Ước lượng hàm hồi quy giới hạn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất chế biến thực phẩm (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3 Xây dựng mơ hình hồi quy theo phương pháp FEM

4.3.3.2 Ước lượng hàm hồi quy giới hạn

Từ kết quả nêu trên, nhằm đưa ra các biến phù hợp và có ý nghĩa thống kê của mơ hình, loại bỏ các biến khơng có ý nghĩa thống kê, tác giả sử dụng phương pháp giá trị P-value (mức ý nghĩa 10%) để kiểm tra giả thiết cho các hệ số hồi quy của các biến. H0: Các biến độc lập khơng ảnh hưởng đến địn bẩy tài chính của doanh nghiệp H1: Một trong các biến độc lập có ảnh hưởng đến địn bẩy tài chính của doanh nghiệp P-value = P(‖t‖> t0) < α = 10%: bác bỏ giả thiết H0, tức là những biến này có ý nghĩa thống kê và có ảnh hưởng đến địn bẩy tài chính của doanh nghiệp.

P-value = P(‖t‖> t0) > α = 10%: chấp nhận giả thiết H0, tức là những biến này khơng có ý nghĩa thống kê và khơng có ảnh hưởng đến địn bẩy tài chính của doanh nghiệp

Từ việc kiểm tra nêu trên, tác giả xây dựng mơ hình hồi quy giới hạn.

a.Hàm hồi quy giới hạn với biến TLEV (tỷ lệ tổng nợ)

Với giả thiết nêu trên, căn cứ kết quả hồi quy chúng ta có thể thấy các biến nào có ý nghĩa thống kê và biến nào khơng có ý nghĩa thống kê:

Biến giải thích P-value Kết luận

TANG 0.0579 Bác bỏ giả thiết H0

SIZE 0.2947 Chấp nhận giả thiết H0

GROWTH 0.5346 Chấp nhận giả thiết H0

UNI 0.0433 Bác bỏ giả thiết H0

LIQ 0.0000 Bác bỏ giả thiết H0

NDTS 0.6176 Chấp nhận giả thiết H0

PROF 0.0017 Bác bỏ giả thiết H0

Nguồn: Phụ lục 2- bảng 2.9

Với kết quả trên, ta chọn các biến có ý nghĩa thống kê (TANG, UNI, LIQ, PROF) và loại bỏ các biến khơng có ý nghĩa thống kê (SIZE, GROWTH, NDTS) và xây dựng mơ hình giới hạn với các biến có ý nghĩa thống kê như sau:

TLEV = β1+ β2TANG2i + β5UNI5i+ β6LIQ6i + β8PROF8i + μit

Và kết quả chạy hàm hồi quy sau khi loại bỏ bớt các biến khơng có ý nghĩa thống kê:

TLEV = 0.427729 + 0.106406*TANG + 0.292201*UNI - 0.044880*LIQ - 0.133270*PROF

R2 = 0.8856

(Nguồn: Phụ lục 2- bảng 2.12)

Sau khi loại bỏ ba biến SIZE, GROWTH, NDTS va chạy lại mơ hình hồi quy có được kết quả Phụ lục 2 -Bảng 2.12. Trong đó P-value của các biến giải thích đều nhỏ hơn mức ý nghĩa 10%, và do vậy đều có ý nghĩa thống kê. Ngồi ra, sau khi bỏ bớt biến thì

R2 = 0.8856 tương đương với R2 của mơ hình tổng nợ trước khi bỏ bớt biến. Mặt khác, Prob (F-statistic) = 0.0000 < 0.05 nghĩa là mơ hình hồi quy sau khi bỏ bớt một số biến có ý nghĩa thống kê.

b. Hàm hồi quy giới hạn với biến LTLEV (tỷ lệ nợ dài hạn)

Tác giả tiếp tục chọn các biến có ý nghĩa thống kê và loại biến khơng có ý nghĩa thống kê đối với trường hợp biến phụ thuộc LTLEV (tỷ lệ nợ dài hạn):

Biến giải thích P-value Kết luận

TANG 0.8104 Chấp nhận giả thiết H0

SIZE 0.5513 Chấp nhận giả thiết H0

GROWTH 0.6377 Chấp nhận giả thiết H0

UNI 0.0164 Bác bỏ giả thiết H0

LIQ 0.0529 Bác bỏ giả thiết H0

NDTS 0.2382 Chấp nhận giả thiết H0

PROF 0.0424 Bác bỏ giả thiết H0

(Nguồn: Phụ lục 2- bảng 2.10)

Với kết quả trên, ta chọn các biến UNI, LIQ, PROF và loại các biến khơng có ý nghĩa thống kê TANG, SIZE, GROWTH, NDTS và xây dựng mơ hình giới hạn với các biến có ý nghĩa thống kê như sau:

LTLEV = β1+ β5UNI5i+ β6LIQ6i + β8PROF8i + μit

Và kết quả chạy hàm hồi quy sau khi loại bỏ bớt các biến khơng có ý nghĩa thống kê:

LTLEV = 0.161945 - 0.101976*UNI - 0.008370*LIQ - 0.037349*PROF R2 = 0.6168

(Nguồn: Phụ lục 2- bảng 2.13 -Mơ hình hồi quy sau khi loại bỏ bớt các biến)

Sau khi loại bỏ các biến và chạy lại mơ hình hồi quy có được kết quả Phụ lục 2 -Bảng 2.13. Trong đó P-value của các biến giải thích đều nhỏ hơn 0.1, và do vậy đều có ý

nghĩa thống kê. Ngồi ra, sau khi bỏ bớt biến thì R2 = 0.6168 cũng tương đương với R2

của mơ hình trước khi bỏ bớt biến (R2 = 0.6207). Mặt khác, Prob (F-statistic) = 0.0000 < 0.05 nghĩa là mơ hình hồi quy sau khi bỏ bớt một số biến có ý nghĩa thống kê.

c. Hàm hồi quy giới hạn với biến STLEV (tỷ lệ nợ ngắn hạn)

Sau đây là các biến có ý nghĩa thống kê và các biến khơng có ý nghĩa thống kê đối với trường hợp biến phụ thuộc STLEV dựa vào P-value:

Biến giải thích P-value Kết luận

TANG 0.0724 Bác bỏ giả thiết H0

SIZE 0.4028 Chấp nhận giả thiết H0

GROWTH 0.7549 Chấp nhận giả thiết H0

UNI 0.0136 Bác bỏ giả thiết H0

LIQ 0.0000 Bác bỏ giả thiết H0

NDTS 0.4021 Chấp nhận giả thiết H0

PROF 0.0924 Bác bỏ giả thiết H0

(Nguồn: Phụ lục 2- bảng 2.11)

Với kết quả trên, ta chọn các biến TANG, UNI, LIQ, PROF và loại các biến khơng có ý nghĩa thống kê SIZE, GROWTH, NDTS, đồng thời xây dựng mơ hình giới hạn với các biến có ý nghĩa thống kê như sau:

STLEV = β1+ β2TANG2i + β5UNI5i+ β6LIQ6i + β8PROF8i + μit

Và kết quả chạy hàm hồi quy sau khi loại bỏ bớt các biến khơng có ý nghĩa thống kê:

STLEV = 0.360115 - 0.101259*TANG + 0.309721*UNI - 0.051138*LIQ - 0.052044*PROF

R2 = 0.8264

Sau khi loại bỏ các biến và chạy lại mơ hình hồi quy có được kết quả Phụ lục 2 -Bảng 2.14. Trong đó P-value của các biến giải thích đều nhỏ hơn 0.1, và do vậy đều có ý nghĩa thống kê. Ngồi ra, sau khi bỏ bớt biến thì R2 = 0.8264 cũng tương đương với R2

của mơ hình trước khi bỏ bớt biến (R2 = 0.8492). Mặt khác, Prob (F-statistic) = 0.0000 < 0.05 nghĩa là mơ hình hồi quy sau khi bỏ bớt một số biến có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất chế biến thực phẩm (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)