Trải qua các thời kỳ nước ta đã ban hành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai tương đối chi tiết và đầy đủ nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước tới người sử dụng đất, nhất là từ khi luật Đất Đai 2013 ra đời thì tình hình quản lý và sử dụng đất của nước ta đã từng bước cải thiện. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai được chặt chẽhơn giúp cho công tác về quyền sử dụng đất được nhanh chóng và hiệu quả hơn và đặc biệt là tình hình cơng tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn cả nước đã từng bước được nâng cao.
Huyện Phú Lương với tổng diện tích tự nhiên tồn huyện là 35.072 ha với vốn đất đai đa dạng với các nghành nghề phong phú. Việc sử dụng đất cũng như việc quản lý đất đai của nhà nước và ban lãnh đạo càng được chú trọng và quản lý chặt chẽ. Hàng năm dưới sự chỉ đạo của cấp trên cùng với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo huyện, phịng Tài ngun và Mơi Trường, công tác chuyển QSDĐ diễn ra trên địa bàn huyện Phú Lươngđã được thực hiện khá là hiệu quảvà được thực hiện theo đúng trình tự quy định của Nhà nước, từ khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời và đưa vào áp dụng, có nhiều thay đổi về quy định, ban lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn thực hiện các quy định mới của Luật Đất đai, đồng thời cũng tổ chức tuyên truyền đến người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân, thúc đẩy hoạt động QSDĐ các xã trên địa bàn huyện diễn ra sôi động hơn.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những số liệu về kết quả chuyển QSDĐ trên địa bàn xã Động Đạt trong giai đoạn 2016 - 2018.
- Các văn bản liên quan đến các hình thức chuyển QSDĐ.
- Sự hiểu biết của người dân xã Động Đạt về các hình thức chuyển QSDĐ.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tất cả các hình thức chuyển QSDĐ theo Luật Đất đai 2013 trên địa bàn xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2016 - 2018.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm
-UBND xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian
Từ ngày 31/05/2019 đến 30/09/2019.
3.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nội dung nghiên cứu
1. Đánh giá sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Động Đạt.
2. Đánh giá và tổng hợp kết quả chuyển quyền sử dụng đất theo 7 hình thức chuyển quyền được quy định trong Luật Đất đai 2013 theo số liệu thứ cấp của xã trong giai đoạn 2016-2018.
3. Đánh giá sự hiểu biết của người dân trên địa bàn xã về chuyển QSDĐ. 4. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác chuyển QSDĐ đạt hiệu quả cao.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa, giáo dục, y tế; tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Động Đạt phục vụ công tác thực tập.
Thu thập tài liệu văn bản có liên quan đến cơng tác chuyển QSDĐ. Thu thập các tài liệu, số liệu về công tác chuyển QSDĐ tại xã.
Thu thập các tài liệu về hiện trạng sử dụng đất của xã Động Đạt trong giai đoạn 2016-2018.
Thu thập các báo cáo về tình hình chuyển QSDĐ của xã Động Đạt trong giai đoạn 2016- 2018.
3.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Tiến hành điều tra phỏng vấn trên địa bàn xã bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp lấy ý kiến người dân với bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Bố trí lấy mẫu đối với phỏng vấn người dân sản xuất nông nghiệp, người dân sản xuất phi nông nghiệp lựa chọn các đối tượng là chủ các hộ gia đình đảm bảo phân bố đều trong xóm và có trình độ học vấn khác nhau. Kế hoạch điều tra cụ thể như sau:
+ Sử dụng 20 phiếu điều tra trong đó có 10 phiếu điều tra những hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp, 10 phiếu điều tra những hộ gia đình sản xuất phi nông nghiệp được chia đều tại các trường hợp thực hiện chuyển QSDĐ với bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Dựa trên kết quả điều tra theo câu hỏi từ đó xác định tỷ lệ % mức độ hiểu biết của người dân về các quy định khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
3.3.2.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
Tổng hợp số liệu theo phương pháp thơng dụng, có sự hỗ trợ của phần mềm máy tính Excel…
Hệ thống tài liệu, số liệu thu thập cho từng nội dung để phân tích. Lựa
chọn nội dung cần thiết nhất tin cậy nhất, đồng thời thống kê các văn bản pháp quy các quy định về chuyển QSDĐ.
3.3.2.4. Phương pháp đánh giá, tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh:
- Phương pháp phân tích: đểđánh giá các tài liệu, số liệu thu thập được. + Phân tích số liệu chuyển quyền sử dụng đất cho từng hình thức của từng năm trong giai đoạn nghiên cứu. Phân tích kết quả số liệu sơ cấp thu được từđiều tra phỏng vấn sự hiểu biết của người dân và cán bộ quản lý về chuyển QSDĐ.
- Phương pháp so sánh:
+ So sánh kết quả tình hình chuyển QSDĐ qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu. So sánh trình độ hiểu biết giữa cán bộ quản lý và người dân sản xuất nông nghiệp, sản xuất phi nông nghiệp.
Từ phân tích và so sánh sử dụng phương pháp tổng hợp để đánh giá và đưa ra những ưu điểm, hạn chế và các giải pháp trong công tác chuyển QSDĐ.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tình hình cơ bản của xã Động Đạt
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Động Đạt
4.1.1.1. Vịtrí địa lí
Xã Động Đạt nằm ở trung tâm huyện Phú Lương, với diện tích 3.572,32 ha, xã có ranh giới giáp các địa phương sau:
-Phía Đơng giáp xã n Lạc, huyện Phú Lương
-Phía Tây giáp xã Phúc Lương - huyện Đại Từ, xã Hợp Thành, xã Phủ Lý - huyện Phú Lương.
-Phía Nam giáp xã Phấn Mễ, Thị trấn Đu, huyện Phú Lương. -Phía Bắc giáp xã Yên Đổ, huyện Phú Lương.
Xã Động Đạt có 6 Km tuyến Quốc lộ 3 chạy dọc theo xã, đây là điều kiện thuận lợi để giao thương phát triển kinhtế.
Xã có 20 xóm (bản) với 2.373 hộ, 8.767 nhân khẩu. Động Đạt có đặc điểm nằm bao quanh thị trấn Đu nên xã được chia ra thành 3 vùng rõ rệt với Thành Đồng gồm 11 xóm, Tân chúa 4 xóm và vùng Hồng Lê 5 xóm.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Đặc điểm địa hình của xã là vùng trung du miền núi, xen kẽ các cánh đồng là những dãy núi đất thấp, bao quanh là hai dãy núi cao (phía Đơng là dãy Chín tầng; phía Tây là dãy núi Chúa), đất đai sử dụng chủ yếu vào sản xuất nơng nghiệp.
4.1.1.3 Khí hậu
Khí hậu của xã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa nóng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3, thời tiết hanh khơ, thường có các đợt gió mùa đơng bắc, nhiệt độ xuống thấp gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gia súc và làm cho cây trồng khơng phát triển. Nhiệt độ trung bình trong năm ở xã (theo số liệu quan trắc) là 22oC, nhiệt độ cao nhất (vào tháng 7) có ngày lên tới 38oC và thấp nhất vào tháng (12) có ngày xuống tới 3oC.
Lượng mưa trung bình đạt 2000mm/năm, song lượng mưa phân bố khơng đều, lượng mưa từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm tới 90%.
4.1.1.4. Thủy văn
Suối Khe Nác chạy dọc từ Bắc xuống Nam đi qua địa bàn xã dài 10,4km nhập sông Đu chạy dọc từ phía Tây Nam xuống phía Nam qua địa bàn xã dài 3,8km.
4.1.1.5. Nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất:
Xã Động Đạt với diện tích đất tự nhiên 3.572,32 ha được phân như sau: -Đất trồng lúa: 474,88 ha
-Đất trồng cây hàng năm khác: 214,15 ha -Đất trồng cây lâu năm: 639,92 ha
-Đất nuôi trồng thủy sản: 56,28 ha -Đất trồng cây Lâm nghiệp: 1.714,36 ha -Đất ở: 88,18 ha
-Đất chuyên dùng: 287,25 ha -Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 8,5 ha
-Đất tơn giáo tín ngưỡng( Đền Đuổm, Đền Khn): 4,05 ha -Đất sông suối, ao hồ: 49,88 ha
-Đất quân sự: 101,66 ha -Đất chưa sử dụng: 11,73 ha
* Tài nguyên nước:
Nước sinh hoạt cơ bản đảm bảo, được khai thác từ 2 nguồn giếng khơi (nước mặt), giếng khoan (nước ngầm). Nước cho sản xuất nơng nghiệp, cịn gặp khó khăn, 35% diện tích đất nơng nghiệp ở 4 xóm thiếu nước sản xuất về mùa khơ, do khơng có hồ chứa nước.
* Tài nguyên khống sản:
Trên địa bàn có mỏ quặng Titan nằm ở phía tây củaxã, hiện 03 cơng ty đã được cấp phép khai thác với tổng diện tích cấp mỏ là 89 ha. Phía đơng của xã có mỏ đá (Barít) đã cấp phép khai thác cho 01 đơn vị, diện tích cấp là khoảng 79 ha.
4.1.1.6. Thực trạng về môi trường
Hiện trạng môi trường của xã nhìn chung cịn trong lành, tuy nhiên cũng đã xuất hiện một số nguy cơ gây ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái, giảm tính đa dạng sinh học như: khu dân cư có dân số tập trung cao mật độ xây dựng lớn như miền Thành Đồng của xã, các khu mỏ, trang trại chăn nuôi, và cơ sở y tế... có lượng chất thải nhiều nhưng lại chưa được thu gom xử lý triệt để, người dân còn sử dụng các chất đốt dạng thô như than, rơm rạ... các sản phẩm nhựa, nilon trong sinh hoạt của nhân dân, sử dụng các chế phẩm hóa học để trừ sâu, diệt cỏ dại và phân hóa học trong sản xuất nơng nghiệp, các chất thải trong q trình sản xuất nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, trong chăn nuôi...
Trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội như hiện nay trên địa bàn xã sẽ không tránh khỏi có các tác động đến mơi trường. Vì vậy, cần phải dự kiến trước các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái trên địa bàn xã.
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã Động Đạt
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
-Lĩnh vực phát triển kinh tế
Về rừng, diện tích đất rừng nhiều, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế rừng. Có những chính sách phù hợp của nhà nước,; những năm gần đây việc đầu tư trồng và chăm sóc rừng rất được cấp ủy, chính quyền và nhân dân quan tâm, diện tích rừng đã được phủ kín, sản lượng gỗ khai thác hàng năm đem lại nguồn thu không nhỏ.
Đối với cây lương thực, diện tích trồng lúa nước trên bốn trăm ha, chất đất tốt, thuận tiện về thủy lợi và giao thơng, có tiềm năng thâm canh tăng năng xuất, đưa các giống có năng xuất và chất lượng cao vào sản xuất. Đồng ruộng của xã có điều kiện xây dựng vùng sản xuất lúa giống.
Trên địa bàn xã Động Đạt, diện tích trồng chè lớn, đồng thời cũng là nơi chè có chất lượng ngon, thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất chè cũng như thay thế giống chè mới. Nhiều địa bàn trồng chè ở xã có thể khoanh vùng đầu tư xây
dựng thương hiệu cung cấp tiêu thụ ngoài thị trường.
Giao thơng trong xã thuận lợi, ngồi tuyến quốc lộ 3 chạy dọc chiều dài xã, trên địa bàn Động Đạt cịn có các tuyến giao thơng tỉnh, huyện đi qua. Đây là điều kiện tốt để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp.
Về chăn ni cũng có điều kiện phát triển tốt do nguồn thức ăn là sản phẩm từ nơng nghiệp sẵn có. Đất đai rộng thuận tiện cho việc xây dựng các vùng chăn nuôi tập chung. Một bộ phận lao động trồng trọt dư thừa do thay đổi cách canh tác, đây sẽ là nguồn lao động có thể chuyển sang chăn ni.
Tiềm năng về khoáng sản, với trữ lượng lớn, nhiều đơn vị kinh tế được cấp phép khai thác, nguồn đóng góp, hỗ trợ của các đơn vị sẽ có thêm nguồn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng.
* Ngành sản xuất nông nghiệp
Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp của xã không ngừng phát triển theo hướng tích cực,trong đó ngành nơng nghiệp phát triển mạnh theo chiều sâu, năng suất cây trồng không ngừng tăng lên nhờ áp dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất vì vậy đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể. Để có một cái nhìn tổng thể về sự phát triển kinh tế của xã ta nghiên cứu một số chỉ tiêu
+ Ngành chăn nuôi: Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi của xã đã có nhiều tiến bộ và phát triển rõ rệt, số lượng đàn gia súc liên tục tăng cả về số lượng và chất lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, đàn gia cầm như ngan, vịt cũng được người dân chú trọng đầu tư. Hiệu quả từ việc chăn nuôi gia sức gia cầm tăng giúp nhân dân cải thiện được đời sống rõrệt.
* Khu vực dịch vụ kinh tế và thương mại
Khuyến khích phát triển thương mại - dịch vụ, phát huy lợi thế của xã, thuận tiện về giao thơng, đặc biệt có tuyến quốc lộ 3 chạy dọc chiều dài của xã. Trên địa bàn, xây dựng xong chợ nơng thơn tại xóm Đồng Chằm (giáp trung tâm xã) để thúc đẩy giao thương hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm của địa phương. Tại 2 miền, Thành Đồng và Hồng Lê, sẽ quy hoạch phát triển dịch vụ, cụ thể dọc quốc
lộ 3 là các xóm Vườn Thơng, Đuổm, Đồng Chằm, Đồng Niêng, Cộng Hịa; miền Hồng Lê là xóm Cây Hồng 1, Cây Hồng 2 (dọc tuyến Đu - Yên Lạc). Xã Động Đạt với đặc điểm sản xuất nơng nghiệp là chính, vì thế cần quan tâm phát triển dịch vụ nông nghiệp như: Dịch vụ cung ứng Vật tư nông nghiệp, xây dựng; dịch vụ làm đất; dịch vụ thu hoạch, chế biến nông, lâm sản. Nhằm phát triển mạnh thương mại, cần tập chung xây dựng một số sản phẩm nơng nghiệp có chất lượng, giá trị kinh tế như: gạo ngon, chè sạch, vật nuôi đặc sản, nuôi ong lấy mật... tạo nhiều sản phảm hàng hóa tiêu thụ, cung cấp ra thị trường. Tận dụng lợi thế địa bàn xã nằm sát trung tâm của huyện, dịch vụ vận tải, vận chuyển, cung cấp vật liệu xây dựng sẽ được quan tâm pháttriển.
* Khu vực kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng
Thời gian tới xã tiếp tục có cơ chế phù hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các dự án đầu tư phát triển sản xuất tại địa phương, góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở nơng thơn. Ngồi việc tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn hoạt đông và phát triển như: khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp trên địa bàn và các địa phương lân cận, một lĩnh vực có nhiều tiềm năng cũng cần tiếp tục quan tâm đó là: khuyến khích phát triển thêm nghề khai thác, sản xuất chế biến gỗ, vừa có thêm nghề mới vừa tiêu thụ được sản phẩm gỗ rừng trồng trên địa bàn.
- Về kết cấu cơ sở hạ tầng
Là địa phương nằm sát trung tâm huyện, thuận lợi về giao thơng, văn hóa thể thao có điều kiện phát triển tốt. Gần trung tâm văn hóa của huyện nên dân trí phát triển, thuận lợi cho việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của đảng, phát luật của nhà nước trong đó có nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
4.1.2.2. Thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm
Theo điều tra về dân số tính tính đến hết năm 2018 thì xã Động Đạt có