2.2. Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong Hiến pháp 2013
2.2.3. Quyền xã hội
Các quyền xã hội: Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 43 Về phúc lợi và an sinh xã hội, Hiến pháp quy định “cơng dân có quyền
được bảo đảm an sinh xã hội” [29, Điều 34].
Về lao động, việc làm, Hiến pháp quy định “cơng dân có quyền làm
việc, lựa chọn nghề nghiệp , việc làm và nơi làm việc . Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc cơng bằng, an tồn; được hưởng lương, chế đợ nghỉ ngơi. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu” [29, Điều 35].
Về quyền kết hôn, ly hơn, Nhà nước quy định “nam, nữ có quyền kết
hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện tiến bộ, một vợ, một chồng”
[29, Điều 36]. Hiến pháp cũng quy định “quyền của các nhóm đối tượng đặc
thù như trẻ em, thanh niên, người cao tuổi” [29, Điều 37].
Về y tế và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, Hiến pháp quy định
mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh [29, Điều 38].
Hiến pháp ghi nhận “mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của mọi người” [29, Điều 43].
Cùng với việc quy định quyền xã hội cơ bản của con người, Hiến pháp 2013 xác định trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực xã hội, cùng với toàn xã hội, bằng các nguồn lực kinh tế-tài chính, đầu tư phát triển các lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, phúc lợi và an sinh xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, cơng nghệ, tại các Điều 57, Điều 58 và Điều 59. Theo đó:
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động, tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế tồn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình
Nhà nước, xã hội tơn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối
với người có cơng với nước; Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để cơng dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hồn cảnh khó khăn khác; có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở
Hiến pháp cũng quy định “ tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại” [29, Điều 63].