Mô tả biến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến yếu tố năng suất tổng hợp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam 2008 (Trang 33 - 37)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Mô tả biến

Bởi vì nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu chéo, nên các biến định lượng sẽ được lấy logarit để hạn chế khả năng vi phạm hiện tượng phương sai thay đổi.

2.4. Mô tả biến

TuoiDN: Biến định lượng thể hiện số năm tồn tại của doanh nghiệp, được tính từ thời điểm bắt đầu thành lập đến thời điểm khảo sát là năm 2009.

Nangluong: Biến định lượng cho biết mức độ sử dụng năng lượng của doanh nghiệp. Yếu tố này được đo lường bằng cách chia tổng chi phí điện, ga và nhiên liệu cho tổng doanh thu.

Xuatkhau: Biến giả cho biết doanh nghiệp có xuất khẩu hay khơng. Biến này sẽ nhận hai giá trị: 1 sẽ đại diện cho nhóm doanh nghiệp có xuất khẩu và 0 sẽ đại diện cho nhóm cịn lại.

Loaihinh: Biến giả cho biết hình thức pháp lý của doanh nghiệp, nhằm phân biệt giữa nhóm hộ gia đình với nhóm doanh nghiệp. Biến này cũng nhận hai giá trị: 1 sẽ đại diện cho nhóm hộ gia đình và 0 sẽ đại diện cho nhóm doanh nghiệp.

Vonxahoi: Biến số khoảng phản ảnh mạng lưới xã hội của doanh nghiệp. Biến này nhận bốn giá trị: 1 sẽ đại diện cho các doanh nghiệp có từ khơng đến bốn mối quan hệ (trong cùng lĩnh vực), 2 đại diện cho nhóm doanh nghiệp có từ năm đến chín mối quan hệ, 3 đại diện cho nhóm doanh nghiệp có từ mười đến mười chín mối quan hệ và 4 sẽ đại diện cho nhóm doanh nghiệp có từ 20 mối quan hệ trở lên.

ChiphiKCT: Biến số khoảng phản ảnh tác động của chi phí khơng chính thức đến tổng năng suất của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu sẽ dùng số lần chi các khoản chi phí khơng chính thức để thay cho số tiền thực tế đã chi vì khơng có số liệu cụ thể. Biến này nhận năm giá trị: 1 sẽ đại diện cho nhóm doanh nghiệp khơng có chi lần nào, 2 đại diện cho nhóm doanh nghiệp có chi một lần, 3 đại diện cho nhóm doanh nghiệp chi từ hai đến năm lần, 4 đại diện cho nhóm doanh nghiệp chi từ sáu đến mười lần và 5 đại diện cho nhóm doanh nghiệp có chi trên mười lần.

Khuvuc1 và Khuvuc3: Hai biến giả, cho biết tỉnh/thành doanh nghiệp hoạt động. Khuvuc1 đại diện cho các doanh nghiệp ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. Khuvuc3 bao gồm Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An. Doanh nghiệp ở khu vực hai bao gồm Phú Thọ, Hà Tây, Hải Phòng và Nghệ An được chọn làm cơ sở để so sánh.

Bảng 2.1: Tóm tắt các yếu tố kỳ vọng có tác động đến TFP của doanh nghiệp

Biến Dấu k vọng Diễn giải

lnTuoiDN +/- Logarit số năm hoạt động của doanh nghiệp tính từ lúc bắt đầu thành lập đến thời điểm khảo sát

lnNangluong _ Logarit tỷ số giữa chi phí tiêu thụ năng lượng với tổng doanh thu Xuatkhau + Biến giả cho biết doanh nghiệp có tham gia xuất khẩu hay khơng

1: Có – 0: Khơng có

Loaihinh +/- Biến giả cho biết trạng thái luật pháp của doanh nghiệp: 1: Hộ gia đình – 0: Doanh nghiệp

lnVonxahoi + Logarit mạng lưới quan hệ với những người cùng lĩnh vực lnChiphiKCT + Logarit số lần chi các khoản chi phí khơng chính thức Khuvuc1 +/- Biến giả cho biết tỉnh/thành phố mà doanh nghiệp hoạt động:

1: Khu vực một (Hà Nội và Hồ Chí Minh)

0: Khu vực hai (Phú Thọ, Hà Tây, Hải Phòng và Nghệ An) Khuvuc3 +/- Biến giả cho biết tỉnh/thành phố mà doanh nghiệp hoạt động:

1: Khu vực ba (Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An) 0: Khu vực hai

Nguồn: tổng hợp từ bài viết

Như vậy chúng ta vừa điểm qua chương phương pháp nghiên cứu. Trong chương này, những căn cứ mang tính lý thuyết cũng như thực nghiệm cho việc lựa chọn mơ hình nghiên cứu và cách tính TFP đã được trình bày cụ thể. Đầu tiên, hàm sản xuất Cobb-Douglas được chọn để ước tính TFP cho DNNVV vì nó đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản của hàm sản xuất và vì tính dễ sử dụng của nó. Tuy nhiên, nó cịn tồn tại một số hạn chế, chẳng hạn như tỷ trọng đóng góp của các yếu tố đầu vào khơng đổi, trên thực tế chúng có thể thay đổi theo thời gian hoặc là có sự khác biệt giữa các ngành. Bên cạnh đó, hàm sản xuất này chỉ xem xét đóng góp của các yếu tố đầu vào cho sản lượng đầu ra một cách riêng lẻ, mà không thể hiện được sự kết hợp lẫn nhau của chúng trong q trình sản xuất. Ngồi ra, nó cịn phải chịu những hạn chế từ các ràng buộc của mơ hình tăng trưởng ngoại sinh, đó là mơi

Trong phần thứ hai, bài viết đã khái quát lại các cách tính TFP. Từ đó, chọn ra phương pháp phù hợp. Căn cứ để chọn lựa sẽ phụ thuộc vào dữ liệu nghiên cứu. Đối với dữ liệu bảng, bài viết đã trình bày sơ lược bốn phương pháp đã từng được sử dụng trong các nghiên cứu trước đó trên thế giới, đó là: Phương pháp hạch toán tăng trưởng, phương pháp chỉ số Translog, phương pháp kinh tế lượng và phương pháp biên ngẫu nhiên. Đối với dữ liệu chép, phương pháp phổ biến là phương pháp kinh tế lượng, hồi quy hàm sản xuất để ước tính TFP. Vì vậy, với dữ liệu chéo có được bài viết này sẽ hồi quy hàm Cobb-Douglas bằng phương pháp kinh tế lượng. Cuối cùng, các biến độc lập có được từ nền tảng lý thuyết của Chương một cũng được mô tả chi tiết trong phần này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến yếu tố năng suất tổng hợp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam 2008 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)