CHƯƠNG I MỞ ĐẦU
2.3. Khả năng sinh sản ở cừu và các yếu tố ảnh hưởng
2.3.2. Dinh dưỡng và khả năng sinh sản ở cừu
Dinh dưỡng của cừu cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cừu. Mặc dù còn nhiều tranh cãi làm thế nào để chuẩn bị
cừu tốt nhất trước khi phối giống, kỹ thuật Flushing - bổ xung chất dinh dưỡng cho cừu cái trước khi phối giống đã làm tăng đáng kể tỷ lệ rụng trứng (Branca và cs., 2000). Theo (Lassoued và cs., 2004) cho thấy có tương tác quan trọng giữa kiểu gen và mức độ dinh dưỡng. Trong ý nghĩa này, ở cừu rất sung mãn như giống D'Man, mức độ cao hơn dinh dưỡng trước và trong khi giao phối có liên quan đến cải thiện hiệu suất sinh sản, nhưng những giống năng suất thấp như Queue Fine de l'Ouest, khẩu phần ăn không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ rụng trứng cũng như tỷ lệ đẻ (Branca và cs., 2000; Lassoued và cs., 2004).
Các ảnh hưởng có lợi về dinh dưỡng đới với khả năng sinh sản ở cừu đã được biết rõ (Forcada và Abecia, 2006). Trong đó, dinh dưỡng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến tỷ lệ rụng trứng. Thơng thường, cừu được chăn thả một nửa năm, trong mùa đông và khi đẻ chúng được nhốt tại chuồng hoặc chăn thả cộng với thức ăn bổ xung. Điều quan trọng là cừu phải nhận được dinh dưỡng đầy đủ để tránh giảm điểm thể trạng hoặc có vấn đề khi sinh, dinh dưỡng kém là nguyên nhân gây động dục không đều đặn ở cừu cái, giảm rụng trứng, con sinh ra yếu, ngộ độc khi chửa và giảm tỷ lệ sinh đôi; ở cừu đực dinh dưỡng kém làm giảm số lượng và chất lượng tinh (Petrovic và cs., 2012).
Theo (Abadjieva và cs., 2011) cho biết khả năng sinh sản được xác định bởi một hiệu ứng đa nội tiết tố, bao gồm khơng chỉ quan hệ tình dục và gonadotropin hocmon mà cả các hocmon giúp trao đổi chất mạnh hơn cũng rất quan trọng. Một chức năng bị khiếm khuyết trong bất kỳ thành phần phức tạp của hiệu ứng đa nội tiết tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh sản. Tác giả còn nhận thấy sinh sản có sự phụ thuộc chặt chẽ vào các nguồn năng lượng và trạng thái trao đổi chất.
Lượng thức ăn dành cho cừu ăn ngay trước khi thụ tinh cũng có tầm quan trọng đáng kể. Thí nghiệm đã chỉ ra rằng, nếu ở giai đoạn đó, cho cừu ăn mức ăn đầy đủ lượng dinh dưỡng cừu có thể rụng nhiều trứng hơn so với bình thường (Abadjieva và cs., 2011). Kết quả là tỷ lệ phần trăm cừu đẻ cao hơn do tăng số lượng các cặp sinh đôi. Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ rụng trứng sẽ rõ hơn khi các biện pháp dinh dưỡng được tiến hành trong giai đoạn chuyển tiếp giữa thời
kỳ không động dục (do mùa vụ hay do nuôi con) và ở thời kỳ phối giống (Petrovic và cs., 2012).
Điểm thể trạng (Body condition score - BCS) chính là một phản ánh tình trạng dinh dưỡng của con vật. Ảnh hưởng của điểm thể trạng (BCS), khối lượng sống (hiệu ứng tĩnh) và thay đổi trong BCS và khối lượng sống (hiệu ứng động) của cừu trước khi giao phối, trong khi giao phối và sau thời kỳ phối giống đến hiệu quả sinh sản của các giống cừu khác nhau trong các hệ thống chăn nuôi khác nhau đã được nghiên cứu (Cam và cs., 2010; Aliyari và cs., 2012).
Hầu hết các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng BCS và khới lượng sống có tác động lớn đến hiệu quả sinh sản của cừu, ở đây giống và tương tác giữa giống với các điều kiện dinh dưỡng và sinh lý rất quan trọng (Gunn, 1983; Koycegiz và cs., 2009; Oregui và cs., 1997). Người ta đã tìm thấy một tương quan tồn tại giữa BCS, khối lượng sống và số lượng chất béo dự trữ của cơ thể (Oregui và cs., 1997). Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đã thấy khả năng sinh sản bị ảnh hưởng bởi BCS (Doney và cs., 1982; Guerra và cs., 1972; Gunn, 1983; Koyuncu, 2005; Madani và cs., 2009; Aliyari và cs., 2012).
Dinh dưỡng cịn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của khả năng sinh sản ở cừu, ví dụ như tuổi dậy thì ở cả hai giới tính, khả năng sinh sản, tỷ lệ rụng trứng, sự sống của phôi thai, khoảng cách giữa hai lứa đẻ, sự phát triển tinh hoàn và sản xuất tinh trùng (Smith, 1991; Clarke và Tilbrook, 1992; Rhind, 1992; Robinson, 1996).
Bất cập dinh dưỡng có thể hiển thị các hiệu ứng của chúng ở ngắn, trung và dài hạn. Vì vậy, một số nghiên cứu (Robinson, 1981) chỉ ra rằng cừu cái có thể bị mất khối lượng cơ thể mà khơng có bất kỳ ảnh hưởng bất lợi ngay lập tức nào về khả năng sinh sản. Mức dinh dưỡng cừu nhận được trong mùa đơng và mùa xn có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ phần trăm cừu động dục vào mùa thu sau (Smith, 1976) nhưng bổ sung thêm dinh dưỡng trước khi bắt đầu mùa phối giống không làm chậm mùa sinh sản trừ cừu tơ và cừu già (Hafez, 1952). Thimonier và cs., 1986 báo cáo rằng các rối loạn sinh sản xuất hiện trong vùng có lượng mưa rất khác nhau có thể được giải thích bởi sự thay đổi trong thức ăn sẵn có.
Ngược lại (Gordon, 1997) kết luận rằng cả hai loại cừu ôn đới và nhiệt đới, mức dinh dưỡng dường như có ít ảnh hưởng đến sự khởi đầu và thời gian của mùa sinh sản. Ở cừu đực, những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng dẫn đến phản ứng trong kích thước tinh hồn và chức năng sinh tinh (Matin và Walkden-Brown, 1995).
Ngoài ra, bổ xung Vitamin A và cung ấp đủ thức ăn, tăng tỷ lệ đực: cái cho cừu cái đã đẻ từ một lứa trở lên cũng làm tăng khả năng sinh sản của cừu Awassi chăn thả (Lafi và cs., 2009).