Để bảo vệ môi trường khi Mộc Hóa phát triển lên đô thị loại IV, huyện cần chú ý quy hoạch các mặt: hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, khí thải, hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn, hệ thống giao thông, phủ xanh đô thị.. Nhưng nội dung quy hoạch môi trường đáng quan tâm hơn cả trong việc phát triển lên đô thị bậc cao hơn của huyện Mộc Hóa là quy hoạch thoát nước thải và xử lý nước thải, thu gom và quy hoạch bãi rác thải và xử lý rác. Đó chính là các vấn đề nảy sinh và gây xung đột về môi trường.
Trên cơ sở các số liệu hiện trạng môi trường được quản lý tại địa phương, chính quyền địa phương cần quan tâm đến các định hướng về bảo vệ môi trường như sau:
- Phòng ngừa, cải thiện ô nhiễm. - Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. - Nâng cao nhận thức môi trường.
Trên cơ sở đó quy hoạch môi trường, cần trọng tâm vào:
5.2.3.1 Môi trường vệ sinh tại các khu vực nông thôn
Đối với Mộc Hóa, vấn đề vệ sinh môi trường vùng nông thôn đặc biệt được quan tâm. Khi quy hoạch, cải tạo tổng thể thị trấn, các xã phải phối hợp kế hoạch để tập trung các nhà máy, cơ sở sản xuất vào một khu riêng không lẫn vào trong vùng dân cư.
Ở nông thôn, hơn 60% hộ dùng cầu tiêu ao cá. Việc đi vệ sinh trên các cầu tiêu ao cá và việc xây cất nhà vệ sinh trên các ao tù hoặc trên mương rạch nằm sâu bên trong bờ sông vẫn còn khá phổ biến ở huyện Mộc Hóa. Trong điều kiện đó, các chất thải bài tiết của con người hoặc sẽ đi thẳng vào nguồn nước mặt gây ra các vấn đề ô nhiễm, hoặc thấm sâu vào đất và đi vào tầng chứa nước ngầm gây ra tình trạng ô nhiễm nước ngầm tầng nông. Đặc biệt vào mùa lũ, nước lũ dâng cao lên và cuốn trôi chất thải theo dòng nước mang theo nhiều vi trùng và mầm bệnh.
Mặc dù, kỹ thuật công nghệ trong quá trình sản xuất, chăn nuôi vẫn còn trong tình trạng thô sơ nhưng do việc quản lý chất thải chưa được tuân thủ nghiêm chỉnh cho nên hầu như tất cả chất thải lỏng đều đi thẳng vào nguồn nước.
Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật vẫn được xem là vấn nạn của vùng nông thôn nói chung và huyện Mộc Hóa nói riêng, làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng sức khỏe con người.
Dựa trên những nguyên nhân đó, các giải pháp được đề xuất như sau:
a. Các mô hình nhà tiêu vệ sinh
- Nhà tiêu cải tiến : được đào đơn giản, song được cải tiến bằng cách cho thêm
ống thông hơi cao để giảm mùi hôi trong nhà tiêu, góp phần làm thoát nhanh hơi nước trong bể phân và khống chế ruồi nhặng.
Ưu điểm: cấu tạo đơn giản, dễ xây dựng, chi phí thấp, người dân có thể tự
làm, và không cần nước để vận hành.
Nhược điểm: có chức năng thu gom phân nhưng chưa có chức năng xử lý.
- Nhà tiêu tự hoại : loại hình nhà tiêu tiên tiến, hiện đại, hình thức sử dụng đơn
giản, phân được phân hủy hoàn toàn, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Ưu điểm: sạch sẽ, văn minh, không ruồi muỗi, ít gây ô nhiễm nguồn nước,
xây dựng ngay trong nhà.
Nhược điểm: giá thành cao, tốn nước, cần có bệ xí và bệ nước, xây dựng
tốn kém, tốn diện tích, định kỳ có xe hút phân. - Nhà tiêu thấm dội : nhà tiêu có
bệ xí dội nước và ống dẫn phân và bể chứa phân, đáy và thành bể không bịt kín.
Ưu điểm: có nút nước, tốn ít nước hơn so với nhà tiêu tự hoại, sạch sẽ,
không ruồi muỗi và mùi hôi.
Nhược điểm: kỹ thuật xây phức tạp, phải có nước dội, không tận dụng
được nguồn phân bón, dễ gây ô nhiễm nguồn nước ở khu vực nước ngầm thấp.
- Nhà tiêu sinh thái : loại nhà tiêu được xây dựng trên cơ sở hai ngăn cũ, nhưng
được cải tạo bằng cách lắp thêm ống thông hơi.
Hình 5.4: Mô hình nhà tiêu sinh thái
Ưu điểm: chi phí không cao, kỹ thuật vận hành đơn giản, sử dụng phân
trong nông nghiệp.
Nhược điểm: công trình đặt nơi thoáng gió và có ánh nắng, cần có chất
độn trong quá trình xử lý phân.
b. Chuồng trại hợp vệ sinh
Chuồng trại hợp vệ sinh cần đáp ứng nhu cầu sau:
- Không làm ô nhiễm đất, nguồn nước ngầm và nước mặt xung quanh. - Không có mùi hôi thối, không làm mất mỹ quan ngoại cảnh.
- Không có ruồi nhặng và côn trùng truyền bệnh. - Hệ thống thoát nước, ngăn chứa, ủ phân riêng. - Rãnh thoát nước phải xây gạch.
- Nhà bao che có thể xây gạch hay tre, gỗ.
Các chất bảo vệ thực vật được sử dụng ngày càng nhiều ở nước ta và điều đặc biệt là đại đa số các loại thuốc này là những chất độc gây nguy hiểm, gây suy thoái môi trường, hiệu quả kinh tế thấp, ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu sử dụng, bảo quản không đúng cách. Có thể nói, Việt Nam là một quốc gia sử dụng một sản lượng hóa chất quá nhiều so với diện tích đất trồng trọt.
- Quản lý thuốc trừ sâu: qua nhận định trên, huyện Mộc Hóa cũng phải chuyển đổi quan niệm về phát triển và sản xuất cho phù hợp với xu hướng phát triển bền vững toàn cầu gắn với bảo vệ môi trường. Các biện pháp sơ khởi nhằm mục tiêu tận dụng thiên nhiên, áp dụng chu kỳ của sinh – thực – động vật để phát triển nông nghiệp và giảm thiểu tối đa việc sử dụng các hóa chất độc hại.
- Khống chế dư lượng thuốc BVTV rò rỉ, ngấm xuống mạch nược ngầm.
- Kiểm soát sâu rầy bằng sinh vật: theo nguyên tắc tự nhiên, bất kỳ một loài sinh vật nào cũng có loài khác cấm kỵ. Do đó, nông dân cần phải đủ trình độ để nhận diện các loại côn trùng, thấu hiểu cung cách ăn uống hay săn mồi của chúng để từ đó dùng các loại thích ứng để bảo vệ mùa màng. Ví dụ như các loại côn trùng cánh cứng, nhện đồng... có thể tiêu diệt được sâu rầy ăn lúa.
- Kiểm soát cỏ dại: cần giải quyết vấn đề này trước khi bắt đầu một chu kỳ trồng trọt mới. Các biện pháp cơ học như lật đất, nhổ cỏ, hay thiêu đốt là phương pháp đúng đắn để bảo vệ và làm gia tăng năng suất cây trồng hơn là dùng thuốc diệt cỏ.
- Thời gian sử dụng thuốc trừ sâu: dù muốn hay không cũng cần phải dùng một số thuốc BVTV. Tuy nhiên, cần phải sử dụng đúng nơi, đúng lúc.
5.2.3.2 Môi trường đô thị
Để có thể phát triển thành đô thị bậc cao hơn (đô thị loại IV), huyện Mộc Hóa phải chú ý đến việc phát triển môi trường đô thị là mục tiêu lâu dài mà trong đó thị trấn Mộc Hóa được xem là trung tâm. Các vấn đề cần làm là:
- Ngăn chặn hay làm giảm tác động của sự phát triển đô thị đến môi trường đến mức có thể chấp nhận được.
- Duy trì hay nâng cao chất lượng môi trường.
Dựa theo kết quả nghiên cứu và dự báo các tác động ảnh hưởng đến môi trường nên các đề xuất được đưa ra như sau:
a. Hệ thống thoát nước
Nước sau khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt hay sản xuất, nước mưa chảy trên mái nhà, mặt đường, mặt đất, chứa nhiều hợp chất hữu cơ, vô cơ dễ bị phân hủy thối rữa và chứa vi trùng gây bệnh cho người và động vật. Nếu những loại nước thải này xả ra một cách bừa bãi, thì không những là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, nảy sinh và truyền nhiễm bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe, điều kiện vệ sinh của người dân....
Nước thải của huyện Mộc Hóa được thu gom tập trung, thoát ra hố ga vào cống. Nước thải sinh hoạt của huyện thoát chung vào mạng lưới cống thoát nước mưa, qua cống ngầm, mương nổi và chưa có hình thức xử lý nào khác. Qua đó cho thấy khả năng thoát nước trong địa phương huyện gặp rất nhiều khó khăn.
Do đó, trong huyện cần nâng cấp hệ thống thoát nước có 2 hệ thống cống trong đó mạng lưới để thoát nước sinh hoạt, và nước mưa bẩn, còn mạng lưới khác để dẫn nước mưa sạch xả trực tiếp ra sông hồ.
b. Chất thải rắn
Rác thải là một nguồn thải rất đa dạng và phức tạp trong quá trình phát triển của xã hội ở các đô thị. Hiện tỷ lệ thu gom trong huyện Mộc Hóa chỉ đạt 10%
tổng lượng rác thải ra trong ngày, 90% rác còn lại đều đổ xuống kênh rạch và do các hộ gia đình tự xử lý.
Chính vì thế để giải quyết các vấn đề liên quan đến chất thải phức tạp này, huyện Mộc Hóa cần tiến hành đẩy mạnh công tác thu gom rác trên địa bàn, nâng tỷ lệ thu gom lên 70% lượng phát sinh. Rác sau khi được thu gom , cần phải:
- Phân loại rác triệt để: được xem là khâu quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất và công suất của quá trình xử lý. Rác sinh hoạt sau khi thu gom và vận chuyển đến khu xử lý được phân loại từng phần riêng biệt để xử lý triệt để.
- Tái sử dụng đối với các thành phần có thể tái sử dụng. - Đốt với các thành phần rác có thể cháy được.
- Ủ hiếu khí rác hữu cơ làm phân bón.
- Chôn lấp hợp vệ sinh đối với các loại rác không ủ trong quá trình đốt.
Trong huyện Mộc Hóa, sau khi thu gom, rác được đổ thành đống lộ thiên. Do đó, để giảm thiểu lượng ô nhiễm phát sinh từ rác, việc xây dựng nhà máy xử lý rác là cần thiết. Yêu cầu của một hệ thống xử lý rác thải cần:
- Đảm bảo vệ sinh môi trường và chi phí đối với xưởng ủ rác được đặt lên hàng đầu, tức là phải đảm bảo vệ sinh môi trường và chi phí thấp nhất.
- Nước rò rỉ từ rác được thu gom triệt để theo nguyên tắc tự chảy vào hệ thống đường rãnh thu gom chính, đảm bảo gom hết lượng nước rác thải ra.
- Rác thải trước khi đưa vào bể ủ phải được phân ra thành các loại (theo khả năng xử lý), tùy theo đặc tính của các phần rác sau khi đã phân loại mà đưa vào xử lý theo các phương pháp thích hợp: rác có thể tái chế, rác có thể cháy, rác hữu cơ, rác trơ.
Cây xanh có vai trò rất quan trọng đối với môi trường đô thị và đời sống con người. Nó được xem là một thành phần không thể thiếu trong hệ sinh thái đô thị. Các chức năng của cây xanh là:
- Cải tạo vi khí hậu và điều kiện vệ sinh. - Làm nơi nghỉ ngơi, giải trí cho người dân. - Làm tăng vẻ đẹp, mỹ quan đô thị.
- Ngăn cách tiếng ồn, bụi giao thông.
Theo kết quả dự báo cây xanh công cộng tại các khu còn ít và thiếu. Hiện chỉ đạt 5,8m2/người (thấp hơn tiêu chuẩn 7m2/người). Do đó, vấn đề quy hoạch cây xanh quanh các ao hồ, các vành đai dọc theo sông ngòi, kênh rạch nhằm phát triển mảng xanh trong huyện đạt hay cao mức chuẩn là cần thiết.
c. Hệ thống chiếu sáng
Hiện hệ thống đường phố được chiếu sáng chỉ chiếm 64%, đạt hiệu quả thấp hơn so với tiêu chuẩn (85%). Vì vậy, nâng cấp điện chiếu sáng trên tổng chiều các trục lộ chính lên mức cao hơn 85% rất cần thiết để Mộc Hóa phát triển lên đô thị loại IV.
5.2.3.3 Môi trường biên giới
Biên giới được xem là môi trường diễn biến phực tạp, và tiềm ẩn những yếu tố không ổn định. Cửa khẩu Bình Hiệp là nơi giao thương buôn bán giữa Việt Nam và Campuchia, nhưng đây cũng là nơi tình hình an ninh và buôn lậu tuyến biên giới luôn diễn ra.
Do đó, huyện Mộc Hóa cần gắn liền mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và giữ vững an ninh quốc phòng.
5.2.3.4 Môi trường du lịch
Là vùng ngập lũ nhưng Mộc Hóa vẫn thu hút du khách từ các địa phương khác vì tại đây có tài nguyên tự nhiên phong phú: cá linh, lươn, ếch, chuột đồng, bông điên điển, những cánh rừng tràm bạt ngàn... và các loại hình giải trí khác
nhau: tham quan rừng tràm bằng xuống máy, câu cá giải trí trên kênh nước nổi, đi săn chuột. Bên cạnh đó, Mộc Hóa còn có hệ thống dịch vụ phục vục du lịch với rất nhiều cơ sở lớn nhỏ (2.401 cơ sở).
Hoạt động du lịch của huyện dựa trên các đặc điểm của môi trường tự nhiên, vẫn chưa quan tâm nhiều đến các tác động môi trường. Để ngành du lịch vẫn phát triển nhưng không tác động tiêu cực lên môi trường, khi muốn triển khai xây dựng các công trình hay các điểm du lịch, huyện Mộc Hóa cần:
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch.
- Các mục tiêu, phương hướng phát triển: tài nguyên và môi trường du lịch, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, dự báo du lịch và vấn đề đầu tư và các giải pháp thực hiện.
- Xây dựng bản đồ quy hoạch: trung tâm du lịch, điểm du lịch.
5.2.3.5 Môi trường nước
Nước có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống con người. Mộc Hóa là nơi có nguồn nước mặt khá dồi dào nhưng lại phân bố không đồng đều, chất lượng nước ngầm lại tương đối kém. Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước do các loại chất thải (hữu cơ, chất dinh dưỡng, phân gia súc…) từ các hộ gia đình, từ hoạt động nông nghiệp ngày một nghiêm trọng.
Do đó, nhu cầu quản lý môi trường được đặt ra:
a. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi: đặc điểm của hệ thống sông ngòi
cho thấy nguồn nước Long An cũng như Mộc Hóa không dồi dào, trong khi đó ảnh hưởng của biển (xâm nhập mặn). Nguồn nước vào mùa khô càng trở nên khan hiếm và nhiễm mặn. Vì vậy đầu tư xây dựng thủy lợi là yếu tố quyết định để phát triển nông nghiệp theo chiều sâu và thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Hóa là số liệu, thông tin chính xác về diễn biến thành phần môi trường do các tác động của con người và yếu tố tự nhiên.
c. Xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn trong khu vực: do quản lý dữ liệu theo không gian nên có thể dễ dàng trao đổi dữ liệu với nhau thì áp dụng công cụ này cần phải thống nhất một số tiêu chí:
- Nền dữ liệu theo không gian phải cùng một hệ thống lưới chiếu và nó phải đảm bảo tính chính xác để có thể lồng ghép vào dữ liệu không gian đơn tính khác.
- Những thông số và các đơn vị đo lường của các dữ liệu thuộc tính phải thống nhất để có thể trao đổi, so sánh, áp dụng cho công tác dự báo.
Một trong những công cụ hỗ trợ khác được áp dụng trong công tác giải đoán để phát hiện và dự báo những thay đổi của môi trường tự nhiên là viễn thám (Remote Sensing). Đây là phương pháp sử dụng ảnh vệ tinh đa phổ để xem xét những thay đổi môi trường mặt đất. Ô nhiễm nguồn nước có thể nhận ra khi áp dụng ảnh vệ tinh ở độ phân giải cao. Công tác quy hoạch chi tiết cũng có thể áp dụng từ sự hỗ trợ của công cụ này. Tuy nhiên, việc áp dụng công cụ này chưa được phổ biến và quan tâm nhiều do sự mới mẽ và chi phí rất cao.
Bên cạnh đó, công cụ GPS để xác định tọa độ các điểm đo cũng nên được áp dụng để hỗ trợ cho hệ thống dữ liệu GIS, nhằm quản lý tốt hơn các dữ liệu môi trường cần thiết.
d. Áp dụng mô hình hóa quản lý chất lượng nước trong từng khu vực: mô