, = các tham số ước lượng
KẾT LUẬN VÀ MỘT VÀI KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
4.1 Kết luận
Đề tài đã phân tích và phát hiện ra một số nhân tố tác động có ý nghĩa lên cung tín dụng bằng cách áp dụng dữ liệu theo quý của 8 ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn quý 1/2005 đến quý 4/2012.
Bằng cách áp dụng mơ hình GMM dữ liệu bảng thế hệ hai Arellano – Bond, đề tài đã xác định được tác động của các biến sản lượng công nghiệp (đại diện cho tăng trưởng GDP), vốn và tài sản ngắn hạn (đặc điểm tài chính của các ngân hàng thương mại), lãi suất cơ bản và chỉ số giá tiêu dùng (chính sách tiền tệ) lên biến dư nợ cho vay (nguồn cung tín dụng của các ngân hàng thương mại).
Kết quả cho thấy sản lượng công nghiệp, vốn và tài sản ngắn hạn có tác động riêng phần có ý nghĩa thống kê lên nguồn cung tín dụng. Theo đó, tài sản ngắn hạn có tác động âm mạnh nhất (0.704) trong khi vốn và sản lượng cơng nghiệp có tác động dương ở các mức thấp hơn (0.383 và 0.0123) lên nguồn cung tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Như vậy, khi các ngân hàng thương mại gia tăng tài sản ngắn hạn lên 1% thì cung tín dụng dành cho các doanh nghiệp sẽ giảm đi 0.704% và ngược lại nếu tài sản ngắn hạn được giảm xuống 1% thì cung tín dụng lại gia tăng 0.704% tương ứng. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Jiménez et al. (2011). Trong nghiên cứu của mình, Jiménez et al. chỉ ra tính thanh khoản của các ngân hàng có quan hệ âm với cung tín dụng. Theo đó, các ngân hàng nắm giữ càng nhiều tài sản có tính thanh khoản cao thì nguồn cung tín dụng dành cho các khách hàng càng giảm. Về vốn sở hữu, khi các ngân hàng tăng/giảm 1% thì cung tín dụng bơm ra cho nền kinh tế cũng tăng/giảm tương ứng 0.383%. Theo Paul et al. (2011) thì vốn sỡ hữu
của ngân hàng có quyết định dương đến cung tín dụng. Theo đó, việc thiếu vốn sẽ khiến cho nguồn cung tín dụng giảm sút.
Mặc dù có tác động dương nhưng sản lượng cơng nghiệp của nền kinh tế đóng góp khá nhỏ vào cung tín dụng của các ngân hàng dành cho nên kinh tế. Theo đó, khi sản lượng cơng nghiệp tăng/sụt giảm 1% thì chỉ khiến cho cung tín dụng tăng/giảm tương ứng khoảng 0.0123%. Trong nghiên cứu của mình, Guo và Stepanyan (2011) tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ dương với cung tính dụng.
4.2 Một vài khuyến nghị chính sách
4.2.1 Nhóm giải pháp vi mơ (ngân hàng)
- Tăng cường các chính sách, mở rộng cung tín dụng đáp ứng nhu cầu của ngân hàng trong mở rộng quy mơ, vốn, tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
- Nghiên cứu và phân loại nhu cầu cung tín dụng của các ngân hàng, ban hành các chính sách nguồn cung tín dụng phù hợp với các ngân hàng hiện nay.
- Tăng cường và năng cao khả năng cung tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Về vốn của ngân hàng
- Quy mơ vốn tự có: ngân hàng với quy mơ vốn tự có cao sẽ tạo tâm lý an tâm cho khách hàng khi lựa chọn ngân hàng để giao dịch, hơn nữa vốn tự có cũng như tấm đệm chống đỡ rủi ro cho ngân hàng. Trong quá trình hội nhập, các ngân hàng phải có kế hoạch tăng vốn nhằm giúp ngân hàng có được nền tảng vững chắc, chống đỡ nhiều loại rủi ro, tận dụng được lợi thế cạnh tranh.
- Quy mô vốn huy động: vốn huy động là vốn chính để ngân hàng tiến hành kinh doanh, thực hiện cho vay và đầu tư. Do đó quy mơ vốn huy động quyết định quy mơ hoạt động tín dụng, đầu tư, tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận, bổ sung vốn tự có.
- Quy mô vốn vay: thể hiện khả năng vay vốn của ngân hàng. Ngân hàng có năng lực tài chính mạnh có thể chủ động vay được lượng vốn cần thiết dễ dàng hơn, từ đó tận dụng nguồn vốn vay cho các cơ hội đầu tư
Quy mô tăng tạo nhiều lợi thế cho các ngân hàng. Tuy nhiên cũng cần chú ý không nên cứ chạy đua tăng vốn mà sử dụng lãng phí, khơng hiệu quả nguồn vốn của mình.
Về tài sản ngắn hạn thể hiện tính thanh khoản
- Tăng tính liên kết và hợp tác giữa các ngân hàng thương mại với nhau. Thứ nhất là có thể khai thác cạnh tranh với nhau, cùng phát triển các sản phẩm tín dụng. Thứ hai có thể hỗ trợ lẫn nhau trong vấn đề thanh khoản khi thị trường có biến động bất lợi.
- Nâng cao quản lý danh mục đầu tư: NHTM chủ động thiết lập danh mục đầu tư riêng của mình để đáp ứng nhu cầu thanh khỏan trong tương lai.
- Hoàn thiện cơ chế huy động và cho vay vốn.
- Chủ động tăng vốn điều lệ, tài sản ngắn hạn của các ngân hàng.
4.2.1 Nhóm giải pháp vĩ mơ
Vai trị của Chính phủ trong việc định hướng hoạt động điều hành kinh tế, tiền tệ thơng qua cung tín dụng gồm các giải pháp như sau:
Thứ nhất, nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mơ và kiềm chế lạm phát Chính phủ có thể tiếp tục chỉ đạo thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt thơng qua cung tín dụng nhằm hạn chế nguồn vốn đổ vào lĩnh vực phi sản xuất như chứng khoán và bất động sản cũng như các dự án không hiệu quả.
Thứ hai, trong giai đoạn tình hình lạm phát tương đối đã được kiểm sốt, để kích
thích nền kinh tế phát triển, thốt khỏi suy thối, Chính phủ có thể thực thi các điều kiện kinh tế, tiền tệ linh hoạt, nới lỏng có kiểm sốt, thận trọng thơng qua kênh tín
dụng nhằm tăng nguồn cung tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm và việc làm cho xã hội.
Nghiên cứu các hình thức cung tín dụng của thế giới, đề xuất các chính sách, điều tiết các trung tâm hỗ trợ và thành lập mới các tổ chức có chức năng hỗ trợ về hoạt động, thơng tin và tín dụng các doanh nghiệp để có hướng nâng cao tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp.
Thành lập các cơ quan hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại trong nước tiếp cận được các vốn nước ngoài hoặc liên doanh các ngân hàng nước ngoài để mở rộng quy mô, tăng vốn điều lệ và cạnh tranh tác nghiệp một cách minh bạch trên thị trường tài chính.
Ngân hàng nhà nước nghiên cứu các chính sách tiền tệ phù hợp để tăng cường lượng vốn tín dụng cho các doanh nghiệp để đảm bảo đáp ứng mục tiêu mở rộng quy mơ cho doanh nghiệp nói riêng và ngành ngân hàng nói chung.
Về sản lượng cơng nghiệp
- Chính phủ nghiên cứu đưa ra các chính sách để đẩy mạnh nền kinh tế, cải thiện chất lượng hàng hóa tránh rủi ro cho doanh nghiệp khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, làm tốt công tác thông tin, dự báo thị trường. Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện xuất khẩu và dự báo khả năng xuất khẩu vào các thị trường.
- Định hướng mở rộng thị trường, bên cạnh thị trường trong nước, tiếp tục hướng mở rộng sang các thị trường tiềm năng của Việt Nam.