Nhu cầu đi lại theo phương thức thực hiện

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Vận tải hành khách công cộng trong các đô thị (Trang 25 - 27)

1.1.2.2 Đặc điểm của nhu cầu đi lại

Nhu cầu đi lại có những đặc điểm cơ bản sau đây:

- Nhu cầu đi lại là một nhu cầu phát sinh: Nhu cầu đi lại không phải là nhu cầu

nguyên sinh mà là kết quả của các nhu cầu khác thuộc lĩnh vực sản xuất và đời sống. Do vậy qui luật biến động về nhu cầu đi lại phụ thuộc vào qui luật biến đổi của hàng loạt các "cầu" khác được gọi là các nhân tố làm phát sinh chuyến đi.

- Nhu cầu đi lại có thể được thực hiện bằng các loại phương tiện khác nhau:

Nhu cầu đi lại của hành khách trong phạm vi thành phố thường được thoả mãn bằng các PTVT thuộc sở hữu khác nhau như: PTVT cá nhân, phương tiện của lực lượng VTHKCC. Từ đặc điểm này ta thấy sản phẩm vận tải đáp ứng nhu cầu sẽ được tiêu thụ hết ngay sau khi nhu cầu được thỏa mãn hay nói khác đi nhu cầu vận tải khơng có sản phẩm dự trữ. Nhưng thực tế nó có thể dự trữ bằng năng lực vận tải.

- Nhu cầu đi lại ít có khả năng thay thế: thường chỉ có sự thay thế về phương thức vận tải. Bởi vậy, việc phát triển phương thức vận tải này sẽ tác động trực tiếp với một mức độ nhất định đến cầu với phương thức vận tải khác.

Nhu cầu đi lại

(Tổng số chuyến đi của người dân)

Chuyến đi bộ Chuyến đi bằng PTVT

PTVT cơ giới PTVT phi cơ giới

- Giá cả tác động chậm đến nhu cầu đi lại: Đối với phần lớn các loại hàng hố

khác khi giá cả giảm thì cầu tăng lên. Còn trong vận tải hành khách, khi giá hạ thì phải sau một thời gian nhất định cầu mới có thể tăng. Giá cả dự kiến tăng giảm trong tương lai tác động không nhiều đến nhu cầu đi lại vì người mua khơng thể dự trữ sản phẩm để tiêu thụ trong tương lai hay tạm giảm mức tiêu thụ trong hiện tại.

- Nhu cầu đi lại có nét đặc trưng theo hướng và mang tính thời điểm rõ rệt: Nhu cầu đi lại thường xuất hiện theo thời điểm, tại các khu vực phát sinh ra các chuyến đi do vậy theo thời gian và không gian khác nhau, nhu cầu vận tải sẽ thay đổi đột ngột, do vậy trong đô thị người ta có sự biến động theo giờ cao điểm là rõ nét.

- Nhu cầu đi lại mang tính xã hội sâu sắc : Do nhu cầu đi lại là nhu cầu phát sinh nên sự khác nhau về mức độ phát triển kinh tế - xã hội, số lượng, cơ cấu, mật độ dân cư và sự phân bố dân cư, thu nhập, sự phát triển của mạng lưới GTVT... sẽ làm cho nhu cầu đi lại ở các đô thị là khác nhau.

Từ hình 1.1 có thể nhận thấy, để giải quyết nhu cầu đi lại trong đơ thị có thể có hai hướng như sau:

Thứ nhất: Cải tạo và phát triển hệ thống đường sá để đáp ứng nhu cầu đi lại của

thị dân bằng PTVT cá nhân một cách tự do (Xe đạp, xe máy, ôtô con).

Thứ hai: Kết hợp cải tạo hệ thống đường sá với sự phát triển một cách hợp lý hệ

thống VTHKCC.

Hướng giải quyết thứ nhất hết sức tốn kém và nhiều khi không thể thực hiện được do hàng loạt những ngoại ứng tiêu cực của việc cá nhân hoá các phương tiện đi lại. Do vậy, hầu hết các nước không lựa chọn thuần tuý cách giải quyết này. Hướng giải quyết thứ hai là đúng đắn mà hầu hết các nước đã lựa chọn. Theo hướng này, nhu cầu đi lại được giải quyết bằng hai cách:

- Phát triển mạng lưới VTHKCC trên mạng lưới giao thơng hiện có cho đến khi khai thác hết năng lực thơng qua của nó mà vẫn khơng thoả mãn được nhu cầu đi lại thì mới cải tạo và phát triển các tuyến giao thông.

- Cải tạo và phát triển mạng lưới giao thông luôn luôn gắn chặt với những phương tiện VTHKCC dự kiến sẽ sử dụng. Với sự lựa chọn của mình hầu hết các nước trên thế giới đã đầu tư phát triển nhanh chóng VTHKCC.

Vận tải hành khách công cộng giữ một vai trò chủ đạo trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong các đô thị hiện đại, hệ thống này đảm nhận từ (30  50)% (thậm chí tới 70%) nhu cầu đi lại của thị dân. Do vậy, phát triển VTHKCC được

xem là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết nhu cầu đi lại của người dân đô thị, đồng thời cũng là một chính sách xã hội[10].

1.1.3 Hệ thống giao thông vận tải đô thị

1.1.3.1 Cấu trúc của hệ thống giao thông vận tải đô thị

Giao thông vận tải đơ thị là tập hợp các cơng trình, các con đường giao thông và các PTVT khác nhau đảm bảo sự liên kết giữa các khu vực của đô thị với nhau[19].

Một hệ thống GTVT đô thị được tổ chức tốt và hoạt động có hiệu quả sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của đô thị. Ngược lại, nếu không giải quyết được vấn đề về GTVT đô thị thì nó lại trở thành nguy cơ và lực cản lớn nhất đối với việc phát triển các chức năng khác của đô thị.Các thành phần cơ bản của hệ thống GTVT đơ thị được mơ tả ở hình 1.2.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Vận tải hành khách công cộng trong các đô thị (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)