Các nguyên nhân cơ bản

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” trong luật hình sự Việt Nam (Trang 92 - 96)

Những vƣớng mắc khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

“Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” có thể đƣợc lý giải bởi một số nguyên nhân cơ bản sau:

* Một số vướng mắc xuất phát từ tính đặc thù của việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nói chung và tình tiết “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” nói riêng.

Đặc thù áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS xuất phát từ sự đa dạng và phong phú của chúng về biểu hiện và mức độ ảnh hƣởng đến TNHS, cũng nhƣ quyền tuỳ nghi cần có của Tồ án trong áp dụng các quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS. Nhƣng chính đặc thù khách quan này lại làm cho việc vận dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS nói chung và tình tiết “Người phạm tội

tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” khá phức tạp.

84

thiếu nhất quán trong việc áp dụng pháp luật trong quyết định hình phạt. Xác định giá trị giảm nhẹ “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” phụ thuộc rất nhiều vào biểu hiện cụ thể của nó trong vụ án hình sự. Tính tùy nghi trong việc áp dụng các quy định các tình tiết giảm nhẹ TNHS là một thực tế khách quan, nên việc xác định giá trị giảm nhẹ TNHS của mỗi tình tiết phụ thuộc rất nhiều vào sự nhận thức của cán bộ áp dụng pháp luật.

Một điểm đáng chú ý, việc áp dụng quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục

hậu quả” ảnh hƣởng trực tiếp đến biện pháp xử lý đối với ngƣời phạm tội. Do

vậy, với tâm lý hầu mong có một phán quyết nhẹ về TNHS, ngƣời phạm tội cũng nhƣ ngƣời thân của họ thƣờng đặc biệt quan tâm để đƣợc áp dụng các quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”. Chính sự quan tâm đặc biệt

này ở mức độ nào đó cũng làm cho việc áp dụng các quy định về “Người

phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” gặp

nhiều sự chi phối và thêm phức tạp.

* Việc áp dụng các quy định của BLHS về “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” còn thiếu các quy định giải thích, hướng dẫn cụ thể.

Trong q trình áp dụng các quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS

“Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu

quả” đã phát sinh một số vấn đề cần đƣợc giải thích để bảo đảm sự thống

nhất trong áp dụng pháp luật. Đó là các vấn đề nhƣ:

- Giải thích nội dung và điều kiện áp dụng của một số tình tiết giảm nhẹ TNHS đƣợc luật định cịn chƣa có sự thống nhất trong nhận thức.

85

nhƣ điều kiện về số lƣợng tối thiểu các tình tiết giảm nhẹ TNHS khi có nhiều tình tiết tăng nặng trong một vụ án hình sự, thuật ngữ “khung liền kề nhẹ hơn”, giới hạn của việc chuyển sang hình phạt nhẹ hơn đối với hình thức phạt tiền.

- Giải thích vấn đề áp dụng nhiều giá trị giảm nhẹ về TNHS đối với một tình tiết, nhiều mức độ giảm về TNHS đối với một ngƣời phạm tội, giải thích về thời hiệu thi hành các quyết định về tài sản trong một vụ án hình sự...

Việc giải thích luật kịp thời và đầy đủ sẽ tháo gỡ đƣợc những vƣớng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật. Ngƣợc lại, sẽ có tác động tiêu cực đến hiệu quả áp dụng của chế định. Thiếu sự hƣớng dẫn, giải thích của cơ quan có thẩm quyền sẽ dẫn đến tình trạng vận dụng tùy tiện, khơng bảo đảm đƣợc sự thống nhất. Vì thế mà có thể bị áp dụng sai lệch với bản chất pháp lý của chúng.

* Một số vướng mắc trong một số mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan áp dụng pháp luật

Trong thực tiễn áp dụng các quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS đã hình thành cơ chế phối hợp giữa các cơ quan áp dụng pháp luật. Quan hệ phối hợp, chế ƣớc đó thƣờng đƣợc thể chế bằng các Quy chế. Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích tại phần trên, có một số hoạt động chƣa đạt đến sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có trách nhiệm, phần nào làm giảm hiệu quả áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”. Đó là cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng

trong việc giải thích, phổ biến các quy định liên quan đến các hành vi có thể đƣợc xem xét áp dụng các tình tiết quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 46 BLHS. Cụ thể các cơ quan chức năng cần có sự giải thích, phổ biến đối với những đối tƣợng đƣợc quy định trong Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP để các đối tƣợng đó hiểu đƣợc rằng nếu họ hành động nhƣ vậy sẽ có thể đƣợc xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ. Đây cũng là một trong những hành động tuyên truyền pháp luật, nâng cao dân trí. Song thực tế, hoạt động này vẫn

86

chƣa thực sự đƣợc các cơ quan chức năng quan tâm thích đáng. Đó cũng là những ngun nhân đƣa đến những thiếu sót trong việc áp dụng các quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” và cần có giải pháp hồn thiện hơn nữa.

* Một số vấn đề liên quan đến chủ thể áp dụng pháp luật

Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến tình hình áp dụng các tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt

hại, khắc phục hậu quả” là vấn đề con ngƣời - chủ thể áp dụng pháp luật. Sự

đa dạng về chủ thể áp dụng và điều kiện áp dụng khiến quá trình áp dụng pháp luật chịu sự tác động rất lớn của các yếu tố chủ quan nhƣ vấn đề năng lực nghiệp vụ, ý thức pháp luật, chế độ trách nhiệm nghề nghiệp của cán bộ áp dụng pháp luật.

Với năng lực pháp luật nhƣ hiện nay, cán bộ điều tra, kiểm sát, xét xử đã đủ năng lực để giải quyết những vụ án phức tạp, có nhiều đồng phạm trong những mối quan hệ hết sức chằng chịt. Cán bộ pháp luật cũng kịp thời nắm bắt đƣợc mặt trái của q trình vận động xã hội, để có giải pháp thích hợp trong phát hiện và xử lý tội phạm. Đây là một thuận lợi căn bản cho hoạt động áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS nói chung và áp dụng các tình tiết“người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu

quả” nói riêng. Dù vậy về vấn đề năng lực pháp luật, chế độ trách nhiệm nghề

nghiệp của cán bộ thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế mà việc khắc phục phải đồng bộ với các giải pháp lớn về kinh tế - xã hội trên quy mơ tồn quốc. Sự hạn chế về năng lực pháp luật và chế độ trách nhiệm lỏng lẻo có thể đƣa tới tình trạng vận dụng khơng đúng pháp luật do thiếu hiểu biết hoặc do tiêu cực. Do đó, việc tăng cƣờng chế độ trách nhiệm phải đƣợc thực hiện song song với chế độ đãi ngộ. Hiện nay, chế độ đãi ngộ còn hạn hẹp, đời sống của cán bộ thực thi pháp luật cịn nhiều khó khăn. Tình hình này ảnh hƣởng không

87

nhỏ đến hoạt động nghề nghiệp của họ cả về trình độ cũng nhƣ ý thức tuân thủ pháp luật. Nhiều cán bộ tự bằng lịng với những kiến thức đã có, mà ít cập nhật những kiến thức mới, phần nào hạn chế đến năng lực pháp luật. Mặt khác, những khó khăn về kinh tế cũng là cơ hội cho một số hiện tƣợng tiêu cực trong nghề nghiệp. Lạm dụng các quy định của PLHS về các tình tiết giảm nhẹ TNHS để ra bản án nhẹ đối với ngƣời phạm tội trong tình hình nhƣ vậy dễ có cơ hội để phát sinh. Hằng năm, một số cán bộ pháp luật đã bị xử lý từ kỷ luật đến truy cứu TNHS do các vi phạm trong cơng tác. Đó cũng là một trong những nguyên nhân của những sai sót trong q trình áp dụng các quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” trong luật hình sự Việt Nam (Trang 92 - 96)