7. Bố cục của đề tài
2.2. Dữ liệu, xác định các nhân tố đặc trƣng của công ty, thống kê mô tả và xây
2.2.2.4. Tài sản hữu hình (Tangibility)
Nhân tố tài sản hữu hình đƣợc đo lƣờng bằng tỷ số tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản.
Myers (1984) cho rằng các công ty nắm giữ tài sản hữu hình càng lớn thì có xu hƣớng sử dụng nợ càng nhiều. Các cơng ty có tài sản hữu hình càng lớn thì càng dễ dàng tiếp cận với các nguồn tài trợ bằng nợ an tồn hơn vì cơng ty có thể dùng tài sản hữu hình để làm tài sản thế chấp. Lý thuyết chi phí đại diện cũng cho rằng chi phí đại diện của nợ sẽ thấp đối với các cơng ty có nhiều tài sản hữu hình. Do đó, một dự đốn về mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tài sản hữu hình và tỷ số nợ của công ty. Trong khi đó, lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng, cơng ty có tài sản hữu hình nhiều hơn sẽ có vấn đề bất cân xứng thơng tin ít hơn và dẫn đến chi phí cho vốn chủ sở hữu thấp hơn. Vì vậy, các cơng ty sẽ lựa chọn phát hành vốn chủ sở hữu nên sẽ sử dụng nợ ít hơn.
Các nghiên cứu thực nghiệm cũng không đồng nhất với nhau. Trong khi Booth và các cộng sự (2001), Bas và các cộng sự (2009), Trần Hùng Sơn (2008), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) cho rằng tài sản hữu hình tỷ lệ thuận với tỷ số nợ dài hạn theo sổ sách và tỷ lệ nghịch với tỷ số nợ ngắn hạn và tỷ số tổng nợ thì các nghiên cứu của Deesomsak và các cộng sự (2004), Mitton (2006), Huang và Song (2006), Frank và Goyal (2009) cho rằng tài sản hữu hình có quan hệ tỷ lệ thuận với
tỷ số tổng nợ. Khác biệt tất cả là nghiên cứu thực nghiệm của Pandey (2001) tại Ma-lai-xi-a cho thấy nhân tố tài sản hữu hình quan hệ tỷ lệ nghịch với cả tỷ số nợ ngắn hạn theo sổ sách và tỷ số nợ dài hạn theo sổ sách.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, các cơng ty đi vay thƣờng phải có tài sản đảm bảo. Do đó, giả định:
H4: một quan hệ tỷ lệ thuận giữa tài sản hữu hình và địn bẩy tài chính của cơng ty.