Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã động đạt, huyện phú lương, thái nguyên (Trang 30 - 61)

3.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2.1. Phương pháp thu thp s liu th cp:

Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa, giáo dục, y tế; tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Động Đạt phục vụ công tác thực tập.

Thu thập tài liệu văn bản có liên quan đến cơng tác chuyển QSDĐ. Thu thập các tài liệu, số liệu về công tác chuyển QSDĐ tại xã.

Thu thập các tài liệu về hiện trạng sử dụng đất của xã Động Đạt trong giai đoạn 2016-2018.

Thu thập các báo cáo về tình hình chuyển QSDĐ của xã Động Đạt trong giai đoạn 2016- 2018.

3.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

Tiến hành điều tra phỏng vấn trên địa bàn xã bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp lấy ý kiến người dân với bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Bố trí lấy mẫu đối với phỏng vấn người dân sản xuất nông nghiệp, người dân sản xuất phi nông nghiệp lựa chọn các đối tượng là chủ các hộ gia đình đảm bảo phân bố đều trong xóm và có trình độ học vấn khác nhau. Kế hoạch điều tra cụ thể như sau:

+ Sử dụng 20 phiếu điều tra trong đó có 10 phiếu điều tra những hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp, 10 phiếu điều tra những hộ gia đình sản xuất phi nông nghiệp được chia đều tại các trường hợp thực hiện chuyển QSDĐ với bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Dựa trên kết quả điều tra theo câu hỏi từ đó xác định tỷ lệ % mức độ hiểu biết của người dân về các quy định khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

3.3.2.3. Phương pháp thống kê, x lý s liu:

Tổng hợp số liệu theo phương pháp thơng dụng, có sự hỗ trợ của phần mềm máy tính Excel…

Hệ thống tài liệu, số liệu thu thập cho từng nội dung để phân tích. Lựa

chọn nội dung cần thiết nhất tin cậy nhất, đồng thời thống kê các văn bản pháp quy các quy định về chuyển QSDĐ.

3.3.2.4. Phương pháp đánh giá, tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh:

- Phương pháp phân tích: đểđánh giá các tài liệu, số liệu thu thập được. + Phân tích số liệu chuyển quyền sử dụng đất cho từng hình thức của từng năm trong giai đoạn nghiên cứu. Phân tích kết quả số liệu sơ cấp thu được từđiều tra phỏng vấn sự hiểu biết của người dân và cán bộ quản lý về chuyển QSDĐ.

- Phương pháp so sánh:

+ So sánh kết quả tình hình chuyển QSDĐ qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu. So sánh trình độ hiểu biết giữa cán bộ quản lý và người dân sản xuất nông nghiệp, sản xuất phi nông nghiệp.

Từ phân tích và so sánh sử dụng phương pháp tổng hợp để đánh giá và đưa ra những ưu điểm, hạn chế và các giải pháp trong công tác chuyển QSDĐ.

PHN 4

KT QU NGHIÊN CU 4.1. Tình hình cơ bản ca xã Động Đạt

4.1.1. Điều kin t nhiên ca xã Động Đạt

4.1.1.1. Vtrí địa lí

Xã Động Đạt nằm ở trung tâm huyện Phú Lương, với diện tích 3.572,32 ha, xã có ranh giới giáp các địa phương sau:

-Phía Đơng giáp xã n Lạc, huyện Phú Lương

-Phía Tây giáp xã Phúc Lương - huyện Đại Từ, xã Hợp Thành, xã Phủ Lý - huyện Phú Lương.

-Phía Nam giáp xã Phấn Mễ, Thị trấn Đu, huyện Phú Lương. -Phía Bắc giáp xã Yên Đổ, huyện Phú Lương.

Xã Động Đạt có 6 Km tuyến Quốc lộ 3 chạy dọc theo xã, đây là điều kiện thuận lợi để giao thương phát triển kinhtế.

Xã có 20 xóm (bản) với 2.373 hộ, 8.767 nhân khẩu. Động Đạt có đặc điểm nằm bao quanh thị trấn Đu nên xã được chia ra thành 3 vùng rõ rệt với Thành Đồng gồm 11 xóm, Tân chúa 4 xóm và vùng Hồng Lê 5 xóm.

4.1.1.2. Địa hình, địa mo

Đặc điểm địa hình của xã là vùng trung du miền núi, xen kẽ các cánh đồng là những dãy núi đất thấp, bao quanh là hai dãy núi cao (phía Đơng là dãy Chín tầng; phía Tây là dãy núi Chúa), đất đai sử dụng chủ yếu vào sản xuất nơng nghiệp.

4.1.1.3 Khí hu

Khí hậu của xã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa nóng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3, thời tiết hanh khơ, thường có các đợt gió mùa đơng bắc, nhiệt độ xuống thấp gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gia súc và làm cho cây trồng khơng phát triển. Nhiệt độ trung bình trong năm ở xã (theo số liệu quan trắc) là 22oC, nhiệt độ cao nhất (vào tháng 7) có ngày lên tới 38oC và thấp nhất vào tháng (12) có ngày xuống tới 3oC.

Lượng mưa trung bình đạt 2000mm/năm, song lượng mưa phân bố không đều, lượng mưa từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm tới 90%.

4.1.1.4. Thủy văn

Suối Khe Nác chạy dọc từ Bắc xuống Nam đi qua địa bàn xã dài 10,4km nhập sơng Đu chạy dọc từ phía Tây Nam xuống phía Nam qua địa bàn xã dài 3,8km.

4.1.1.5. Ngun tài nguyên * Tài nguyên đất:

Xã Động Đạt với diện tích đất tự nhiên 3.572,32 ha được phân như sau: -Đất trồng lúa: 474,88 ha

-Đất trồng cây hàng năm khác: 214,15 ha -Đất trồng cây lâu năm: 639,92 ha

-Đất nuôi trồng thủy sản: 56,28 ha -Đất trồng cây Lâm nghiệp: 1.714,36 ha -Đất ở: 88,18 ha

-Đất chuyên dùng: 287,25 ha -Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 8,5 ha

-Đất tơn giáo tín ngưỡng( Đền Đuổm, Đền Khn): 4,05 ha -Đất sông suối, ao hồ: 49,88 ha

-Đất quân sự: 101,66 ha -Đất chưa sử dụng: 11,73 ha

* Tài nguyên nước:

Nước sinh hoạt cơ bản đảm bảo, được khai thác từ 2 nguồn giếng khơi (nước mặt), giếng khoan (nước ngầm). Nước cho sản xuất nơng nghiệp, cịn gặp khó khăn, 35% diện tích đất nơng nghiệp ở 4 xóm thiếu nước sản xuất về mùa khơ, do khơng có hồ chứa nước.

* Tài ngun khống sản:

Trên địa bàn có mỏ quặng Titan nằm ở phía tây củaxã, hiện 03 công ty đã được cấp phép khai thác với tổng diện tích cấp mỏ là 89 ha. Phía đơng của xã có mỏ đá (Barít) đã cấp phép khai thác cho 01 đơn vị, diện tích cấp là khoảng 79 ha.

4.1.1.6. Thực trạng về môi trường

Hiện trạng môi trường của xã nhìn chung cịn trong lành, tuy nhiên cũng đã xuất hiện một số nguy cơ gây ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái, giảm tính đa dạng sinh học như: khu dân cư có dân số tập trung cao mật độ xây dựng lớn như miền Thành Đồng của xã, các khu mỏ, trang trại chăn ni, và cơ sở y tế... có lượng chất thải nhiều nhưng lại chưa được thu gom xử lý triệt để, người dân còn sử dụng các chất đốt dạng thô như than, rơm rạ... các sản phẩm nhựa, nilon trong sinh hoạt của nhân dân, sử dụng các chế phẩm hóa học để trừ sâu, diệt cỏ dại và phân hóa học trong sản xuất nơng nghiệp, các chất thải trong q trình sản xuất nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, trong chăn nuôi...

Trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội như hiện nay trên địa bàn xã sẽ không tránh khỏi có các tác động đến mơi trường. Vì vậy, cần phải dự kiến trước các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái trên địa bàn xã.

4.1.2. Điều kin kinh tế xã hi ca xã Động Đạt

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

-Lĩnh vực phát triển kinh tế

Về rừng, diện tích đất rừng nhiều, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế rừng. Có những chính sách phù hợp của nhà nước,; những năm gần đây việc đầu tư trồng và chăm sóc rừng rất được cấp ủy, chính quyền và nhân dân quan tâm, diện tích rừng đã được phủ kín, sản lượng gỗ khai thác hàng năm đem lại nguồn thu không nhỏ.

Đối với cây lương thực, diện tích trồng lúa nước trên bốn trăm ha, chất đất tốt, thuận tiện về thủy lợi và giao thơng, có tiềm năng thâm canh tăng năng xuất, đưa các giống có năng xuất và chất lượng cao vào sản xuất. Đồng ruộng của xã có điều kiện xây dựng vùng sản xuất lúa giống.

Trên địa bàn xã Động Đạt, diện tích trồng chè lớn, đồng thời cũng là nơi chè có chất lượng ngon, thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất chè cũng như thay thế giống chè mới. Nhiều địa bàn trồng chè ở xã có thể khoanh vùng đầu tư xây

dựng thương hiệu cung cấp tiêu thụ ngoài thị trường.

Giao thơng trong xã thuận lợi, ngồi tuyến quốc lộ 3 chạy dọc chiều dài xã, trên địa bàn Động Đạt cịn có các tuyến giao thơng tỉnh, huyện đi qua. Đây là điều kiện tốt để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp.

Về chăn ni cũng có điều kiện phát triển tốt do nguồn thức ăn là sản phẩm từ nơng nghiệp sẵn có. Đất đai rộng thuận tiện cho việc xây dựng các vùng chăn nuôi tập chung. Một bộ phận lao động trồng trọt dư thừa do thay đổi cách canh tác, đây sẽ là nguồn lao động có thể chuyển sang chăn ni.

Tiềm năng về khoáng sản, với trữ lượng lớn, nhiều đơn vị kinh tế được cấp phép khai thác, nguồn đóng góp, hỗ trợ của các đơn vị sẽ có thêm nguồn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng.

* Ngành sản xuất nông nghiệp

Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp của xã khơng ngừng phát triển theo hướng tích cực,trong đó ngành nơng nghiệp phát triển mạnh theo chiều sâu, năng suất cây trồng không ngừng tăng lên nhờ áp dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất vì vậy đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể. Để có một cái nhìn tổng thể về sự phát triển kinh tế của xã ta nghiên cứu một số chỉ tiêu

+ Ngành chăn nuôi: Trong những năm gần đây ngành chăn ni của xã đã có nhiều tiến bộ và phát triển rõ rệt, số lượng đàn gia súc liên tục tăng cả về số lượng và chất lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, đàn gia cầm như ngan, vịt cũng được người dân chú trọng đầu tư. Hiệu quả từ việc chăn nuôi gia sức gia cầm tăng giúp nhân dân cải thiện được đời sống rõrệt.

* Khu vực dịch vụ kinh tế và thương mại

Khuyến khích phát triển thương mại - dịch vụ, phát huy lợi thế của xã, thuận tiện về giao thơng, đặc biệt có tuyến quốc lộ 3 chạy dọc chiều dài của xã. Trên địa bàn, xây dựng xong chợ nơng thơn tại xóm Đồng Chằm (giáp trung tâm xã) để thúc đẩy giao thương hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm của địa phương. Tại 2 miền, Thành Đồng và Hồng Lê, sẽ quy hoạch phát triển dịch vụ, cụ thể dọc quốc

lộ 3 là các xóm Vườn Thơng, Đuổm, Đồng Chằm, Đồng Niêng, Cộng Hịa; miền Hồng Lê là xóm Cây Hồng 1, Cây Hồng 2 (dọc tuyến Đu - Yên Lạc). Xã Động Đạt với đặc điểm sản xuất nơng nghiệp là chính, vì thế cần quan tâm phát triển dịch vụ nông nghiệp như: Dịch vụ cung ứng Vật tư nông nghiệp, xây dựng; dịch vụ làm đất; dịch vụ thu hoạch, chế biến nông, lâm sản. Nhằm phát triển mạnh thương mại, cần tập chung xây dựng một số sản phẩm nơng nghiệp có chất lượng, giá trị kinh tế như: gạo ngon, chè sạch, vật nuôi đặc sản, nuôi ong lấy mật... tạo nhiều sản phảm hàng hóa tiêu thụ, cung cấp ra thị trường. Tận dụng lợi thế địa bàn xã nằm sát trung tâm của huyện, dịch vụ vận tải, vận chuyển, cung cấp vật liệu xây dựng sẽ được quan tâm pháttriển.

* Khu vực kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

Thời gian tới xã tiếp tục có cơ chế phù hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các dự án đầu tư phát triển sản xuất tại địa phương, góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở nơng thơn. Ngồi việc tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn hoạt đông và phát triển như: khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp trên địa bàn và các địa phương lân cận, một lĩnh vực có nhiều tiềm năng cũng cần tiếp tục quan tâm đó là: khuyến khích phát triển thêm nghề khai thác, sản xuất chế biến gỗ, vừa có thêm nghề mới vừa tiêu thụ được sản phẩm gỗ rừng trồng trên địa bàn.

- V kết cấu cơ sở h tng

Là địa phương nằm sát trung tâm huyện, thuận lợi về giao thơng, văn hóa thể thao có điều kiện phát triển tốt. Gần trung tâm văn hóa của huyện nên dân trí phát triển, thuận lợi cho việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của đảng, phát luật của nhà nước trong đó có nhiệm vụ xây dựng nơng thôn mới.

4.1.2.2. Thc trng phát trin dân số, lao động và vic làm

Theo điều tra về dân số tính tính đến hết năm 2018 thì xã Động Đạt có 2.373 hộ với 8.767 nhân khẩu. Tồn xã có 05 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hmơng, Sán chí.

Bng 4.1: Bng Thng kê hin trng s h, s khu ca xã năm 2018 STT Tên xóm S h S khu STT Tên xóm S h S khu 1 Khe Nác 85 329 2 Đồng Tâm 63 236 3 Đá Vôi 110 401 4 Ao Trám 161 588 5 Cộng Hòa 140 534 6 Đồng Niêng 232 835 7 Đồng Chằm 100 393 8 Ao Sen 124 447 9 Làng Mạ 108 421 10 Đuổm 133 488 11 Đồng Nội 71 278 12 Vườn Thông 173 484 13 Cây Hồng 2 107 389 14 Cây Thị 65 257 15 Cây Hồng 1 57 214 16 Làng Lê 106 443 17 Đồng Nghè 1 150 583 18 Đồng Nghè 2 145 524 19 Làng Chảo 151 565 20 Làng Ngòi 91 358 Tng 2.373 8.767 ( Ngun: UBND xã Động Đạt )

Tổng số hộ trong xã là 2.373 hộ với 8.767 nhân khẩu; số người trong độ tuổi lao động là 6.690 người, trong đó lao động nam 3.278 người, lao động nữ là 3.412 người.

Cơ cấu lao động

Trong đó:

+ Lao động nơng nghiệp 4.852 người = 72,5%

+ Lao động trong ngành dịch vụ - thương mại 1236 người = 18,5% + Lao động trong các ngành khác 602 người = 9%

Đánh giá về đặc điểm lao động của xã cho thấy, xã có nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, để xây dựng nơng thơn mới sẽ gặp khơng ít khó khăn về nguồn nhân lực chưa qua đào tạo nghề. Để chuyển đổi một lượng lao động trong xã sang nghề khác thay thế lao động từ nông nghiệp cần phải tổ chức các chương trình đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu thực tế ở xã.

4.1.3. Thc trng phát triển cơ sở h tng k thut, h tng và hin trng s dụng đất trên địa bàn xã Động Đạt

4.1.3.1. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã Động Đạt.

* Giao thông

Đất giao thông của xã có 104,06 ha, chiếm 2,61% diện tích đất tự nhiên. Tuyến quốc lộ 3 chạy qua xã có chiều dài khoảng 5km cịn lại là diện tích đường giao thơng liên thơn xóm một phần đã được bê tơng hóa.

Mạng lưới giao thơng trong tồn xã đã hình thành và đi vào sử dụng, tuy nhiên chất lượng đường giao thơng vẫn cịn thấp nhiều chỗ đường đã xuống cấp, cịn nhiều tuyến giao thơng chưa được nâng cấp, nhiều xóm trong địa bàn xã vẫn cịn đường đất chưa được bê tơng hóa nên đã ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của xã, kìm hãm sự phát triển của địaphương.

* Năng lượng, bưu chính viễn thơng

Năng lượng: tình trạng cung cấp điện trên địa bàn xã khá ổn định xã có một trạm hạ thế 110kv của huyện đóng trên địa bàn và hợp tác xã điện Hiệp Lực thuộc lưới điện thôn thôn 2 cung cấp điện trong địa bàn toàn xã. Tuy nhiên do là xã miền núi địa bàn cịn nhiều khó khăn, phụ tải phát triển quá nhanh nên chất lượng điện chưa được đảm bảo.

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã động đạt, huyện phú lương, thái nguyên (Trang 30 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)