PHÂN TÍCH TIÊN NGHIỆM (A PRIORI)

Một phần của tài liệu Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy toán ở ĐBSCL (Trang 41 - 44)

9 .C ẤU TRÚC LUẬN VĂN

4.5 PHÂN TÍCH TIÊN NGHIỆM (A PRIORI)

4.5.1 Phân tích tiên nghiệm pha 1

Chúng tơi thiết kế bảng câu hỏi theo thang đo Likert 5 bậc và 7 bậc, cùng với câu hỏi kết hợp vừa đóng vừa mở để có thể lấy thơng tin nhiều nhất và tin cậy nhất.

Với số lượng mẫu tối thiểu 600 sẽ đạt độ tin cậy 95% và sai số là 0,04.

Ở câu hỏi 1: “Giáo viên Tốn của em có thường chia các em thành

nhóm để học tập không?”. Chúng tôi muốn đánh giá mức độ thường xuyên của việc dạy học hợp tác trong nhà trường. Đây là câu hỏi dùng để đánh giá chung, nếu học sinh chọn “thường xuyên” nghĩa là các em có được học theo hình thức hợp tác thường xuyên. Song chưa xác định các em đã được học theo loại hợp tác nào. Do đó chúng tơi tiếp tục nêu ra câu 2, câu 3 và câu 4 để nắm rõ hơn loại hình dạy học hợp tác mà giáo viên đã sử dụng ở đây là gì?

Ở câu 2 “Thời gian trên lớp, giáo viên có thường yêu cầu các em trao đổi với nhau trước khi trả lời một câu hỏi nào đó khơng?”. Chúng tơi muốn đánh giá việc áp dụng loại hình dạy học hợp tác khơng chính

cho thấy, đây là loại dạy học hợp tác được đánh giá là dễ sử dụng và có thể giáo viên sẽ sử dụng loại dạy học hợp tác này nhiều. Nếu ở câu 1, có

m% số học sinh chọn phương án “thường xuyên” thì đến câu 2 sẽ có n%

số học sinh chọn phương án “thường xuyên” với n³m (n,mN). Do các em chưa biết được hết các dạng dạy học hợp tác, có thể các em cho rằng chỉ khi nào giáo viên cho làm báo cáo nhóm mới là học hợp tác, cịn việc giáo viên cho hoạt động nhóm năm, ba phút trong giờ học thì khơng phải là học hợp tác. Do đó dẫn đến sự trên lệch giữa số liệu giữa câu 1 và câu 2.

Ở câu 3: Các em có được giáo viên phân cơng cơng việc về nhà chuẩn bị để thuyết trình (báo cáo) vấn đề nào đó trước lớp khơng?”.

Chúng tôi muốn đánh giá việc áp dụng loại hình dạy học hợp tác chính thức vào dạy học ở mức độ nào. Cũng tương tự như câu 2, số liệu giữa câu 3 và câu 1 cũng sẽ có sự trên lệch nhất định. Với câu hỏi này, chúng tôi dự đốn, việc áp dụng dạy học hợp tác chính thức sẽ ít được sử dụng hơn dạy học hợp tác khơng chính thức, vì nhiều ngun nhân chủ quan lẫn khách quan đã phân tích ở chương I.

Ở câu 4: “Các em có tự lập nhóm để học tập khơng?”. Với câu hỏi này, chúng tôi muốn khảo sát tỷ lệ các em học nhóm với nhau ở mức độ bao nhiêu %, vì đây là một bộ phận của dạy học hợp tác nhóm cơ sở,

trong dạy học hợp tác nhóm cơ sở bao gồm việc báo cáo nhóm trên lớp và việc học nhóm ở nhà. Số liệu từ câu hỏi này sẽ cho chúng ta đánh giá mức độ khả thi để có thể áp dụng dạy học hợp tác nhóm cơ sở vào dạy

ở trường THPT. Vì hiện nay giáo viên chưa dám áp dụng hình thức dạy

học hợp tác nhóm cơ sở vào giảng dạy vì nhiều khó khăn, trong đó có kỹ năng làm việc nhóm và ý thức học tập của học sinh chưa cao, nếu câu hỏi này tỷ lệ % có học nhóm cao, thì việc áp dụng dạy học hợp tác nhóm cơ sở vào giảng dạy sẽ có nhiều triển vọng.

Vậy để đánh giá một cách trung thực nhất về việc dạy học bằng phương pháp hợp tác nhóm, chúng tơi sẽ lấy số liệu trung bình của 4 câu

trên để làm thước đo đánh giá mức độ thường xuyên của việc dạy học hợp tác ở trường THPT hiện nay tại ĐBSCL.

Bên cạnh khảo sát việc áp dụng phương pháp dạy học hợp tác vào giảng dạy ở một số tỉnh của ĐBSCL, chúng tơi cịn chú ý đến mức độ

“mong muốn” và “yêu thích” của học sinh đối với hình thức này. Do đó chúng tơi xây dựng câu hỏi số 5: “Các em có muốn giáo viên cho các

em trao đổi nhóm khi học tập khơng?”. Câu hỏi này, chúng tôi muốn đánh giá nhu cầu của học theo hướng hợp tác của học sinh. Và câu hỏi số 6: “Các em thích học bằng cách trao đổi theo nhóm ở mức độ nào?”.

Chúng tơi muốn đánh giá mức độ u thích của học sinh đối với phương pháp này. Với xu hướng học tập hiện nay, không chỉ rèn luyện về kiến thức, đạo đức mà còn phải trao dồi các kỹ năng xã hội như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề,…thì theo chúng tơi dự đốn, mức độ mong muốn cũng như yêu thích phương pháp dạy học này sẽ rất cao, vì nó đáp ứng được nhu cầu hiện tại của xã hội nói chung và của các em học sinh nói riêng.

Điều mà theo chúng tơi là quan trọng hàng đầu của một phương pháp dạy học là mức độ hiểu bài của học sinh. Vì thế chúng tơi đưa ra câu hỏi thứ 7: “Khi học theo hình thức thảo luận nhóm, mức độ hiểu bài của

em:”. Thiết nghĩ, phương pháp nào các em thích học và muốn học thì chắc chắn tỷ lệ hiểu bài khi học phương pháp đó sẽ cao.

Để kiểm tra lại các câu 5, chúng tôi đã xây dựng câu 8, đồng thời cũng nhằm mục đích lấy thêm thông tin về lý do nào khiến học sinh muốn giáo viên dạy học bằng hình thức hợp tác. Câu 8: “Theo em, giáo viên Tốn có nên cho các em thảo luận theo nhóm trong thời gian học trên lớp và học ở nhà không? Tại sao?”. Nếu các em muốn học bằng phương pháp này, chắc chắn các em sẽ muốn giáo viên sử dụng phương pháp này để dạy học. Hai tỷ lệ này sẽ rất gần nhau và sẽ khá cao. Với câu 9: “Em có thích học theo hình thức này hay không? Tại sao?”.

Chúng tôi muốn kiểm tra lại câu 6 và lấy thêm thông tin tại sao các em thích và khơng thích học theo phương pháp này.

Câu 10: “Thuận lợi và khó khăn của em khi học theo hình thức

này?”. Chúng tơi muốn biết những thuận lợi và khó khăn của các em để có hướng giải quyết tốt nhất, nhằm áp dụng dạy học hợp tác một cách hiệu quả nhất.

4.5.2 Phân tích tiên nghiệm pha 2

Đối với việc thực nghiệm dạy học hợp tác ở lớp 11A5 trường THPT Lưu Hữu Phước. Chúng tôi thực nghiệm 03 giáo án. Trong đó 02 giáo án dạy theo hình thức hợp tác khơng chính thức, 01 giáo án dạy theo hình thức hợp tác chính thức. Chúng tơi đưa ra tiên đốn rằng các em sẽ thích và học 2 tiết theo hình thức hợp tác khơng chính thức hơn 1 tiết

học hợp tác chính thức.

Một phần của tài liệu Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy toán ở ĐBSCL (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)