặc không tồn tại sự kiểm sốt của các cổ đơng lớn, rủi ro đạo đức và xung đột giữa chủ sở hữu và nhà quản lý cùng tồn tại, tác động của sở hữu tập trung đến rủi ro ít rõ ràng hơn. Đầu tiên, vấn đề xung đột giữa chủ sở hữu và nhà quản lý có thể làm tăng rủi ro, khi các nhà quản lý đối mặt với nguy cơ hiệu quả hoạt động kém, họ sẽ quyết định mạo hiểm hơn vượt quá ý muốn của cổ đông. Điều này sẽ dẫn đến rủi ro lớn hơn so với trường hợp chỉ do rủi ro đạo đức. Thêm vào đó, nếu các nhà quản lý có dự định bảo tồn vốn nhân lực và tài sản mà họ đã đầu tư, vấn đề rủi ro đạo đức sẽ giảm và sẽ có ít rủi ro hơn so với trường hợp trước. Ngoài ra, các cổ đơng lớn cũng có xu hướng lựa chọn tối đa hóa lợi ích

của họ, việc này cũng có thể gia tăng rủi ro cho ngân hàng, tùy thuộc vào hành động của nhà quản lý. Trong trường hợp mức độ chấp nhận rủi ro của nhà quản lý thấp hơn mức mong muốn của cổ đơng, các nhà quản lý sẽ có thể hành động như những người “khơng thích” rủi ro để bảo vệ vị trí của họ hơn là tối đa hóa lợi ích của cổ đơng. Tuy nhiên, bằng cách cung cấp cho nhà quản lý quyền chọn cổ phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi trong ngân hàng, mối quan tâm của nhà quản lý sẽ gắn kết chặt chẽ hơn với các cổ đơng, có thể ủng hộ các quyết định mạo hiểm của các cổ đông lớn.

Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của sở hữu tập trung và rủi ro của ngân hàng cũng chưa có kết luận đồng nhất. Một số nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ thuận chiều giữa sở hữu tập trung và rủi ro (Martinez và Ramirez, 2011, Saunders và cộng sự 1990), trong khi những nghiên cứu khác (Burkart và cộng sự, 1997, Iannotta và cộng sự, 2007) lại tìm thấy tác động ngược chiều của sở hữu tập trung đến rủi ro của NHTM. Hơn nữa, một số nghiên cứu khác (Anderson và Fraser, 2000, Gorton và Rosen, 1995) lại kết luận rằng sở hữu tập trung có mối quan hệ phi tuyến tính (U hoặc nghịch đảo U) với rủi ro của NHTM.

Từ những lập luận của lý thuyết chi phí đại diện, rủi ro đạo đức cùng với kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đề xuất giả thuyết:

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam. (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w