Diễn biến giá cổ phần

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô lên tỷ suất sinh lợi cổ phiếu tại các thị trường chứng khoán mới nổi (Trang 43 - 47)

Chƣơng 4 Nội dung và kết quả nghiên cứu

4.2 Đặc điểm TTCK các nước mới nổi đại diện trong giai đoạn nghiên cứu

4.2.2 Diễn biến giá cổ phần

Một mối quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư vào TTCK là tỷ suất sinh lợi của tài sản sau một thời gian đầu tư, chúng thường được biểu hiện qua giá tài sản trên thị trường. Vì vậy, tác giả sẽ tiến hành xem xét diễn biến giá trên TTCK các nước được đại diện bởi các chỉ số cổ phần tại thị trường chính của nước đó trong giai đoạn từ năm 2008 - 2012.

Trong năm 2008, với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bắt nguồn từ Mỹ, chỉ số chứng khoán của các nước này đều theo đà giảm điểm. Trong đó, chỉ số VN - Index đã sụt giảm gần 65.73% so với đầu năm, đưa chỉ số VN - Index từ 921.07 điểm vào ngày 02/01/2008 xuống còn 315.62 điểm vào ngày 31/12/2008. Chỉ số JKSE giảm 48.41% so với đầu năm từ 2,627.25 điểm vào ngày 02/01/2008 điểm xuống còn 1,355.41 vào ngày 30/12/2008. Chỉ số KLSE giảm 37.07% từ 1,393.25 điểm vào ngày 02/01/2008 đến 876.75 điểm vào ngày 31/12/2008. Chỉ số XU100 giảm 50.90% từ 54,708.42 điểm vào ngày 02/01/2008 đến 26,864.07 điểm vào ngày 31/12/2008.

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ chỉ số chứng khoán tại các TTCK mới nổi trong giai đoạn từ năm 2008 – 2012 1,200 1,600 2,000 2,400 2,800 3,200 3,600 4,000 4,400 2008 2009 2010 2011 2012 JKSE 200 300 400 500 600 700 800 900 1,000 2008 2009 2010 2011 2012 VN - INDEX 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 2008 2009 2010 2011 2012 XU100 800 900 1,000 1,100 1,200 1,300 1,400 1,500 1,600 1,700 2008 2009 2010 2011 2012 KLSE

Trong năm 2009, TTCK các nước đã có sự phục hồi mạnh mẽ bắt nguồn một phần là do khủng hoảng kinh tế đã chạm “đáy” và đang trong giai đoạn đi lên từ mức thấp nhất. Ngoài ra, hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng đã gia tăng trở lại, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô liên tục được cải thiện cho thấy nền kinh tế có nhiều dấu hiệu tăng trưởng cũng góp phần đưa các TTCK phục hồi mạnh. So với thời điểm trước khủng hoảng tài chính, chỉ số chứng khốn JKSE đã phục hồi 96.46%, chỉ số KLSE đã phục hồi 91.35%, chỉ số XU100 phục hồi 96.56% - căn cứ theo chỉ số tính vào thời điểm cuối năm 2009. TTCK Việt Nam mặc dù cũng có sự phục hồi nhưng cịn khá yếu, chỉ đạt 53.71% so với trước khủng hoảng.

Trong năm 2010, chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm, các chỉ số TTCK quốc tế cũng có sự gia tăng nhất định từ chính sách kích cầu của Chính phủ nhưng cũng gánh chịu hai đợt suy giảm mạnh xuất phát từ cuộc khủng hoảng nợ cơng bắt nguồn từ Hy Lạp. Trong đó, đợt suy giảm thứ 2 diễn ra nghiêm trọng hơn do những biến động xấu đi nhanh chóng của cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp có nguy cơ lan rộng ra các nước Châu Âu khác, lo ngại về thâm hụt ngân sách ở các quốc gia lớn, việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở nhiều quốc gia, đạo luật cải cách tài chính ở Mỹ, xu hướng lãi suất cho vay tăng cao trên thế giới. Tuy nhiên, trong 6 tháng cịn lại của năm 2010, với những thơng tin tích cực trong giải quyết nợ công ở châu Âu, những thông tin kinh tế tích cực từ Trung Quốc và các nước Đông Á, quyết định can thiệp thị trường ngoại hối của Ngân Hàng Trung Ương Nhật Bản trong tháng 9 và những kỳ vọng vào gói chính sách nới lỏng định lượng lần 2 của Mỹ, TTCK thế giới đã có sự phục hồi với 4 tháng tăng điểm liên tiếp trước khi lại đổi chiều giảm nhẹ trong tháng 11 khi bối cảnh kinh tế thế giới cho thấy vẫn còn nhiều lo ngại. So với thời điểm đầu năm 2010, chỉ số JKSE tăng 41.85%, chỉ số KLSE tăng 20.63%, chỉ số XU100 tăng 23.68% - căn cứu vào số liệu của chỉ số tại thời điểm cuối năm 2010. Riêng tình hình TTCK Việt Nam, chỉ số VN - Index giảm 6.26% so với thời điểm đầu năm, với xu hướng đi ngang diễn ra khá nhiều

Năm 2011, TTCK thế giới phải đối mặt với rất nhiều tin xấu như khủng hoảng nợ cơng có nguy cơ lan rộng trên toàn Châu Âu, Standard & Poor hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ từ AAA xuống AA+, thảm họa động đất kèm sóng thần ở Nhật Bản, thâm hụt ngân sách tiếp tục đe dọa hầu hết các nước phát triển. Ngoài ra, lạm phát cũng là một điều đáng lo ngại đối với kinh tế thế giới trong năm 2011. Chỉ mới đầu năm 2011, lạm phát tăng cao tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi đã buộc các nước này phải thắt chặt tiền tệ, hạ lãi suất, chấp nhận hy sinh tăng trưởng. Những điều trên đã ảnh hưởng mạnh đến TTCK, làm giảm niềm tin của giới đầu tư, khiến họ rút vốn để đi tìm nơi trú ẩn an toàn hơn trong các kênh đầu tư khác và dẫn đến rất nhiều TTCK giảm điểm. Điều này làm chỉ số XU100 giảm 24.17%, chỉ số VN - Index giảm 27.67% so với thời điểm cuối năm 2011. Ngược lại, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng chỉ số JKSE tăng 12.11%, chỉ số KLSE tăng 0.71% so với đầu năm 2011 - căn cứ vào số liệu cuối năm 2011.

Những khó khăn của nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục kéo dài từ các năm 2011 sang nửa đầu năm 2012. Kinh tế tồn cầu vẫn chưa thốt khỏi đợt suy thoái kép, tăng trưởng kinh tế diễn ra chậm hơn so với cuối năm 2011. Khủng hoảng nợ Châu Âu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường và số phận của đồng tiền chung Châu Âu đang là một dấu hỏi lớn. Niềm tin về sự phục hồi của Mỹ cũng đang yếu dần bởi những khó khăn về thất nghiệp và thâm hụt ngân sách. Nhiều nước trên thế giới rơi vào tình trạng sản xuất trì trệ. Để kích thích tăng trưởng kinh tế, nhiều nước đã tiến hành bơm tiền vào hệ thống ngân hàng hoặc nới lỏng chính tiền tệ. Tính riêng cho 6 tháng đầu năm 2012, chỉ số JKSE và KLSE tăng khá thấp, với JKSE tăng 0.35% và KLSE tăng 5.12% so với thời điểm đầu năm 2012. Trong khi đó, chỉ số XU100 và VN - Index lại có mức gia tăng rất ấn tượng, với XU100 tăng 21.82% và VN - Index tăng 20.68% so với thời điểm đầu năm 2012.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô lên tỷ suất sinh lợi cổ phiếu tại các thị trường chứng khoán mới nổi (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)