Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Khóa luận thực hiện công tác kê khai lập hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 52)

PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Tức Tranh

4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.3.1. Thuận lợi

Với điều kiện về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội và cảnh quan môi trường của Tức Tranh cho thấy xã có nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội:

- Xã có tài nguyên đất đai đa dạng, một số diện tích thuần thục với sản xuất nông nghiệp phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều loại cây trồng ngắn ngày (lúa và các loại cây rau màu), một số diện tích phù hợp với trồng các loại cây ăn quả, diện tích đất đồi núi có thể trồng rừng sản xuất. Từ đó tạo ra tiềm năng đa dạng hố các loại cây trồng, đặc biệt là phát triển các loại cây hàng hố ngồi đáp ứng cho nhu cầu của địa phương còn phục vụ cho nhu cầu của khu vực và các vùng lân cận.

- Cảnh quan mơi trường của xã cịn trong lành, kết hợp giữa rừng núi đập.

- Trong những năm qua, nền kinh tế đã có bước phát triển khá tồn diện, liên tục và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng: Tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của toàn xã.

- Sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền nhằm đưa Tức Tranh phát triển mạnh về kinh tế - xã hội, xứng đáng với truyền thống của quê hương cách mạng và tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động của nhân dân trong xã. Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất, từng bước bắt nhịp với phát triển kinh tế chung của toàn huyện, đẩy nhanh q trình thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn.

- An ninh đảm bảo tạo tâm lý an tâm trong sản xuất và kinh doanh buôn bán cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện trên địa bàn. - Nhân dân trong xã luôn đồn kết, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, tìm tịi, sáng tạo đó là tiền đề để thúc đẩy sản xuất phát triển.

4.1.3.2. Khó khăn

- Là xã vùng núi, có địa hình bị chia cắt mạnh, gây khó khăn cho sản xuất và bố trí cơ sở hạ tầng nên việc đưa vào sử dụng cịn gặp nhiều khó khăn.

- Nguồn nước phân bố không đều trong năm dẫn tới bất cập: vào mùa

mưa lượng nước lớn dẫn tới ngập úng cục bộ, xói mịn đất; vào mùa khô thiếu nước đất đai trở nên khô cằn, ở bất kỳ điều kiện nào thì đất cũng đã giảm khả năng sản xuất gây áp lực cho công tác thuỷ lợi và hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhân dân.

- Song song với các điều kiện thời tiết bất thuận là sâu bệnh trên các loại cây trồng và dịch bệnh ở gia súc, gia cầm. Sâu bệnh và dịch bệnh ngày càng phát triển mạnh dưới nhiều hình thức khó phịng tránh, gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của nhân dân.

- Với tốc độ phát triển kinh tế hiện nay và dự báo tiềm năng phát triển trong tương lai thì trình độ dân trí của người dân, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của xã chưa đảm bảo để phát triển bền vững.

- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua cùng với sự gia tăng dân số và dự kiến mức phát triển kinh tế - xã hội của xã đã, đang và sẽ tạo nên những áp lực đối với đất đai của xã. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, với các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các ngành kinh tế; xây dựng, cải tạo và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, mở rộng và xây

dựng mới các khu dân cư,... dự báo sẽ có những thay đổi lớn thực tế sử dụng đất hiện nay, đồng thời đặt ra những vấn đề có tính bức xúc trong việc bố trí sử dụng đất của xã và được thể hiện ở một số mặt sau:

Để đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa, việc phát triển mở rộng các khu dân cư ngày càng nhiều thì việc đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp thốt nước, các cơng trình phúc lợi xã hội như trường học, y tế,...) sẽ đòi hỏi một quỹ đất tương đối lớn và gây sức ép lên quỹ đất.

Việc lấy đất dùng vào xây dựng nhà ở, xây dựng cơng trình phục vụ đời sống của con người là tất yếu, cũng như để cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân cần dành một diện tích thoả đáng để xây dựng thêm các cơng trình văn hố - thể thao, khu vui chơi giải trí,... Điều này cũng tác động khơng nhỏ đối với đất đai của xã.

Như vậy, từ thực tế điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai (trong khi quỹ đất có hạn), thì áp lực đối với đất đai của xã đã và sẽ ngày càng gay gắt hơn, dẫn đến thay đổi lớn hiện trạng sử dụng đất hiện nay của xã. Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài bền vững, cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng đất theo hướng khoa học trên cơ sở: tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao; bố trí sử dụng đất phải đáp ứng được nhu cầu cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hiện tại cũng như trong tương lai.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực hiện công tác kê khai lập hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)