Giải pháp về công nghệ

Một phần của tài liệu Bước đầu đề xuất kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Mộc Hóa phát triển lên đô thị loại 4 (Trang 70 - 75)

5.2.2.1 Môi trường nước

Nước sạch hợp vệ sinh, an toàn rất quan trọng trong việc phòng bệnh, đặc biệt là các bệnh như: tiêu chảy, dịch tả, thương hàn và sốt thương hàn, viêm gan truyền nhiễm, kiết lỵ amip và kiết lỵ khuẩn que. Người ta cho rằng hơn 80% bệnh tật trên thế giới là bắt nguồn từ việc sử dụng nước không an toàn.

Việc sử dụng nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt và ăn uống sẽ phòng tránh được nhiều bệnh tật liên quan đến nước. Do đó, công nghệ cấp nước phù hợp và tiết kiệm nhằm cải thiện điều kiện sinh hoạt của người dân và phòng tránh bệnh tật gây nên từ nước sẽ là những lợi ích tiên quyết cho sự phát triển kinh tế – xã hội tại cộng đồng.

Để bảo vệ chất lượng các nguồn nước ở huyện Mộc Hóa trong thời điểm hiện nay việc xử lý các nguồn nước bị ô nhiễm là không thể tránh khỏi.

- Xử lý sơ bộ nước thải từ hộ gia đình : biện pháp xử lý sơ bộ cho các hộ gia

đình thường sử dụng hệ thống bể tự hoại ba ngăn có hệ thống tiêu thải cục bộ. Phương pháp này phổ biến thích hợp với điều kiện kinh tế hiện nay của Mộc Hóa khi chưa có khả năng thu gom toàn bộ lượng nước thải từ các hộ dân để xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tập trung có quy mô lớn. Nước

thải ba ngăn có thể xả vào cống thoát nước chung. Về lâu dài, khi điều kiện cho phép cần phải quy hoạch thu gom về các hệ thống xử lý nước thải cho từng cụm dân cư.

- Xây dựng hệ thống thu gom nước thải : xây dựng hệ thống cống và mương dẫn

để thu gom toàn bộ nước thải cụm dân cư nhất định từ trước đến nay vẫn trực tiếp đổ ra sông vào một hay hai hồ chứa nước thải. Sau khi cách ly nước thải thì nước sông hồ sẽ dần pha loãng và tự làm sạch dưới tác động của các yếu tố tự nhiên.

- Xử lý nước thải từ các cụm dân cư : đối với các cụm dân cư, có thể nghiên cứu

triển khai những trạm xử lý nước thải sinh hoạt dựa trên kỹ thuật “bể phản ứng sinh học có nền hỗn hợp” có ưu điểm nổi bật là vật liệu đơn giản, tốn ít mặt bằng. Những hệ thống xử lý này bao gồm: hệ thống thu gom, hệ thống xả nước thải ra sông và trạm xử lý.

Ngoài ra, việc xử lý nước sau mùa lũ cũng giữ vai trò quan trọng trong ở huyện Mộc Hóa nhằm đảm bảo chất lượng nước an toàn cho người dân. Trước yêu cầu thực tế, đồng bằng sông Cửu Long đến nay đã có nhiều vật liệu, giải pháp, công nghệ được các nhà khoa học, chuyên gia môi trường trong và ngoài nước đề xuất và ứng dụng trong thực tiễn, nhằm góp phần giải quyết nước sạch cho sinh hoạt của dân cư tại đây, đặc biệt là dân cư vùng ngập lũ.

5.2.2.2 Rác thải

Nhìn chung, hiện nay công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị rất đa dạng và phong phú với nhiều loại hình và mức đầu tư cũng như khả năng đáp ứng về mặt môi trường là khác nhau.

- Công nghệ xử lý được chọn phải đảm bảo tính khả thi về mặt kinh tế. Tính khả thi về mặt kinh tế được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bảo sau:

 Máy móc thiết bị phải có giá cả chấp nhận được có thể đầu tư trong điều kiện huyện Mộc Hóa. Chi phí đầu tư phải ở mức thấp chấp nhận được.

 Vốn đầu tư vào các dây chuyền công nghệ phải thấp. Hiệu suất sản xuất của công nghệ phải cao và phải giảm thiểu việc phát thải chất thải ra môi trường tới mức thấp nhất.

- Công nghệ được chọn phải đảo bảo tính khả thi về mặt kỹ thuật. Công nghệ được chọn (kể cả các công nghệ phụ trợ kèo theo) phải có cấu trúc thiết bị đơn giản, dễ vận hành… để phù hợp với mặt bằng chung của đô thị loại IV. Tính khả thi về mặt kỹ thuật đối với công nghệ xử lý chất thải được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:

 Phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng hiện tại của huyện Mộc Hóa.

 Công nghệ phải đảm bảo có các thiết bị thay thế và đảm bảo khả năng cung cấp, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị kèm theo.

 Phù hợp từng loại chất thải cần xử lý.

- Công nghệ được chọn phải khả thi về mặt môi trường.

- Công nghệ được chọn phải đảo bảo tính khả thi về mặt môi trường. Mục tiêu của việc xử lý chất thải rắn là nhằm bảo vệ môi trường. Vì vậy, tính khả thi về mặt môi trường đối với công nghệ xử lý chất thải rắn nói chung được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:

 Không (hoặc ít) phát sinh ra các chất thải thứ cấp có khả năng gây ô nhiễm và tác động đến môi trường. Điều này ám chỉ rằng, công nghệ phải bao hàm tất cả giải pháp kỹ thuật và công nghệ hỗ trợ nhằm xử lý triệt để và thỏa mãn các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường đối với các chất thải thứ cấp sinh ra.

 Công nghệ phải đảm bảo tính an toàn và hạn chế mức thấp nhất những rủi ro, tác hại đối với sức khỏe của những người trực tiếp vận hành hệ thống. Trên thực tế có 3 công nghệ xử lý chất thải thường dùng là:

- Làm phân compost. - Thiêu đốt.

Căn cứ vào đặc điểm huyện Mộc Hóa, là một huyện nông nghiệp chú trọng trồng lúa và trong tương lai chú trọng trồng hoa màu thì phương pháp dễ làm và phục vụ bón phân cho nông nghiệp chính là phương pháp làm phân compost. Tuy nhiên, phương pháp này cần phải ràng buộc thêm điều kiện: nhiệt độ, độ ẩm, lượng oxy... nên gây mùi khó chịu.

a. Làm phân compost

Vào những năm 1970, chế biến phân hữu cơ (compost) tại các hộ gia đình là phương pháp tái sinh chất thải hữu cơ được ứng dụng rộng rãi. Đây là phương pháp giảm thể tích và biến đổi thành phần vật lý chất thải một cách hiệu quả đồng thời tạo ra sản phẩm hữu dụng. Đây là phương pháp dễ thực hiện và thiết thực nhất đối với người dân.

Để sản xuất phân compost, người dân có thể dùng các loại dễ phân hủy như lá cây, cỏ, các mẫu vụn cây cối bị cắt xén, bụi cây, gốc cây…. Đổ vật liệu thành đống, tưới nước và đảo trộn theo chu kỳ để cung cấp độ ẩm và lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật sống và phát triển. Trong quá trình làm phân compost, các

lại mùn. Vật liệu compost sau khi đã ổn định sinh học có thể dùng làm chất bổ sung dinh dưỡng cho đất hoặc làm vật liệu che phủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Thiêu đốt

Đốt là quá trình oxy hóa chất thải ở nhiệt độ cao. Công nghệ này phù hợp để xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại hữu cơ như: cao su, nhựa, giấy, da, cặn dầu, dung môi, thuốc BVTV và đặc biệt là chất thải y tế trong lò đốt chuyên dụng hoặc công nghiệp như lò nung ximăng.

Lò đốt phải đảm bảo yếu cầu cơ bản:

- Cung cấp đủ oxy hóa cho quá trình nhiệt phân bằng cách đưa vào buồng đốt một lượng không khí dư.

- Khí dư sinh ra trong quá trình nhiệt phân phải được duy trì trong lò đốt đủ để đốt cháy hoàn toàn.

- Nhiệt độ phải đủ cao (từ 1.000 – 1.2000C).

Công nghệ thiêu đốt có nhiều ưu điểm như khả năng tận dụng nhiệt, xử lý triệt để khối lượng, sạch sẽ, không tốn nhiều đất để chôn lấp. Tuy nhiên, phương pháp này chi phí vận hành đắt, phải xử lý khí thải lớn, dễ tạo ra các sản phẩm phụ nguy hiểm.

c. Chôn lấp hợp vệ sinh

Những sản phẩm được thải ra từ quá trình sinh hoạt của con người mang tính nguy hại: bóng đèn, pin, dầu nhớt dư... và những sản phẩm loại ra từ hoạt động nông nghiệp: bao bì, chai lọ đựng hóa chất... Phương pháp xử lý tối ưu dành cho các loại trên là chôn lấp.

Chôn lấp hợp vệ sinh là biện pháp tiêu hủy chất thải được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới. Trước đây, nhiều quốc gia tiên tiến như Anh, Nhật cũng dùng biện pháp chôn lấp, kể cả một số loại chất thải hạt nhân, lây nhiễm hoặc độc hại, nhưng trước khi chôn lấp phải được cách ly an toàn bằng các vật liệu phù hợp như chì, bêtông nhiều lớp để chống phóng xạ. Theo công nghệ này, chất

thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại ở dạng rắn hay sau khi đã cố định ở dạng viên được đưa vào hố chôn lấp có ít nhất 2 lớp lót chống thấm, có hệ thống thu gom nước rò rỉ để xử lý, có hệ thống thoát khí, có giếng khoan để giám sát khả năng ảnh hưởng đến nước ngầm.

Khi chôn lấp, cần chú ý một số yêu cầu sau:

- Bãi chôn lấp phải cách xa khu dân cư hơn 5km, giao thông thuận lợi, nền đất ổn định, chống thấm tốt, mực nước ngầm thấp…

- Việc xây dựng hố chôn lấp chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn công nghiệp phải theo đúng các quy chuẩn thiết kế về kích thước, độ dốc, các lớp chống thấm đáy và vách, xử lý nước rò rỉ, khí ga…

- Với một huyện vùng trũng như Mộc Hóa, lũ lụt nhiều thì việc xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh là rất cần thiết để bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Bước đầu đề xuất kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Mộc Hóa phát triển lên đô thị loại 4 (Trang 70 - 75)