CHƯƠNG I MỞ ĐẦU
2.4. Khả năng sản xuất thịt của cừu và các yếu tố ảnh hưởng
Khả năng sản xuất thịt của gia súc là một chỉ tiêu quan trọng trong ngành chăn nuôi, ngoài việc đánh giá theo dõi cường độ sinh trưởng, phát triển qua các giai đoạn phát triển của gia súc người ta còn phải theo dõi về khối lượng về phẩm chất thịt của gia súc, tiêu tốn thức ăn, chi phí trên một đơn vị tăng trọng, chi phí thời gian, khối lượng giết mổ, khối lượng thịt xẻ....
Theo (Chacon và cs., 1970) tỷ lệ thịt xẻ ở cừu thiến giống nhiệt đới lai ôn đới là 44,9% (39,1% - 46,9%). (Cuthbertson và Kemptester, 1978) cho rằng cừu nhiệt đới có tỷ lệ thịt nạc cao hơn cừu ôn đới, nhưng có tỷ lệ mỡ thấp hơn cừu ôn đới.
(Uger Sen và cs., 2013) đã nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất thịt và chất lượng thịt của cừu cái Karayaka sinh trong các mùa khác nhau ở Thở nhĩ kỳ. Mục đích của nghiên cứu này là để xác định khả năng sinh trưởng, năng suất thịt và chất lượng thịt của cừu cái Karayakau sinh ra trong các mùa khác nhau. Cừu sinh
vào mùa đông (n = 15) và mùa thu (n = 15), cừu cái đẻ đơn được sử dụng trong nghiên cứu này. Khối lượng từ sơ sinh và khới lượng giết mổ của hai nhóm là giớng nhau, nhưng khới lượng cai sữa của cừu sinh vào mùa đông cao hơn cừu sinh vào mùa thu và tỷ lệ thịt xẻ thấp hơn, khối lượng mỡ phủ ở thận nhiều hơn, độ dày mỡ ở cơ lưng (LD) cao hơn. Ngoài ra, cừu sinh vào mùa đông bị mất nhiệt nhiều hơn, làm giảm nhỏ giọt mỡ và giá trị lực cắt. Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm cả về đặc điểm mầu thịt ( LD) lúc 1h và 24 giờ. Kết quả cho thấy cừu cái Karayaka sinh vào mùa đơng và mùa thu có khác nhau về các thơng số chất lượng thịt và sinh trưởng trước và sau cai sữa (Uger Sen và cs., 2013).
Theo (Pouliot và cs., 2009) ở Canada đã đánh giá sinh trưởng, đặc điểm của thịt và chất lượng thịt của những cừu có khối lượng nặng cân, được nuôi dưỡng trong một môi trường ấm hay lạnh trong mùa đông. Cừu Dorset (32 đực và 32 cái) đã được nuôi trong hai môi trường khác nhau là ấm và lạnh với nhiệt độ trung bình 10,9 ±78 0c và - 2±28 0C. Những con cừu đã được giết thịt lúc khối lượng 41- 45 kg (con cái) và 46 – 50 kg (con đực). Môi trường lạnh không ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng thân thịt. Tỷ lệ mỡ dắt ở cơ lưng (P= 0,049) và độ dày cơ lúc giết mổ (P = 0,027) là khá lớn ở cừu nuôi trong môi trường lạnh, tỷ lệ sợi oxido- glycolytic (P = 0.047) cũng cao hơn. Ni ở mơi trường lạnh chỉ có ảnh hưởng nhỏ trên chất lượng cảm quan, làm tăng đợ ướt của thịt (P= 0.043). Cịn (Pouliot và cs., 2009) có thể sử dụng mơi trường lạnh trong ni cừu để giảm chi phí liên quan với việc xây dựng chuồng trại, mà vẫn duy trì được năng suất sinh trưởng, cho thịt và chất lượng thịt.
Theo Štolc và cs. (2011) lứa đẻ có ảnh hưởng đến số con sơ sinh tăng đến lứa 3, và khối lượng cai sữa tăng đến lứa 3, cừu cái đạt đến khả năng sinh sản tốt nhất từ lứa 3 đến lứa 5. Các tác giả (Gootwine và Rozov, 2006); Dwyer và cs., 2005) cho thấy khối lượng sơ sinh của cừu con cao ở lứa đẻ 2, 3 so với khối lượng sơ sinh ở các lứa sau.
Cừu cái nặng cân có khoảng cách lứa đẻ ngắn hơn và có khối lượng con lúc 90 ngày tuổi nặng cân hơn (Gbangboche và cs., 2006). Theo Abegaz và cs., 2002 tuổi
và khối lượng lúc phối giống và số lứa đẻ có ảnh hưởng đáng tin cậy về mặt thống kê (P<0.01), đối với tỷ lệ chửa và tỷ lệ đẻ trong khi khối lượng cừu đực lúc phối giống khơng có ảnh hưởng gì, khối lượng lúc phối giống cũng có ảnh hưởng rõ đến số con/lứa (P<0.01). Tuy nhiên, (Fukui và cs., 2010) lại thấy khối lượng cơ thể không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh sản.
Tương tác bầy đàn mạnh mẽ có thể ảnh hưởng đến tình trạng sinh sản của cừu. Mối quan hệ giữa con đực và cái và giữa các con đực hay giữa các con cái đã được xác định là ảnh hưởng đến các thông số khác nhau của sinh sản ở cả cừu cái và cừu đực (Thimonier và cs., 2000; Rosa và Bryant, 2003).
2.4.1. Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến khối lượng cơ thể và thành phần thân thịt của cừu. của cừu.
Mức dinh dưỡng là yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình tích lũy chất béo trong cơ thể động vật, mức dinh dưỡng cao giúp giết mổ cừu sớm trong khi mức dinh dưỡng thấp kéo dài thời gian cừu có thể được giết mổ. Nghiên cứu của (Villete và Theriez, 1981) cho thấy khới lượng sơ sinh có tác động gián tiếp đến tỷ lệ thịt xẻ, ảnh hưởng đến tuổi giết mổ, đồng thời khối lượng sơ sinh tương quan chặt chẽ với dinh dưỡng. Theo hai tác giả này tăng 1 kg khối lượng khi sinh giảm được thời gian nuôi đến khi giết mổ 13 ngày. Đây là biện pháp lựa chọn để duy trì sinh trưởng đàn cừu trên đồng cỏ chất lượng để sản xuất thịt có số lượng và chất lượng tốt hơn (Thatcher và Gaunt, 1992).
Mỡ chỉ được tích lũy khi sẵn có các chất dinh dưỡng dư thừa. Theo (Gatenby, 1986) mức dinh dưỡng cao hoặc thấp sẽ dẫn đến các khác biệt về khả năng tăng trưởng, chất béo tích tụ cơ thể cừu. Trong đánh giá thành phần thân thịt, tỷ lệ phần trăm thịt xẻ là một đặc điểm quan trọng. Theo (Ruvuna và cs., 1992) tỷ lệ phần trăm thịt xẻ bị ảnh hưởng bởi giống, tuổi, thiến và cũng bị ảnh hưởng lớn bởi thức ăn và mức độ tích lũy chất béo. Họ cũng đã thông báo rằng tỷ lệ thịt tinh và chất béo trong thịt tăng theo tuổi trong khi tỷ lệ xương giảm. (Gruszecki và cs., 1994) cho rằng cừu Ba Lan và con lai của nó, có khới lượng giết mổ khoảng 38-40 kg, tỷ lệ thịt tinh khoảng 61-63 %, chất béo 17-20 % và xương 19-22 %. (Streitz và
cs., 1994) cũng cho rằng tỷ lệ thịt tinh và chất béo tương ứng là 62,4 % và 16,8% đối với cừu dưới 30 kg và 58,2% và 3,6% tương ứng đối với những cừu trên 30 kg.
Khả năng sản xuất của gia súc nhai lại phụ thuộc nhiều yếu tố như dinh dưỡng, sức khỏe, di truyền học, khí hậu và quản lý trong đó dinh dưỡng đóng một vai trị quan trọng (Seyoum và cs., 1989). Theo (Searle và cs., 1972) cho thấy dinh dưỡng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và thành phần cơ thể. Trong thí nghiệm ni cừu sinh trưởng của các tác giả trên đã sử dụng 30 cừu lai được chia làm hai nhóm, một nhóm được cho ăn hạn chế cịn nhóm kia được cho ăn tự do, kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm về tăng khối lượng, tiêu tốn năng lượng, protein/kg tăng trọng.
Mùa sinh của cừu đã được tìm thấy có một số ảnh hưởng đến tỷ lệ thành phần hóa học chính của cơ thể. Nói chung, cơ thể của những con cừu sinh ra vào mùa mưa, có thức ăn đầy đủ, thường có nhiều chất béo hơn và ít protein hơn so cừu sinh ra trong mùa khô. Mặc dù sự khác biệt giữa cừu sinh ra trong các mùa khác nhau là khơng có ý nghĩa, ni dưỡng trong mùa mưa có lợi thế là cừu có thể duy trì tình trạng cơ thể tốt trong suốt thời kỳ tăng trưởng (Enyew, 1999).
Giống có ảnh hưởng đáng kể đến thành phần thân thịt (Taylor và cs., 1989) vì thế việc lựa chọn các giống có tính trạng mà chúng ta mong ḿn là rất quan trọng. (Berg và Walters, 1983) cho rằng ở động vật sản xuất thịt, tỷ lệ cơ bắp/ khối lượng sống là một chỉ số hiệu suất có giá trị và do các khác biệt về di truyền qui định. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến tỷ lệ phần trăm nạc là khối lượng thân thịt, cấu tạo cơ, phương pháp mổ, phương pháp đo khối lượng cơ bắp (Walstra và de Greef, 1995). Kiểu mơ sinh trưởng và sự thay đổi thành phần hóa học của cơ thể chịu rất nhiều ảnh hưởng tác động của môi trường và di truyền (Orr, 1982). Theo các tác giả trên, động vật cùng loài khác nhau về kích thước cơ thể trưởng thành và khối lượng cũng khác nhau về thành phần thịt xẻ. Sự tích lũy chất béo được cho là bắt đầu tương đối chậm và tăng mạnh ở giai đoạn vỗ béo (Berg và Walters, 1983). Các tác giả cũng cho rằng có sự khác biệt di truyền trong tích lũy chất béo trong nhiều giống do tiềm năng sinh trưởng khác nhau và tuổi trưởng thành.
2.4.2. Ảnh hưởng của giớng đến thành phần thân thịt của cừu
Giống có ảnh hưởng lớn đến thành phần thịt xẻ vì vậy đánh giá thành phần thịt xẻ là một phương pháp để xem xét tiềm năng nguồn gen để sản xuất thịt nạc ở cừu. Vì vậy, thành phần thịt xẻ thường được sử dụng như một tham số về đặc điểm giống để xác định tiềm năng nguồn gen để sản xuất thịt nạc ở cừu và là các thông tin cần thiết để lựa chọn phương án quản lý phù hợp với các kiểu gen khác nhau (Snowder và cs., 1994; Dickerson và cs., 1972). Sự tồn tại của biến dị di truyền giữa các giống trong sinh trưởng và đặc điểm thịt xẻ đã được mô tả trong nghiên cứu của Crouse và cs., 1981.
Các tác giả đã quan sát thấy sự tồn tại của biến dị di truyền giữa các giống cừu Mỹ về tốc độ sinh trưởng và đặc điểm thịt xẻ, một số giống có tỷ lệ mỡ cao hơn ở thận, mỡ dưới da và vùng khung chậu trong khi những giống khác như Suffolk lại có tốc độ sinh trưởng cao hơn và có 22% mỡ ở thận và vùng khung chậu. (Snowed và cs., 1994) đã kết luận rằng khi khối lượng giết mổ không đổi, có sự khác nhau đặc trưng của giống về thịt xẻ, và kết quả là cũng có sự khác nhau về chất lượng của thịt cừu. Ở cừu thành thục tương đối muộn có thể có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn và tỷ lệ nạc cao hơn. Giống không chỉ ảnh hưởng đến thành phần thịt xẻ và chất lượng mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc thịt. Còn theo (El Karim và Owen, 1987) nhận thấy một số giống cừu Ai Cập kiểu di truyền không tạo ra sự khác nhau đáng kể về tỷ lệ nạc, xương và chất béo, nhưng giới tính lại ảnh hưởng đáng kể đến các chỉ tiêu trên. Tuy nhiên tỷ lệ chất béo biến đổi nhiều hơn tỷ lệ phần trăm nạc hoặc xương. Kết quả tương tự được ghi nhận trong nghiên cứu của (Snowder và cs.,1994).