0
Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN MỘC HÓA PHÁT TRIỂN LÊN ĐÔ THỊ LOẠI 4 (Trang 65 -89 )

5.2.1 Giải pháp về chính sách

5.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về bảo vệ môi trường

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và nhân loại. Nhằm nâng cao hiệu lực quản lý địa phương, các tổ chức kinh tế, xã hội cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, đảm bảo cho

người dân được sống trong một môi trường trong lành, góp phần bảo vệ môi trường khu vực.

Vì sự cần thiết đó, một số đề xuất sau được đưa ra:

- Vấn đề hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về bảo vệ môi trường phải được thi hành và áp dụng.

- Hiện nay, việc bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác nông nghiệp không còn xa lạ đối với người nông dân. Chính do việc sử dụng tràn lan các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đã gây nên những tác hại nghiêm trọng đến chất lượng các nguồn nước. Hậu quả là trong những năm gần đây, các loại cá, tôm chết hàng loạt, nguồn thủy sinh giảm đáng kể và các chất ô nhiễm trong môi trường nước càng gia tăng. Cần có các quy định cụ thể về vấn đề sử dụng hóa chất nông nghiệp trong canh tác nông nghiệp tại địa phương.

- Quy định về vệ sinh chất thải, vệ sinh nơi công cộng cần được ban hành cụ thể. Do những nơi công cộng là nơi có rất nhiều người qua lại, có liên quan đến lợi ích nhiều mặt của nhiều người. Điều rõ nhất thể hiện văn hóa nơi đó, nó là thước đo văn hóa. Nếu vệ sinh sạch thì sức khoẻ tốt, là điểm thu hút sự chú ý đầu tư nước ngoài, du lịch.

- Quy định cụ thể việc tập trung các ngành gây ô nhiễm ra khỏi các cụm, tuyến dân cư.

- Yêu cầu các cơ sở sản xuất, xí nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải xử lý các chất thải, nguồn khói bụi, tiếng ồn nhằm giảm thiểu lượng ô nhiễm môi trường.

- Hoàn thiện hệ thống giáo dục, nâng cao nhân thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng địa phương.

5.2.1.2 Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường

Phí người dùng được áp dụng phổ biến ở các đô thị là phí thu gom và xử lý ô nhiễm. Phí này được thu từ các hộ gia đình và được xem là khoản tiền phải trả cho các dịch vụ thu gom và xử lý ô nhiễm. Đối với chất thải rắn, phí này sẽ thay đổi tùy vào gia đình và số túi rác của gia đình thải ra. Ngoài ra, còn có phí đổ bỏ chất thải rắn, chủ yếu áp dụng cho chất thải rắn công nghiệp, đối với chất thải khó xử lý: lốp xe, cặn dầu thì phải nộp phí cao hơn.

Tỉnh Long An nói chung và huyện Mộc Hóa nói riêng cung cấp các khoản trợ cấp cho các cơ quan và khu vực tư nhân tham gia quản lý môi trường, trợ cấp cho việc phát triển và lắp đặt công nghệ, trợ cấp, ưu đãi cho các công nghiệp tái chế, tái sử dụng chất thải.

5.2.1.3 Hoạt động thông tin giáo dục – truyền thông – tham gia của cộng đồng

Hiện nay, ý thức về môi trường của người dân chưa cao. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho môi trường sống trong các tỉnh thành nói chung và huyện Mộc Hóa nói riêng ô nhiễm. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền tại các khu vực trong huyện phải nâng cao ý thức về tầm quan trọng của môi trường.

a. Thông tin – giáo dục – truyền thông

- Mục đích thông tin – giáo dục – truyền thông

Hình 5.1: Nguồn nhân lực chủ yếu trong tương lai

 Thông tin – giáo dục – truyền thông nhằm tăng kiến thức bảo vệ và tăng sự quan tâm đến môi trường. Có thể giao nhiệm vụ này cho đội tình nguyện viên, học sinh tại những nơi đó khi đã được trang bị một số kiến thức cần thiết tại trường học.

 Khuyến khích người dân thực hành các hành vi tốt có liên quan đến việc giữ gìn và bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường với các câu lạc bộ bảo vệ môi trường ở nông thôn.

 Thông tin – giáo dục – truyền thông nhằm giúp người dân tăng nhu cầu sử dụng nước sạch, hạn chế sử dụng các loại hóa chất thuốc BVTV, và sử dụng thuốc BVTV đúng liều lượng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.

 Nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề môi trường cần quan tâm thông qua các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề.

- Nội dung thông tin – giáo dục – truyền thông

 Các thông tin về nước sạch, thuốc BVTV, môi trường đất, không khí ảnh hưởng đến sức khỏe.

 Các chính sách liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.

 Giải thích các nổ lực của nhà nước trong việc cố gắng trong việc hạn chế ô nhiễm nhằm tạo ra điều kiện sống lành mạnh cho mọi người và tạo ra lượng vật chất có ích cho xã hội.

 Vai trò quan trọng của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. - Phương pháp thông tin – giáo dục – truyền thông

 Quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên các kênh truyền hình, các chương trình vui chơi giải trí về những chủ đề về môi trường.

 In tài liệu tuyên truyền phát cho nhân dân trong huyện. Đặc biệt đối với dân cư Mộc Hóa trong khu vực nhà cửa thưa thớt thì cần có đội tuyên truyền.

 Công tác tuyên truyền tại từng khu vực nên thực hiện thường xuyên trên đài phát thanh.

 Cần tổ chức các hoạt cảnh giáo dục trong từng xã, từng cụm dân cư.

Ngoài ra, cần chú ý giáo dục môi trường cho trẻ em. Giáo dục trẻ em là cách hiệu quả nhất để thay đổi quan điểm của cộng đồng về lâu dài. Nếu con người được giáo dục tốt về ý thức giữ gìn môi trường ngay từ nhỏ thì điều này sẽ trở thành một thói quen không thể thiếu ở mỗi cá nhân về sau này.

b. Sự tham gia của cộng đồng

Sự tham gia của cộng đồng chính là điều kiện tiên quyết để thực hiện công tác bảo vệ môi trường một cách hiệu quả và lâu dài. Sự tham gia cộng đồng phải phát huy quyền làm chủ và phải được hiểu rõ về việc cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường trên nhiều khía cạnh cũng như công tác duy trì hoạt động là trách nhiệm thuộc về cộng đồng.

Cơ quan quản lý tỉnh, chính quyền ấp, xã và người dân phải phối hợp và phân công trách nhiệm cụ thể trong việc quản lý, giữ gìn môi trường, hạn chế ô nhiễm.

5.2.1.4 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Trong những năm qua, công tác đào tạo, nâng cao năng lực và phát triển nguồn nhân lực để tham gia chương trình bảo vệ môi trường đã được quan tâm thực hiện. Nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng định kỳ, ngắn hạn cho công cán bộ lập kế hoạch, cán bộ chỉ đạo thực hiện và quản lý dự án được tổ chức ở tất cả các cấp.

phương về công tác môi trường cho các cán bộ làm công tác quản lý và các tuyên truyền viên môi trường. Các lớp đào tạo tập huấn này, cần tổ chức cho học viên đi tham quan, học tập sẽ tạo cho học viên nói riêng, công chức nói chung được tiếp cận với thực tế, liên hệ cho ấp, xã, thị trấn và địa phương mình.

Các chuyên đề cụ thể đề xuất như sau: - Sản xuất sạch hơn.

- Quản lý môi trường cấp địa phương. - Kỹ thuật an toàn môi trường.

5.2.2 Giải pháp về công nghệ5.2.2.1 Môi trường nước 5.2.2.1 Môi trường nước

Nước sạch hợp vệ sinh, an toàn rất quan trọng trong việc phòng bệnh, đặc biệt là các bệnh như: tiêu chảy, dịch tả, thương hàn và sốt thương hàn, viêm gan truyền nhiễm, kiết lỵ amip và kiết lỵ khuẩn que. Người ta cho rằng hơn 80% bệnh tật trên thế giới là bắt nguồn từ việc sử dụng nước không an toàn.

Việc sử dụng nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt và ăn uống sẽ phòng tránh được nhiều bệnh tật liên quan đến nước. Do đó, công nghệ cấp nước phù hợp và tiết kiệm nhằm cải thiện điều kiện sinh hoạt của người dân và phòng tránh bệnh tật gây nên từ nước sẽ là những lợi ích tiên quyết cho sự phát triển kinh tế – xã hội tại cộng đồng.

Để bảo vệ chất lượng các nguồn nước ở huyện Mộc Hóa trong thời điểm hiện nay việc xử lý các nguồn nước bị ô nhiễm là không thể tránh khỏi.

- Xử lý sơ bộ nước thải từ hộ gia đình : biện pháp xử lý sơ bộ cho các hộ gia

đình thường sử dụng hệ thống bể tự hoại ba ngăn có hệ thống tiêu thải cục bộ. Phương pháp này phổ biến thích hợp với điều kiện kinh tế hiện nay của Mộc Hóa khi chưa có khả năng thu gom toàn bộ lượng nước thải từ các hộ dân để xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tập trung có quy mô lớn. Nước

thải ba ngăn có thể xả vào cống thoát nước chung. Về lâu dài, khi điều kiện cho phép cần phải quy hoạch thu gom về các hệ thống xử lý nước thải cho từng cụm dân cư.

- Xây dựng hệ thống thu gom nước thải : xây dựng hệ thống cống và mương dẫn

để thu gom toàn bộ nước thải cụm dân cư nhất định từ trước đến nay vẫn trực tiếp đổ ra sông vào một hay hai hồ chứa nước thải. Sau khi cách ly nước thải thì nước sông hồ sẽ dần pha loãng và tự làm sạch dưới tác động của các yếu tố tự nhiên.

- Xử lý nước thải từ các cụm dân cư : đối với các cụm dân cư, có thể nghiên cứu

triển khai những trạm xử lý nước thải sinh hoạt dựa trên kỹ thuật “bể phản ứng sinh học có nền hỗn hợp” có ưu điểm nổi bật là vật liệu đơn giản, tốn ít mặt bằng. Những hệ thống xử lý này bao gồm: hệ thống thu gom, hệ thống xả nước thải ra sông và trạm xử lý.

Ngoài ra, việc xử lý nước sau mùa lũ cũng giữ vai trò quan trọng trong ở huyện Mộc Hóa nhằm đảm bảo chất lượng nước an toàn cho người dân. Trước yêu cầu thực tế, đồng bằng sông Cửu Long đến nay đã có nhiều vật liệu, giải pháp, công nghệ được các nhà khoa học, chuyên gia môi trường trong và ngoài nước đề xuất và ứng dụng trong thực tiễn, nhằm góp phần giải quyết nước sạch cho sinh hoạt của dân cư tại đây, đặc biệt là dân cư vùng ngập lũ.

5.2.2.2 Rác thải

Nhìn chung, hiện nay công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị rất đa dạng và phong phú với nhiều loại hình và mức đầu tư cũng như khả năng đáp ứng về mặt môi trường là khác nhau.

- Công nghệ xử lý được chọn phải đảm bảo tính khả thi về mặt kinh tế. Tính khả thi về mặt kinh tế được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bảo sau:

 Máy móc thiết bị phải có giá cả chấp nhận được có thể đầu tư trong điều kiện huyện Mộc Hóa. Chi phí đầu tư phải ở mức thấp chấp nhận được.

 Vốn đầu tư vào các dây chuyền công nghệ phải thấp. Hiệu suất sản xuất của công nghệ phải cao và phải giảm thiểu việc phát thải chất thải ra môi trường tới mức thấp nhất.

- Công nghệ được chọn phải đảo bảo tính khả thi về mặt kỹ thuật. Công nghệ được chọn (kể cả các công nghệ phụ trợ kèo theo) phải có cấu trúc thiết bị đơn giản, dễ vận hành… để phù hợp với mặt bằng chung của đô thị loại IV. Tính khả thi về mặt kỹ thuật đối với công nghệ xử lý chất thải được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:

 Phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng hiện tại của huyện Mộc Hóa.

 Công nghệ phải đảm bảo có các thiết bị thay thế và đảm bảo khả năng cung cấp, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị kèm theo.

 Phù hợp từng loại chất thải cần xử lý.

- Công nghệ được chọn phải khả thi về mặt môi trường.

- Công nghệ được chọn phải đảo bảo tính khả thi về mặt môi trường. Mục tiêu của việc xử lý chất thải rắn là nhằm bảo vệ môi trường. Vì vậy, tính khả thi về mặt môi trường đối với công nghệ xử lý chất thải rắn nói chung được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:

 Không (hoặc ít) phát sinh ra các chất thải thứ cấp có khả năng gây ô nhiễm và tác động đến môi trường. Điều này ám chỉ rằng, công nghệ phải bao hàm tất cả giải pháp kỹ thuật và công nghệ hỗ trợ nhằm xử lý triệt để và thỏa mãn các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường đối với các chất thải thứ cấp sinh ra.

 Công nghệ phải đảm bảo tính an toàn và hạn chế mức thấp nhất những rủi ro, tác hại đối với sức khỏe của những người trực tiếp vận hành hệ thống. Trên thực tế có 3 công nghệ xử lý chất thải thường dùng là:

- Làm phân compost. - Thiêu đốt.

Căn cứ vào đặc điểm huyện Mộc Hóa, là một huyện nông nghiệp chú trọng trồng lúa và trong tương lai chú trọng trồng hoa màu thì phương pháp dễ làm và phục vụ bón phân cho nông nghiệp chính là phương pháp làm phân compost. Tuy nhiên, phương pháp này cần phải ràng buộc thêm điều kiện: nhiệt độ, độ ẩm, lượng oxy... nên gây mùi khó chịu.

a. Làm phân compost

Vào những năm 1970, chế biến phân hữu cơ (compost) tại các hộ gia đình là phương pháp tái sinh chất thải hữu cơ được ứng dụng rộng rãi. Đây là phương pháp giảm thể tích và biến đổi thành phần vật lý chất thải một cách hiệu quả đồng thời tạo ra sản phẩm hữu dụng. Đây là phương pháp dễ thực hiện và thiết thực nhất đối với người dân.

Để sản xuất phân compost, người dân có thể dùng các loại dễ phân hủy như lá cây, cỏ, các mẫu vụn cây cối bị cắt xén, bụi cây, gốc cây…. Đổ vật liệu thành đống, tưới nước và đảo trộn theo chu kỳ để cung cấp độ ẩm và lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật sống và phát triển. Trong quá trình làm phân compost, các

lại mùn. Vật liệu compost sau khi đã ổn định sinh học có thể dùng làm chất bổ sung dinh dưỡng cho đất hoặc làm vật liệu che phủ.

b. Thiêu đốt

Đốt là quá trình oxy hóa chất thải ở nhiệt độ cao. Công nghệ này phù hợp để xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại hữu cơ như: cao su, nhựa, giấy, da, cặn dầu, dung môi, thuốc BVTV và đặc biệt là chất thải y tế trong lò đốt chuyên dụng hoặc công nghiệp như lò nung ximăng.

Lò đốt phải đảm bảo yếu cầu cơ bản:

- Cung cấp đủ oxy hóa cho quá trình nhiệt phân bằng cách đưa vào buồng đốt một lượng không khí dư.

- Khí dư sinh ra trong quá trình nhiệt phân phải được duy trì trong lò đốt đủ để đốt cháy hoàn toàn.

- Nhiệt độ phải đủ cao (từ 1.000 – 1.2000C).

Công nghệ thiêu đốt có nhiều ưu điểm như khả năng tận dụng nhiệt, xử lý triệt để khối lượng, sạch sẽ, không tốn nhiều đất để chôn lấp. Tuy nhiên, phương pháp này chi phí vận hành đắt, phải xử lý khí thải lớn, dễ tạo ra các sản phẩm phụ nguy hiểm.

c. Chôn lấp hợp vệ sinh

Những sản phẩm được thải ra từ quá trình sinh hoạt của con người mang tính nguy hại: bóng đèn, pin, dầu nhớt dư... và những sản phẩm loại ra từ hoạt động nông nghiệp: bao bì, chai lọ đựng hóa chất... Phương pháp xử lý tối ưu dành cho các loại trên là chôn lấp.

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN MỘC HÓA PHÁT TRIỂN LÊN ĐÔ THỊ LOẠI 4 (Trang 65 -89 )

×