1.2. Hiến pháp và quyền con người
1.2.1. Khái niệm về Hiến pháp
Có nhiều quan điểm và định nghĩa về Hiến pháp. Theo từ điển luật Black’s Law Dictionnary, Hiến pháp là “luật tổ chức cơ bản của một quốc
gia hay một nhà nước thiết lập các thể chế và bộ máy của chính quyền, xác định phạm vi quyền lực của chính quyền, vào bảo đảm các quyền và tự do của công dân” [38].
một quốc gia, dùng để xác định thể chế chính trị, cách thức tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân.
Trong hệ thống pháp luật của quốc gia, Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất. Tất cả các văn bản pháp luật khác phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp. Vị trí tối cao của Hiến pháp là do nó phản ánh sâu sắc nhất chủ quyền của nhân dân và về nguyên tắc phải do nhân dân thông
qua (qua hội nghị lập hiến, quốc hội lập hiến hoặc trưng cầu ý dân). Điều này
khác với các đạo luật bình thường chỉ do quốc hội (nghị viện) gồm những người đại diện do dân bầu và ủy quyền xây dựng.
Một trong những chức năng cơ bản của Hiến pháp là bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. Thông qua Hiến pháp, người dân xác định những quyền gì của mình mà nhà nước phải tơn trọng và bảo đảm thực hiện, cùng những cách thức để bảo đảm thực hiện, cùng với những cách thức để bảo đảm thực thi những quyền đó.
Với tính chất là văn bản pháp lý có hiệu lực tối cao, Hiến pháp là bức tường chắn quan trọng nhất để ngăn ngừa những hành vi lạm dụng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, cũng như là nguồn tham chiếu đầu tiên mà người dân thường nghĩ đến khi các quyền của mình bị vi phạm. Hiệu lực bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp còn được phát huy qua việc hiến định các cơ chế, thiết chế bảo vệ quyền, cụ thể như thông qua hệ thống tòa án tư pháp, các cơ quan nhân quyền quốc gia, cơ quan thanh tra Quốc hội (Ombudsman) hay Tòa án Hiến pháp…
Trong nhà nước quân chủ chuyên chế không tồn tại Hiến pháp bởi ở nhà nước đó, quyền lực của nhà vua là tối thượng. Khổng Tử từng có một câu nói nổi tiếng “Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung” [47]. Ý nói vua bảo
thần phải chết, thần khơng chết thì đó là bất trung. Như vậy, ở đây con người đã bị tước đi quyền tự nhiên vốn có và căn bản nhất đó là quyền được sống.
Vì vậy nhà nước dân chủ ra đời, trong đó mọi người dân có thể tự do bày tỏ tư tưởng, ý kiến và quan điểm về các vấn đề của đất nước và bản thân mình mà khơng sợ hãi bị đàn áp hay trừng phạt, quyền lực nhà nước hồn tồn thuộc về nhân dân thì mới có Hiến pháp. Để thể hiện và bảo vệ chủ quyền của nhân dân, thông thường Hiến pháp chỉ có thể được thơng qua với sự chấp thuận của nhân dân (qua trưng cầu ý dân). Thêm vào đó, Hiến pháp thường quy định các nguyên tắc bầu cử (tự do phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín) như là phương thức để nhân dân ủy quyền cho các thiết chế đại diện. Ngoài ra, việc quy định các cơ chế, thiết chế giám sát, kiểm sát quyền lực (giữa các cơ quan nhà nước và giữa nhân dân với nhà nước) trong Hiến pháp cũng là những cách thức để bảo đảm quyền lực của nhân dân. Hiến pháp quy định rõ những việc nhà nước được thực hiện, không được thực hiện và bắt buộc phải thực hiện vì lợi ích của người dân. Tất cả những hành vi vi phạm Hiến pháp phải được ngăn chặn và xét xử kịp thời. Như vậy, bản chất của Hiến pháp xét đến cùng chính là nhằm bảo vệ quyền con người.