Nội dung thực hiện

Một phần của tài liệu Khóa luận thực hiện công tác kê khai lập hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 40)

PHẦN 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3.3. Nội dung thực hiện

- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

- Tình hình sử dụng đất đai của tại xã Tức Tranh

- Thực hiện công tác cấp GCNQSD đất của xã Tức Tranh đến tháng 9 năm 2018.

- Những thuận lợi, khó khăn và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSD đất tại xã Tức Tranh.

- Phương pháp thực hiện - Phương pháp điều tra

Phương pháp này nhằm thu thập các tư liệu, số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho việc thực hiện cấp GCNQSĐ đai, công tác điều tra được thực hiện: Tiến hành thu thập các tư liệu, số liệu, thông tin cần thiết như sau:

- Điều tra tổng hợp tài liệuvề điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

- Điều tra rà soát nguồn gốc sử dụng đất của các hộ gia đình.

3.4.2. Phương pháp thống kê

Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là nhằm phân nhóm tồn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu, xác định các giá trị trung bình của chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa chúng. Các chỉ tiêu dùng thống kê trong việc nghiên cứu đề tài này có thể kể đến như: Diện tích đất đai, đối tượng sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, tổng số giấy chứng nhận đã được cấp theo loại sử dụng đất…Số liệu được sử lý bằng các phần mềm Excel, Word…

3.4.3. Phương pháp so sánh

Dựa trên cơ sở số liệu điều tra, thu thập được tiến hành so sánh các số liệu theo các mốc thời gian và giữa các khu vực để đưa ra những nhận xét và tiến hành so sánh với kế hoạch đã đề ra xem thực hiện đạt bao nhiêu %, đạt hay khơng đạt.

3.4.4. Phương pháp phân tích, đánh giá

Trên cơ sở tài liệu, số liệu thu thập sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp và đánh giá để đưa ra những kết luận, đánh giá về q trình thực hiện cơng tác cấp giấy chứng nhận tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

PHẦN 4

KẾTQUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Tức Tranh

4.1.1 Điều kiệntự nhiên * Vị trí địa lý * Vị trí địa lý

Hình 4.1. Vị trí địa lý của xã Tức Tranh

Xã Tức Tranh là một xã có vị trí thuộc phía Đơng của huyện Phú Lương thuộc tỉnh Thái Nguyên, nằm cách trung tâm huyện khoảng 9,0km, giáp ranh với xã là các đơn vị hành chính khác trực thuộc huyện.

Trong đó cụ thể là:

+ Phía Bắc giáp xã Yên Lạc. + Phía Nam giáp xã Vơ Tranh. + Phía Đơng giáp xã Phú Đơ. + Phía Tây giáp xã Phấn Mễ.

Với vị trí địa lý là trung tâm của các xã lân cận như Phú Đơ, Vơ Tranh là những xã có cùng đặc điểm về khí hậu và sản xuất nơng nghiệp. Bên cạnh đó với địa hình có nhiều sơng suối, phía Đơng Nam giáp với sông Cầu cho nên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Kết hợp với có khơng gian tự nhiên đẹp xã Tức Tranh có cơ hội sẽ trở thành trung tâm của vùng xã.

* Đặc điểm địa hình

* Địa hình: Do là một xã thuộc vùng trung du miền núi, cho nên khu vực xã có địa hình khá phức tạp, tỷ lệ đồi núi chiếm một phần diện tích tương đối lớn và chủ yếu nằm dải rác ở khắp các khu vực trong xã. Hướng dốc của địa hình giảm dần theo chiều từ bắc xuống nam. Đây là một khu vực ít thuận lợi cho xây dựng, có tiềm năng để phát triển về trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, lâm nghiệp và một số loại cây trồng khác, không thuận lợi cho việc phát triển trồng lúa.

* Khí hậu

Là khu vực có chung đặc điểm khí hậu với huyện Phú Lương, mang đậm tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa nóng lạnh rõ rệt. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ xuống thấp, có khi xuống tới 30C, thường xuyên có các đợt gió mùa đơng bắc hanh khơ. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, nhiệt độ cao, nhiều khi có mưa lớn và tập trung. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C. Nhiệt độ bình quân cao nhất trong mùa nóng là 27,20C, trong đó cao nhất là tháng 7 có năm lên đến 280C – 290C. Nhiệt độ bình quân thấp nhất trong mùa lạnh là 200C, thấp nhất là tháng 1 có nhiệt độ là 15,60C. Số giờ nắng trung bình 1 năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ khoảng 115 kcallo/cm2.

Lượng mưa trung bình từ 2.000mm đến 2.100 mm/năm. Từ tháng 4 đến tháng 10 mưa nhiều, chiếm trên 90% lượng mưa trong năm. Tháng 7 có lượng mưa lớn nhất (Bình quân từ 410 đến 420mm/tháng) và có số ngày mưa nhiều nhất từ 17 đến 18 ngày/tháng. Tháng 11 và tháng 12 ít mưa, lượng mưa trung bình chỉ từ 24 đến 25mm/tháng và mỗi tháng chỉ có khoảng 8 đến 10 ngày mưa. Năm 1960 có lượng mưa cao nhất (3.008,3mm), năm 1985 có lượng mưa thấp nhất (977mm). Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 985,5mm, mùa lạnh lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa, độ ẩm (k) dưới 0,5 nên thường xuyên sảy ra khô hạn.

* Công tác thủy lợi:

- Ban chỉ đạo quản lý khai thác và sử dụng các cơng trình thuỷ lợi xã thường xuyên kiểm tra trực tiếp và chỉ đạo các tổ thuỷ nông quản lý và vận hành tiết kiệm hiệu quả trữ lượng nước tại các cơng trình hồ đập đảm bảo nguồn nước phục vụ công tác sản xuất nơng nghiệp.

Bờ đầm Hợp Nhất (xóm Thâm Găng) bị vỡ sau cơn bão số 4 và cơn bão số 5, đầm Núi Phật (Gốc Mít), đầm Chân Chim (Đồng Tiến) bờ đầm đã hư hỏng năng có nguy cơ mất an tồn.

*Tài nguyên nước

Nước mặt: Ngồi nguồn nước mưa cịn có các nguồn nước do dịng sơng Cầu dài 2,7km, đập Khe Cốc, Đồng Lòng cùng các suối, khe, ngịi lớn nhỏ khác (diện tích 39,79 ha) đã phần nào đáp ứng đủ nhu cầu nước phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp. Vào khoảng tháng 10 thì nguồn nước mặt của xã không đáp ứng đủ nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Nước ngầm: Có ở độ sâu từ 6 ÷ 10 m với chất lượng nước được coi là đảm bảo vệ sinh đã đáp ứng đủ nước sinh hoạt của nhân dân với khoảng 95% số hộ. Về trữ lượng nước tuy chưa xác định được chính xác nhưng về mùa khơ trữ lượng nước ít, mực nước rút xuống chỉ còn khoảng 1m nước, một số nơi không đủ nước để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.Nguồn nước này chủ yếu được khai thác qua giếng khơi.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.

4.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

- Trồng trọt: Năm 2018 diện tích gieo trồng là: 272,27 ha, tổng sản lượng lương thực cây có hạt là: 1.603 tấn đạt 104,38% kế hoạch, tăng bình quân hàng năm 1,07%. Vụ xuân năm 2018 gieo cấy được: 131,29 ha, trong đó lúa cao sản là:24,29 ha, lúa thường là 107,00 ha sản lượng ước đạt 6.985 tấn. - Lâm nghiệp: Tập huấn Luật quản lý bảo vệ rừng phòng cháy chữa cháy

có 130 lượt người tham gia, tập huấn khoa học kỹ thuật về trồng rừng 04 lớp thu hút 121 lượt người tham gia, giải quyết tranh chấp đất lâm nghiệp 02 vụ

hòa giải 01 vụ, 01 vụ chuyển cấp trên giải quyết.

- Chăn nuôi - thú y: Thường xuyên kiểm tra giám sát, tăng cường chỉ đạo công tác phịng chống dịch bệnh trên đàn vật ni, hướng dẫn nhân dân phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, thuỷ sản nuôi, ứng phó với điều kiện thời tiết bất thường do vậy trên địa bàn xã khơng có dịch bệnh xảy ra. Cấp 60 lít khử trùng cho các xóm và phun tại chợ Tức Tranh; tổ chức tiêm phòng đợt 1, đợt 2 cho đàn chó được 2.200 con. Số lượng đàn trâu, bị có 80 con; đàn lợn có: 3000 con; Đàn dê có: 150 con; đàn gia cầm 15.000.

Mơ hình kinh tế gia trại, trang trại khá phát triển, trên địa bàn xã có 37 trang trại, gia trại lợn nuôi từ 50 con - 2000 con, gia trại ni gà có khoảng 10 gia trại ni từ 1000 con đến 10.000 con.

* Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Trong những năm vừa qua, khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của xã Tức Tranh đã có bước phát triển, có sự chuyển biến tích cực đầu tư trang thiết bị, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến. Do vậy năng suất, chất lượng sản phẩm từng bước được nâng lên, một số ngành nghề đang được duy trì như: Gị hàn, sửa chữa xe máy, điện dân dụng, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng, thu hút nhiều lao động có tay nghề. Các máy cày bừa, máy xạ lúa đã thay thế hàng trăm công lao động và sức cày kéo. Từ đó lao động phổ thơng chuyển đổi đi lao động tập trung trong và ngồi nước có thu nhập cao, tuy nhiên kết quả đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng của xã. Tỷ trọng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, giá trị sản xuất ngành còn chưa cao.

Thế mạnh của địa phương là các xưởng chế biến chè và các xưởng chế biến gỗ, sửa chữa gia cơng, vì vậy các cơ sở đã đầu tư, mở rộng.

* Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ

Luôn giữ vững và ổn định, số hộ bán buôn, bán nhỏ tại các nơi tập trung dân cư và thuận tiện giao thơng. Hiện nay xã có 1 chợ, phần nào đáp ứng được nhu cầu giao lưu buôn bán của nhân dân trong xã.

* Giao thông

Với tuyến giao thông đối ngoại huyện lộ Giang Tiên – Phú Đô – Núi

Phấn đi qua địa bàn xã dài khoảng 4,12km, rộng 6 m đã được nhựa hóa. Ngồi ra xã cịn có 1 số các tuyến giao thơng đối nội như:

- Chợ Chè – Phố Giá (Phấn Mễ) dài 4,1 km, rộng 4m; - Đồng Tiến dài 7km, rộng 4m;

- Cây Thị –Khe Xiêm dài 3km, rộng 4m; - Đồng Danh –Quyết Tiến dài 2km, rộng 4m; - Đập Tràn –Minh Hợp dài 2km, rộng 4m; - Bãi Bằng – Khe Cốc dài 2km, rộng 4m; - Chợ Chè –Quyết Thắng dài 2,4 km, rộng 4m;

Cùng với các tuyến đường mòn trong khu dân cư và tuyến liên xóm thì hệ thống đường giao thơng hiện có trong xã phân bổ khá hợp lý và đã tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thơng hàng hóa và đi lại của nhân dân. Tuy nhiên hệ thống giao thông của xã với bề mặt đường rộng không đồng đều và nhỏ chủ yếu là đường đất chưa được cứng hóa, nhựa hóa phần nào gây khó khăn cho người dân trong việc đi lại, nhất là trong mùa mưa bão.

Nhìn chung, hệ thống giao thông trên địa bàn đã được hình thành tương đối hợp lý, nhưng chất lượng đường còn kém, khi xây dựng thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Trong thời gian tới cần phải nâng cấp, cải tạo, mở rộng và cứng hóa, nhựa hóa các tuyến giao thơng liên xã, liên xóm phục vụ dân sinh và thúc đẩy, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

* Thuỷ lợi

Xã có hệ thống thuỷ lợi tương đối hồn chỉnh. Xã có các hồ đập lớn nhỏ chứa nước với tổng diện tích đất thủy lợi là 33,64 ha, hệ thống kênh mương với đã phần nào đáp ứng nhu cầu tưới tiêu trong nơng nghiệp. Ngồi ra xã cịn có các cơng trình hồ đập chứa nước nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nước cho sản xuất nông nghiệp. Hàng năm xã đã huy động hàng ngàn công lao động để nạo vét kênh mương và bồi đắp đê sạt lở. Trong thời

gian tới cần mở rộng, mở mới một số hồ đập, chứa nước để đáp ứng đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả sản xuất cao nhất.

* Giáo dục –Đào tạo

- Mầm non:

Năm học 2017 – 2018: Trường MN có 01 khu trung tâm và 2 điểm lẻ, với 16 nhóm lớp. Tổng kết năm học số trẻ đạt đánh giá phát triển bình thường 463/492 = 94,3%. Tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên: 50.

Năm học 2018-2019: Trường MN có 01 khu trung tâm và 2 điểm lẻ, với 17 nhóm lớp. Trường có 520 học sinh.

- Bậc tiểu học:

+ Trường THI: Tổng kết năm học 2017-2018 có 51/164 học sinh =31,09% được khen thưởng. Tổng số cán bộ, giáo viên: 15. Năm học 2018-2019 trường có 172 học sinh.

+ Trường TH II: Tổng kết năm học 2017-2018 có 434/615 học sinh =70,57% được khen thưởng.Tổng số cán bộ, giáo viên nhà trường: 37. Năm học 2018-2019 trường có 641 học sinh. đội học sinh trường tham gia thi giải bơi thanh thiếu niên do Phòng GD huyện tổ chức đạt 46 giải. Tổng số học sinh xét lên lớp 6 = 131.

-Bậc THCS:

Năm học 2017- 2018 nhà trường có 16 lớp, với tổng số 595 hs. Tổng kết có 92 học sinh đạt học lực giỏi = 15,46%, 192 hs khá = 32,27%, 284 hs trung bình = 7,73%, yếu = 26 hs = 4,37%, kém 01 hs = 0,17% . Tổng số CB, giáo viên: 43 đc. Số học sinh xét tốt nghiệp: 166 em. Năm học 2018-2019 trường có 561 hs, chia thành 16 lớp. Đầu năm học, đội học sinh trường tham gia thi giải bơi thanh thiếu niên do Phòng GD huyện tổ chức đạt 39 giải cá nhân, 2 giải đồng đội, 01 giải nhất toàn đồn.

Cơng tác khuyến học: Hội khuyến học xã trao 10 xuất quà cho các em học sinh nghèo vượt khó, giỏi huyện 28 em, tỉnh 09 em, giáo viên giỏi huyện 13, tỉnh 01, 37 em đỗ đại học, Gia đình hiếu học: 03 gia đình với tổng số tiền 16.600.000đ.

* Y tế

Trạm y tế xã có: 07 cán bộ, Trong đó 01 bác sỹ, 03 y sỹ, 02 điều dưỡng, 01 dược sỹ. Cơng tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được tiếp tục quan tâm, đặc biệt là cơng tác chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, cơng tác tiêm chủng được duy trì thường xun; Trạm y tế đã tổ chức khám sức khoẻ cho 4.926 lượt bệnh nhân. Trong đó: bệnh nhân có BHYT 3.480 lượt, Trẻ em: 1.086, đối tượng chính sách: 414, người nghèo: 82; Tiêm chủng định kỳ cho trẻ tại trạm y tế đảm bảo an toàn và tiêm đủ mũi cho 140 trẻ. Đảm bảo trong năm khơng có dịch bệnh sảy ra.

Thực hiện tốt kế hoạch chăm sóc sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình cho chị em sử dụng các biện pháp tránh thai như: Dụng cụ tử cung được 114 lượt, dùng thuốc tránh thai: 1.170 lượt và các biện pháp khác: 108 lượt, khám phụ khoa: 613 lượt. Tổng số trẻ mới sinh: 117 trẻ, có 10 trường hợp sinh con thứ 3, tổng số trẻ em dưới 5 tuổi là 798 trẻ, Số trẻ em suy dinh dưỡng là 13%.

* Văn hóa – thể dục, thể thao

Phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, các ngành đồn thể xóm tổ chức 3 đêm văn hóa văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân, mừng ngày quốc tế Phụ nữ 8/3.

Chỉ đạo và phối hợp với ban quản lý Hội chùa thông tổ chức tốt các hoạt động trong ngày hội chùa thông mồng 4 và mồng 5 tết. với các hoạt động diễn ra như tổ chức các môn, kéo co, chọi gà, Cờ tướng, bắn nỏ, BTC đã trao 4 giải nhất 4 giải nhì, 9 giải 3 các mơn.

Tổ chức tham gia nội dung hoạt động tại Lễ hội Đền đuổm, thi sao chè, thi trang phục truyền thống dân tộc, Đẩy gậy, Mâm ngũ quả dâng hương tại đền đuổm, kết quả đạt 01 giải nhì sao chè.

Thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa

Một phần của tài liệu Khóa luận thực hiện công tác kê khai lập hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)