5. Kết cấu của đề tài
2.1. Nguồn số liệu và phương pháp chọn mẫu
2.1.1. Nguồn số liệu
- Dữ liệu chính thức được thu thập từ báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012 đã được kiểm toán của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn GDCK TP.HCM (HOSE) và Hà Nội (HNX). Thơng tin thu thập là tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính theo ngành của các DN niêm yết thông qua các trang web của Sở GDCK TP.HCM, Sở GDCK Hà Nội, Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Nam…
2.1.2. Phương pháp chọn mẫu
Trong phạm vi của đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng (stratified sampling) để chọn mẫu nghiên cứu, cụ thể:
Trước tiên tác giả phân chia tổng thể nghiên cứu thành hai tổ theo tiêu thức có liên quan đến mục đích nghiên cứu đó là các DN theo sàn GDCK (sàn GDCK TP.HCM và Hà Nội) và số đơn vị mẫu chọn ra ở mỗi tổ tuân theo tỷ lệ số đơn vị tổ đó chiếm trong tổng thể nghiên cứu. Sau đó trong từng tổ, tác giả dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để chọn ra các đơn vị của mẫu.
Dựa vào bảng chọn cỡ mẫu do Krejcie &. Morgan (1970) công bố (xem phụ lục 1), đồng thời theo Sở GDCK TP.HCM và Sở GDCK Hà Nội tổng số doanh nghiệp niêm yết đến ngày 20/08/2013 trên 02 sàn này là 737 doanh nghiệp, loại trừ 40 doanh nghiệp ngành tài chính & bảo hiểm, số doanh nghiệp trong tổng thể nghiên cứu là 697 doanh nghiệp, vì vậy đề tài chọn kích thước mẫu là 242 mẫu.
57,96%. Do đó, tác giả phân chia số lượng mẫu trên mỗi sàn GDCK theo tỷ lệ như sau: sàn GDCK TP.HCM là 102 mẫu và sàn GDCK Hà Nội là 140 mẫu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu định tính
Dùng nghiên cứu khám phá cụ thể là thơng qua các tài liệu thứ cấp bao gồm các lý thuyết nền, các nghiên cứu khoa học trước đó để trả lời cho 2 câu hỏi:
+ Các yếu tố nào tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp? + Làm thế nào để xác định mối tương quan giữa khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng và các nhân tố như số năm hoạt động của công ty, tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng tài sản cố định, lợi nhuận, quy mơ cơng ty, giới tính, mối liên hệ với ngân hàng?
Phần trả lời cho câu hỏi 1 nằm ở chương 1, phần 1.1 (các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng). Để trả lời cho câu hỏi 2, học viên tiến hành nghiên cứu định lượng.
- Nghiên cứu định lượng
Trong nghiên cứu tác giả sử dụng mơ hình kinh tế lượng, cụ thể là mơ hình hồi quy probit để xác định các nhân tố nghiên cứu có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp. Phần mềm sử dụng là SPSS 18.0
Chi tiết các bước như sau:
+ Dựa trên các nghiên cứu đã có và tương tự với đề tài nghiên cứu này của các nhà khoa học trên thế giới, đề xuất mơ hình phù hợp tại Việt Nam khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp.
+ Dựa trên tổng quan lý thuyết xác định các giả thiết nghiên cứu, các nhân tố nghiên cứu có tác động cùng chiều hay ngược chiều với khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DN.
+ Dùng phần mềm SPSS 18.0 để kiểm định mơ hình đề xuất, từ đó đưa ra kết quả nghiên cứu so sánh với kết quả các nghiên cứu trước đây.
2.3. Các biến và mô hình nghiên cứu 2.3.1 Biến nghiên cứu
Các biến sử dụng trong mơ hình nghiên cứu được mơ tả chi tiết trong bảng sau: Bảng 2.1 Định nghĩa các biến trong mơ hình nghiên cứu
Loại biến Ký hiệu Định nghĩa Cách đặt giá trị biến
Biến phụ
thuộc NL biến không được vay nợ 1 nếu công ty không vay được vốn ngân hàng, 0 nếu trường hợp khác Biến độc
lập AGE số năm hoạt động của công ty Số năm hoạt động của công ty Biến độc
lập SALESINC biến tăng trưởng doanh thu
1 nếu cơng ty có doanh thu năm khảo sát tăng so với năm trước đó, 0 nếu trường hợp khác
Biến độc
lập FIXEDINC biến tăng trưởng TSCĐ
1 nếu cơng ty có TSCĐ năm khảo sát tăng so với năm trước đó, 0 nếu trường hợp khác
Biến độc
lập NOPROFIT biến khơng có lợi nhuận
1 nếu cơng ty khơng có lợi nhuận trong năm khảo sát, 0 nếu trường hợp khác
Biến độc
lập LARGE quy mô công ty lớn
1 nếu DN quy mô lớn (theo tổng nguồn vốn và tùy ngành nghề), 0 nếu trường hợp khác
Biến độc
lập MEDIUM quy mô công ty vừa
1 nếu DN quy mô vừa (theo tổng nguồn vốn và tùy ngành nghề), 0 nếu trường hợp khác
Biến độc
lập FEMALE
giới tính của chủ sở hữu của
công ty là nữ 1 nếu chủ sở hữu của công ty là nữ, 0 nếu trường hợp khác Biến độc
lập ACCOUNTS tài khoản ngân hàng
1 nếu công ty có tài khoản ngân hàng, 0 nếu trường hợp khác
Biến kiểm
soát OWN
người nắm cổ phần chi phối
Biến kiểm
soát SECTOR2 ngành nghề kinh doanh 2
1 nếu ngành dịch vụ, 0 nếu trường hợp khác
Biến kiểm
soát SECTOR3 ngành nghề kinh doanh 3 1 nếu ngành lưu trú ăn uống, 0 nếu trường hợp khác Biến kiểm
soát SECTOR4 ngành nghề kinh doanh 4 1 nếu ngành sản xuất, 0 nếu trường hợp khác Biến kiểm
soát SECTOR5 ngành nghề kinh doanh 5
1 nếu ngành khai khống (dầu khí), 0 nếu trường hợp khác
Biến kiểm
soát SECTOR6 ngành nghề kinh doanh 6 1 nếu ngành thương mại, 0 nếu trường hợp khác Biến kiểm
soát SECTOR7 ngành nghề kinh doanh 7
1 nếu ngành xây dựng và bất động sản, 0 nếu trường hợp khác
Biến kiểm soát NC
số lượng đối thủ cạnh tranh ở thị trường trong nước
Số lượng đối thủ cạnh tranh ở thị trường trong nước
Biến kiểm
soát EXPINC xuất khẩu
1 nếu xuất khẩu của công ty đã tăng lên trong năm khảo sát so với năm trước đó, 0 nếu ngược lại
Biến kiểm
soát DOMESTIC tỷ lệ doanh thu nội địa Tỷ lệ doanh thu nội địa
Lưu ý
- Biến không vay được nợ (NL) bao gồm các cơng ty khơng có số dư tài khoản vay nợ ngắn hạn và tài khoản vay nợ dài hạn ngân hàng tại thời điểm 31/12 năm khảo sát.
- Biến quy mô công ty lớn (LARGE), quy mơ cơng ty vừa (MEDIUM): tiêu chí để đánh giá
DN nhỏ, vừa, lớn ở Việt Nam theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ :
Điều 3. Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế tốn của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình qn năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
Quy mô Khu vực Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người
II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người
III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người
- Biến tài khoản ngân hàng (ACCOUNTS): biến này nhận giá trị bằng 1 nếu cơng ty có số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng tại thời điểm 31/12 năm khảo sát, biến này nhận giá trị bằng 0 trong trường hợp ngược lại.
- Các biến SECTOR1, SECTOR2, SECTOR3, SECTOR4, SECTOR5, SECTOR6, SECTOR7: tác giả phân ngành dựa trên dữ liệu ngành thu thập được từ trang web www.chungkhoanphuongnam.com.vn.