Tóm tắt kết quả hồi quy theo phương pháp FEM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất chế biến thực phẩm (Trang 55 - 57)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3 Xây dựng mơ hình hồi quy theo phương pháp FEM

4.3.3.4 Tóm tắt kết quả hồi quy theo phương pháp FEM

Kết quả hệ số hồi quy theo phương pháp FEM được tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 4.12: Tổng hợp hệ số hồi quy các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn (theo phương pháp FEM)

Biến độc lập TLEV LTEV STLEV

TANG Hệ số hối quy 0.106406*** - -0.101259***

P-value 0.0579 - 0.0724

UNI Hệ số hối quy 0.292201** - 0.101976** 0.309721**

P-value 0.0433 0.0164 0.0136

LIQ Hệ số hối quy -0.044880* - 0.008370*** - 0.051138*

P-value 0.0000 0.0529 0.0000

PROF Hệ số hối quy -0.133270* - 0.037349** -0.052044***

P-value 0.0017 0.0424 0.0924

Số quan sát 215 215 215

Prob (F-statistic) 0.0000 0.0000 0.0000

Ghi chú: * , **và *** lần lượt là mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%

Nguồn: Phụ lục 2 – Bảng 2.12, 2.12, 2.14

Kết quả hồi quy theo phương pháp FEM cho thấy, với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%, các biến có ý nghĩa thống kê:

 Đối với mơ hình tổng nợ: gồm biến TANG, UNI, LIQ và PROF có ý nghĩa thống kê. Trong đó các biến TANG, UNI có tương quan dương với tỷ lệ tổng nợ cịn biến LIQ và PROF có tương quan âm với tỷ lệ tổng nợ. Ngoài ra, dựa vào giá trị P- value, ta thấy biến UNI, LIQ và PROF có mức ý nghĩa thống kê nhiều hơn so với biến TANG.

 Đối với mơ hình nợ dài hạn: gồm UNI, LIQ và PROF có ý nghĩa thống kê, cịn biến TANG khơng có ý nghĩa thống kê. Cả ba biến đều có tương quan nghịch chiều với tỷ lệ nợ dài hạn. Ngoài ra, dựa vào giá trị P-value, ta thấy biến UNI và PROF có ý nghĩa thống kê nhiều hơn so với biến LIQ.

 Đối với mơ hình nợ ngắn hạn: gồm biến TANG, UNI, LIQ và PROF có ý nghĩa thống kê. Trong đó các biến TANG, UNI có tương quan dương với tỷ lệ nợ ngắn hạn, cịn biến LIQ và PROF có tương quan âm với tỷ lệ nợ ngắn hạn. Điều này tương tự với trường hợp tỷ lệ tổng nợ. Ngoài ra, dựa vào giá trị P-value, ta thấy biến UNI, LIQ có ý nghĩa thống kê nhiều hơn so với biến TANG và PROF.

Qua bảng trên ta cũng thấy, chỉ số R2 là khá cao trong cả ba trường hợp nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, tổng nợ. Điều này chứng tỏ mức độ giải thích của các biến được lựa chọn ở trên là khá cao (88,56% cho tỷ lệ tổng nợ, 61,88% cho tỷ lệ nợ dài hạn và 82,64% cho tỷ lệ nợ ngắn hạn). Trong đó, mức độ giải thích đối với trường hợp tổng nợ là cao nhất và trường hợp nợ dài hạn là thấp nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất chế biến thực phẩm (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)