KHÁI NIỆM, CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TÌNH TIẾT

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” trong luật hình sự Việt Nam (Trang 28)

20

GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NGƢỜI PHẠM TỘI TỰ NGUYỆN SỬA CHỮA, BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VIỆC QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

1.2.1. Khái niệm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả

Trƣớc đây, trong pháp luật phong kiến Việt Nam mà đỉnh cao thể hiện ở hai bộ luật đó là Quốc triều hình luật và Hồng Việt luật lệ có đề cập đến thuật ngữ đƣợc coi là tình tiết giảm nhẹ "thiệt hại tội phạm đã đƣợc khắc phục" và đây có thể coi là tiền thân của tình tiết "ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả" hiện nay. Tuy nhiên, BLHS năm 1985 lại không quy định trƣờng hợp khắc phục hậu quả nên thực tiễn xét xử có những trƣờng hợp ngƣời phạm tội không gây ra thiệt hại hoặc thiệt hại đó khơng thể sửa chữa hoặc bồi thƣờng bằng vật chất đƣợc, nhƣng ngƣời phạm tội vẫn rất tích cực khắc phục hậu quả. Ví vụ việc đã bán trẻ em ra nƣớc ngồi nên đã ra nƣớc ngồi tìm để đƣa đứa trẻ trả về cho bố mẹ đứa trẻ đó, hoặc gây ra tai nạn giao thông làm chết ngƣời, ngƣời phạm tội đã lo mai táng, thăm hỏi, động viên gia đình ngƣời bị chết, nhận bố mẹ ngƣời chết làm bố mẹ nuôi và thƣờng xuyên đi lại phụng dƣỡng… Đây là tình tiết đáng đƣợc khoan hồng, giảm nhẹ TNHS cho ngƣời phạm tội, nhƣng đó khơng phải là tình tiết tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại. Từ những thực tiễn xét xử này, BLHS năm 1999 quy định thêm trƣờng hợp khắc phục hậu quả là tình tiết giảm nhẹ TNHS là hoàn toàn phù hợp.

Đƣợc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS, hiện nay vẫn chƣa có một văn bản pháp luật nào định nghĩa một cách chính thức về tình tiết giảm nhẹ TNHS "Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả". Tuy nhiên, có quan điểm của nhà hoạt động thực tiễn

nhiều năm, ThS. Đinh Văn Quế thì:

21

hại, khắc phục hậu quả là trƣờng hợp ngƣời phạm tội đã gây thiệt hại, tức là thiệt hại thực tế đã xảy ra những đã sửa chữa, bồi thƣờng những thiệt hại do mình gây ra cho bên bị thiệt hại hoặc đã tự nguyện khắc phục hậu quả của tội phạm [28, tr.125].

Tuy nhiên, để làm rõ hơn nội hàm của tình tiết "ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả" thì cần tìm hiểu rõ ý nghĩa của việc tại sao các nhà làm luật lại quy định "ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả" là tình tiết giảm nhẹ. Nhƣ đã phân tích các tình tiết giảm nhẹ TNHS ngồi việc mơ tả về tội phạm nó cịn có ý nghĩa phản ánh khả năng của ngƣời phạm tội trong việc tiếp nhận sự giáo dục, cải tạo từ phía Nhà nƣớc để hồn lƣơng; hoặc thể hiện chính sách nhân đạo của PLHS xã hội chủ nghĩa. Và một trong căn cứ đầu tiên giúp làm cơ sở đánh giá các khả năng đó là thái độ, nhận thức của ngƣời phạm tội với hành vi, với hậu quả do hành vi của mình gây ra. Thái độ, nhận thức của ngƣời phạm tội đƣợc phản ánh trong các quy định pháp luật về tình tiết giảm nhẹ là các tình tiết quy định tại các điểm a, b, o, p, q, r điều 46 BLHS gồm các hành vi sau:

- Ngƣời phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm; - Ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả;

- Ngƣời phạm tội tự thú;

- Ngƣời phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

- Ngƣời phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

- Ngƣời phạm tội đã lập công chuộc tội.

Nhƣ vậy, có thể thấy có điểm chung giữa các hành vi trên đó là đây đều là các hành vi có chiều hƣớng tích cực, góp phần làm giảm bớt mức độ của

22

hành vi phạm tội theo nhiều khía cạnh, ngồi ra các hành vi này đều mang tính tự nguyện, khơng ép buộc. Và có thể nói tính tự nguyện chính là tiêu chí quan trọng nhất của các tình tiết giảm nhẹ nêu trên trong việc đánh giá thái độ, nhận thức của ngƣời phạm tội. Nếu thiếu tính tự nguyện, nếu ngƣời phạm tội vì động cơ, mục đích khác hay vì ngun nhân khác mà thực hiện các việc đó thì các tình tiết này sẽ khơng cịn là tình tiết giảm nhẹ TNHS đƣợc quy định theo pháp luật nữa. Việc tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả không nhất thiết là phải sửa chữa đƣợc toàn bộ, bồi thƣờng đƣợc toàn bộ hay khắc phục đƣợc toàn bộ hậu quả mới đƣợc tính là tình tiết giảm nhẹ. Việc ngƣời phạm tội với thái độ ăn năn, hối cải mà thực hiện các hành vi tích cực giúp một phần làm giảm bớt hậu quả do tội phạm mình gây ra mới là điều đƣợc ƣu tiên đánh giá trong việc xem xét cho hƣởng tình tiết giảm nhẹ. Ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nên có thể ngƣời phạm tội khơng thể sửa chữa, bồi thƣờng, khắc phục toàn bộ mà chỉ sữa chữa, bồi thƣờng, khắc phục đƣợc toàn bộ hoặc một phần thì tình tiết đó chỉ nên sử dụng trong việc cân nhắc giảm nhẹ nhiều hay ít khi quyết định hình phạt mà thơi.

Tóm lại, từ những phân tích trên, theo chúng tơi, khái niệm đang nghiên cứu có thể định nghĩa nhƣ sau: Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt

hại, khắc phục hậu quả là một tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS là việc người phạm tội nhận thức được tính chất, mức độ, hậu quả thực tế của hành vi phạm tội mình gây ra mà tự nguyện sửa chữa, bồi

thường thiệt hại, khắc phục hậu quả một phần hoặc toàn bộ đối với hậu quả

thực tế đó.

1.2.2. Các đặc điểm cơ bản của tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục sự người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả

23

Từ khái niệm trên, căn cứ vào các quy định của PLHS, tình tiết giảm nhẹ TNHS "người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục

hậu quả" tại điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS có các đặc điểm cơ bản sau đây: Một là, "ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc

phục hậu quả" là một trong các tình tiết giảm nhẹ TNHS đƣợc luật hóa tại điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS. Nội dung tình tiết giảm nhẹ TNHS này là biểu hiện của sự ăn năn, hối cải; sự tự nguyện sửa chữa sai lầm, tội phạm do mình gây ra của ngƣời phạm tội; thể hiện khả năng nhận thức về hành vi phạm tội của ngƣời phạm tội, qua đó thể hiện khả năng cải tạo, giáo dục đối với ngƣời phạm tội để áp dụng chính sách khoan hồng của Nhà nƣớc một cách hợp lý.

Hai là, đây là loại tình tiết giảm nhẹ hình phạt chung mà sự xuất hiện

của nó chỉ có tác dụng làm giảm mức hình phạt của chủ thể. Tình tiết này khơng phải là yếu tố cấu thành tội phạm, cũng khơng là tình tiết định tội hay tình tiết định khung giảm nhẹ. Nó khơng làm thay đổi tính chất của tội phạm, của TNHS mà chỉ làm giảm nhẹ mức độ nghiêm khắc của hình phạt, làm cho hình phạt áp dụng với chủ thể ở mức thấp theo tội danh và khung hình phạt đã xác định.

Ba là, nội dung của tình tiết giảm nhẹ TNHS này phản ánh về hành

vi và hậu quả của tội phạm. Ngồi ra, nó xuất hiện trong mỗi vụ án cụ thể, đối với ngƣời phạm tội cụ thể và chỉ làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong vụ án đó theo hƣớng ít nghiêm trọng hơn, trong phạm vi một cấu thành tội phạm cụ thể tƣơng ứng của Phần các tội phạm BLHS.

Bốn là, cũng nhƣ các tình tiết giảm nhẹ nói chung, pháp luật khơng quy

định cụ thể rằng sự xuất hiện của việc "Ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả" sẽ ảnh hƣởng thế nào đến việc quyết

24

định hình phạt hay sự hiện hữu đó đƣợc giảm TNHS đến đâu, mà điều đó phụ thuộc vào sự xem xét, cân nhắc của Tòa án.

Sửa chữa, bồi thƣờng và khắc phục là ba khái niệm có nội hàm hồn tồn khác nhau nên có thể nói điểm b khoản 1 Điều 46 quy định tới 03 tình tiết giảm nhẹ chứ khơng phải là 01 tình tiết giảm nhẹ TNHS, nhƣng tính chất của các tình tiết này gần giống nhau về bản chất nên đƣợc quy định trong cùng một điểm.

- Sửa chữa là chữa lại những cái bị hƣ hỏng. Ví dụ: chữa lại cái xe bị hỏng, làm lại kính cửa, chữa lại chiếc ghế,… Trong thực tế có một số trƣờng hợp chúng ta lại nhầm tƣởng đó là hành động sửa chữa nhƣng lại khơng phải. Ví dụ: một ngƣời đánh ngƣời khác bị thƣơng, thấy nạn nhân ra nhiều máu, nên đã băng bó rồi thuê xe chở đi bệnh viện cấp cứu. Hành động này thuộc trƣờng hợp đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại chứ không phải là sửa chữa thiệt hại. Hành vi sửa chữa gắn với đồ, vật chứ không áp dụng cho ngƣời trừ khi ngƣời có các bộ phận làm từ các đồ, vật.

- Bồi thƣờng là đền bù lại những thiệt hại mà mình đã gây nên cho ngƣời khác. Ví dụ: một ngƣời đã trộm cắp chiếc laptop bán lấy tiền tiêu xài, khi vụ án bị phát hiện, Cơ quan điều tra không thu hồi đƣợc chiếc laptop bị mất đó, nên ngƣời phạm tội đã tự nguyện trả cho chủ sở hữu chiếc laptop đó một khoản tiền bằng giá trị chiếc laptop bị mất hoặc mua một chiếc laptop tƣơng tự chiếc bị mất để trả cho chủ sở hữu. Chỉ những gì khơng cịn nữa mới đặt vấn đề bồi thƣờng và cũng chỉ bồi thƣờng đƣợc những thiệt hại về vật chất chứ không thể bồi thƣờng đƣợc những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự. Vì vậy, đối với những trƣờng hợp giết ngƣời, cố ý gây thƣơng tích, nếu ngƣời phạm tội tự nguyện đƣa, chi trả cho ngƣời bị hại hoặc đại diện bị hại một khoản tiền mai táng, tiền chữa bệnh, tiền trợ cấp khó khăn… thì đó khơng phải là bồi thƣờng thiệt hại mà chỉ có thể coi đó là tự nguyện khắc phục hậu quả.

25

- Khắc phục hậu quả là khắc phục những thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp do hành vi phạm tội gây nên mà những thiệt hại này không thể bồi thƣờng hay sửa chữa đƣợc. Ví dụ: một ngƣời đàn ơng (có gia đình) bị tai nạn giao thơng mà khơng phải do lỗi của mình, bị lâm vào tình trạng sống thực vật sẽ để lại nhiều hậu quả nhƣ gia đình thiếu đi một ngƣời lao động nên giảm thu nhập, các chi phí do việc khám chữa bệnh và chu cấp cho việc duy trì tình trạng sống thực vật của nạn nhân… Nếu ngƣời phạm tội tự nguyện khắc phục hậu quả đó thì đƣợc coi là tình tiết giảm nhẹ.

Hành vi chủ động sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả của ngƣời phạm tội phải xuất phát từ sự tự nguyện. Nếu do tác động của ngƣời khác hoặc của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội ngƣời phạm tội mới sửa chữa, bồi thƣờng hoặc khắc phục hậu quả thì khơng đƣợc coi là tình tiết giảm nhẹ. Sự tự nguyện của ngƣời phạm tội bao gồm cả hành vi nhắn tin cho gia đình bồi thƣờng thay cho mình trong lúc họ đang bị giam giữ. Đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội thì ngƣời giám hộ tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả sẽ đƣợc coi là tình tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt đối với họ.

Việc tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả phải xảy ra trƣớc khi xét xử và thuộc ở cấp nào thì cấp đó coi là tình tiết giảm nhẹ. Ví dụ trƣớc khi xét xử sơ thẩm, ngƣời phạm tội chƣa tự nguyện bồi thƣờng thiệt hại, nhƣng trƣớc khi xét xử phúc thẩm họ lại tự nguyện bồi thƣờng thiệt hại thì Tịa phúc thẩm coi đó là tình tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt.

Điều luật khơng quy định mức độ sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả là bao nhiêu, toàn bộ hay một phần. Nhƣng qua thực tiễn xét xử, Tòa án vẫn coi trƣờng hợp ngƣời phạm tội chỉ sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả một phần là tình tiết giảm nhẹ. Tất nhiên

26

mức sửa chữa, bồi thƣờng hoặc khắc phục hậu quả phải chiếm lấy một tỷ lệ đáng kể so với toàn bộ thiệt hại mà họ gây ra. Nếu thiệt hại mà ngƣời phạm tội đã gây ra so với khả năng kinh tế của họ khơng đáng kể thì nói chung mức độ sửa chữa, bồi thƣờng hoặc khắc phục hậu quả phải toàn bộ. Khi xét mức sửa chữa, bồi thƣờng hoặc khắc phục hậu quả phải căn cứ vào thiệt hại đã xảy ra so với khả năng kinh tế trƣớc mắt và lâu dài của ngƣời phạm tội.

Mức độ giảm nhẹ TNHS của tình tiết này hồn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện và mức sửa chữa, bồi thƣờng hoặc khắc phục hậu quả của ngƣời phạm tội đối với thiệt hại mà họ gây ra.

Khi áp dụng tình tiết này cần chú ý: nếu ngƣời phạm tội chỉ tự nguyện sửa chữa thì xác định ngƣời phạm tội đã tự nguyện sửa chữa thiệt hại, khơng đƣợc xác định cả tình tiết bồi thƣờng hoặc khắc phục hậu quả, nếu ngƣời phạm tội vừa tự nguyện sửa chữa, vừa tự nguyện bồi thƣờng, vừa tự nguyện khắc phục hậu quả thì phải coi họ có 03 tình tiết giảm nhẹ nếu hành vi của họ xâm phạm trực tiếp một khách thể.

1.2.3. Mối quan hệ giữa tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả với việc quyết định hình phạt

Có thể nói quy định về tình tiết giảm nhẹ TNHS và tăng nặng TNHS là một trong những quy định quan trọng, đóng vai trị then chốt trong hệ thống luật hình sự của các nƣớc trên thế giới nói chung và luật hình sự Việt Nam nói riêng. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS "Ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả" đƣợc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS, là một trong những quy định rất đúng đắn phản ánh đƣợc thái độ khoan hồng của Nhà nƣớc ta đối với ngƣời phạm tội có biểu hiện tích cực khi nhận thức đƣợc hành vi sai trái của bản thân. Việc nhận thức đúng đắn vai trò, mối quan hệ giữa các tình tiết giảm nhẹ TNHS nói chung và tình tiết "Ngƣời

27

phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả" nói riêng với việc quyết định hình phạt có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng trong việc giáo dục, đấu tranh, phòng ngừa tội phạm nói chung. Nếu nhận thức sai sẽ dẫn đến áp dụng sai, khơng thỏa đáng các tình tiết quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS, đối với ngƣời phạm tội không chỉ ảnh hƣởng đến cuộc sống của chính những ngƣời phạm tội, làm cho họ mất đi niềm tin vào chính sách khoan hồng của Nhà nƣớc, mà còn gây ra dƣ luận xấu và không đạt đƣợc mục đích giáo dục, khích lệ đối với ngƣời phạm tội mà Nhà nƣớc đang hƣớng tới. Trên cơ sở phân tích các quy định của BLHS hiện hành có liên quan đến các tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS, cũng nhƣ việc áp dụng các tình tiết tăng nặng này trong thực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” trong luật hình sự Việt Nam (Trang 28)