PHIẾU TẠI TTCK VIỆT NAM
Từ những phân tích về TTCK Việt Nam trong giai đoạn vừa qua cho thấy sự cần thiết phải áp dụng giao dịch quyền chọn cổ phiếu vào TTCK Việt Nam để tạo ra công cụ bảo vệ cho nhà đầu tư nhỏ lẻ, thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, tác động gián tiếp đến sự phát triển của các công ty niêm yết đồng thời thúc đẩy sự phát triển
của TTCK và nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, việc áp dụng quyền chọn cổ phiếu vào TTCK Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại cần sự nỗ lực khắc phục và giải quyết theo một lộ trình khoa học và cụ thể.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần phải thực hiện đồng bộ nhóm giải pháp vĩ mơ, nhóm giải pháp vi mơ và các nhóm giải pháp khác để xây dựng một thị trường quyền chọn hiệu quả và tiên tiến. Đồng thời, Việt Nam cần lập ra một kế hoạch triển khai theo từng giai đoạn cụ thể như: giai đoạn cho công tác chuẩn bị, giai đoạn vận hành thử nghiệm, giai đoạn đánh giá, bổ sung sửa đổi và rút kinh nghiệm thực tiễn đến khi đáp ứng tương đối đầy đủ yêu cầu của thị trường. Thời gian cho 3 giai đoạn tối
thiểu từ 3 đến 4 năm, giai đoạn vận hành thử nghiệm phải đảm bảo thời gian ít nhất
trên 1 năm để việc đánh giá được chính xác, từ đó, giúp cho giai đoạn bổ sung sửa đổi
83
Tuy nhiên, với qui mô thị trường hiện nay, cùng với nỗ lực của UBCKNN và các tổ chức quản lý trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, công bố thông tin, xây dựng các quy trình đồng bộ trong năm 2008, cũng như quyết tâm của Chính Phủ trong định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010, Việt Nam có thể rút ngắn thời gian hoàn thiện các cơ sở pháp lý, hạ tầng kỹ thuật, cơ chế giám sát và xây dựng mơ hình quyền chọn trong năm 2010 như việc xây dựng các văn bản Luật hướng dẫn giao dịch quyền chọn, thành lập Trung tâm thanh toán – bù trừ quyền chọn và trung tâm định giá quyền chọn, xây dựng hệ thống báo giá tự động, hệ thống mạng giao dịch, công bố thông tin, cơ quan quản lý và giám sát …theo đúng kế hoạch đã xây dựng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Chương III là sự tiếp nối của việc nghiên cứu Chương I- Cơ sở lý luận về quyền chọn cổ phiếu và Chương II – Kinh nghiệm tổ chức sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán tại một số nước trên thế giới. Trong Chương III, tác giả đã đi vào trình bày sơ lược lịch sử hình thành TTCK Việt Nam cũng như giới thiệu về hệ thống cơ quan quản lý và chức năng cụ thể của từng bộ phận, thực trạng áp dụng Quyền chọn tài chính khác như Quyền chọn tiền tệ, Quyền chọn vàng ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, sự cần thiết phải áp dụng quyền chọn và các khó khăn, trở ngại cần vượt qua để xây dựng một thị trường quyền chọn hiệu quả. Từ đó nêu ra các nhóm giải pháp cần triển khai và xây dựng để làm tiền đề cho việc áp dụng quyền chọn vào TTCK Việt Nam
năm 2010 và dần hồn chỉnh vào năm 2011.
Tính thanh khoản và cân bằng cung cầu trên thị trường quyền chọn là một yếu tố cần quan tâm hàng đầu khi xây dựng các cơ sở pháp luật, hệ thống giám sát, quy trình giao dịch thanh tốn đảm bảo tạo được sức cầu hấp dẫn trên thị trường, tạo tính thanh khoản và lưu thơng cho quyền chọn nhưng vẫn kiểm soát được các mức độ đầu cơ và có biện pháp ngăn chặn, xử lý khi có hiện tượng gây lũng đoạn hoặc tiêu cực cho thị
trường.
Các nhóm giải pháp được thực hiện đồng bộ và đan xen lẫn nhau với mục tiêu xây
dựng một TTCK nói chung và thị trường quyền chọn nói riêng có tính thanh khoản cao cho các quyền chọn chứng khốn giao dịch, cung cấp đầy đủ thơng tin cho nhà đầu tư và các đối tượng tham gia thị trường; Xây dựng quy trình giao dịch liên kết giữa các
đối tượng tham gia trên thị trường, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phần mềm hệ thống
giao dịch, tiên tiến, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực thế giới, qua đó hình thành nên giá chứng khoán và quyền chọn chứng khoán một cách hợp lý nhất, tạo được niềm tin của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước vào thị trường chứng khốn góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
85