Đánh giá, nhận định mơ hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 52 - 55)

5. Kết cấu của đề tài

3.4. Đánh giá, nhận định mơ hình

Kết quả mơ hình thể hiện ở các bảng trên cho thấy số năm hoạt động của công ty, tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng TSCĐ, khơng có lợi nhuận, quy mơ cơng ty lớn, giới tính của chủ sở hữu là nữ, tỷ lệ doanh thu nội địa, tài khoản ngân hàng, ngành sản xuất, số lượng đối thủ cạnh tranh và khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng có quan hệ với nhau. Các tham số thống kê của mơ hình đều chứng tỏ các mơ hình là phù hợp và có ý nghĩa. Và mức độ giải thích của mơ hình cao, thể hiện ở hệ số kiểm định độ phù hợp của mơ hình là 0,886.

Về mối quan hệ giữa hai biến số năm hoạt động của công ty và khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng, kết quả mơ hình hồi quy tuyến tính cho thấy có mối quan hệ tiêu cực giữa chúng. Có nghĩa là, nếu số năm hoạt động của cơng ty lớn thì cơng ty có khả năng tiếp cận tín dụng hơn các cơng ty mới thành lập. Các kết quả nghiên cứu trước đây trên thế giới đều cho rằng biến số năm hoạt động của công ty không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng doanh nghiệp. Điều này cho thây ở Việt Nam tuổi đời thành lập của công ty là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DN. Như vậy, giả thuyết H1 mối tương quan nghịch giữa số năm

hoạt động của công ty và khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng đã được chứng minh thông qua số liệu thực tế từ 2010 đến 2012 của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Kết quả mơ hình hồi quy tuyến tính cho thấy có mối quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng doanh thu và khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng như thực tế tín dụng Việt Nam. Như vậy, giả thuyết H2 mối tương quan nghịch giữa tăng trưởng doanh thu và khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng đã được chứng minh.

Tương tự, kết quả mơ hình hồi quy tuyến tính cho thấy có mối quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng TSCĐ và khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng. Như vậy, giả thuyết H3 mối tương quan nghịch giữa tăng trưởng TSCĐ và khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng đã được chứng minh. Đồng thời kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây trên thế giới.

Về mối quan hệ giữa hai biến khơng có lợi nhuận và khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng, kết quả mơ hình hồi quy tuyến tính cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa chúng. Có nghĩa là, nếu công ty hoạt động không có lợi nhuận thì cơng ty có khả năng khơng tiếp cận được tín dụng. Điều này phù hợp với lý thuyết tín dụng ngân hàng cũng như thực tế tín dụng Việt Nam. Như vậy, giả thuyết H4 mối tương quan thuận giữa khơng có lợi nhuận và khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng đã được chứng minh.

Ngồi ra, quy mơ công ty lớn, tỷ lệ doanh thu nội địa, tài khoản ngân hàng, ngành sản xuất, số lượng đối thủ cạnh tranh cũng tác động tiêu cực đến khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng. Như vậy, giả thuyết H6 và H8 mối tương quan nghịch giữa các biến độc lập quy mô công ty lớn, tài khoản ngân hàng và biến phụ thuộc khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng cũng được chứng minh (phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây trên thế giới)

Vì kết quả hồi quy cho thấy giới tính của chủ sở hữu là nữ có mối tương quan nghịch với khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng nên bác bỏ giả thuyết H7. Các kết quả nghiên cứu trước đây ở các nước khác cho thấy giới tính chủ sở hữu là nữ không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DN. Điều này cho thấy tại Việt Nam các ngân hàng vẫn đánh giá cao về khả năng quản lý của nam giới.

Biến độc lập quy mơ cơng ty vừa có hệ số sig. >0.1 nên khơng có mối quan hệ với khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng nên bác bỏ giả thuyết H6 . Điều này đúng với kết quả nghiên cứu ở các nước khác. Thực tế cho thấy các ngân hàng đánh giá cao các cơng ty có quy mơ lớn và các công ty này sẽ dễ dàng tiếp cận với nguồn tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên nếu DN có quy mơ vừa thì ngân hàng sẽ căn cứ vào các tiêu chí khác để quyết định chứ khơng đánh giá thấp các cơng ty này.

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày kết quả nghiên cứu gồm kết quả thống kê mô tả các biến nghiên cứu, kết quả mô tả hệ số tương quan, kết quả nghiên cứu, kiểm định mơ hình hồi quy. Từ kết quả hồi quy cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp bao gồm số năm hoạt động của công ty, tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng tài sản cố định, khơng có lợi nhuận, quy mơ cơng ty lớn, giới tính của chủ sở hữu là nữ, có tài khoản ngân hàng, ngành sản xuất, số lượng đối thủ cạnh tranh, tỷ lệ doanh thu nội địa.

Trong chương tiếp theo, ta sẽ xem xét một vài gợi ý nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.

CHƯƠNG 4

KIẾN NGHỊ NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM

Căn cứ kết quả nghiên cứu đã đạt được, một số kiến nghị nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vay được vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)