Tuyến đường hội tụ tối ưu khi sử dụng TI-LFA

Một phần của tài liệu ĐỒ án tốt nghiệp: “CÔNG NGHỆ ĐỊNH TUYẾN PHÂN ĐOẠN VÀ ỨNG DỤNG” (Trang 29 - 30)

Với việc sử dụng Remote LFA, lưu lượng đôi khi không hội tụ bằng các tuyến đường tối ưu trên tuyến bảo vệ. Trong kịch bản trong hình 1.8, giả sử liên kết chính giữa R1 và R5 bị đứt (đường dẫn màu xanh lá cây). Khi này Remote LFA chọn R3 làm next hop tiếp theo của nó để bảo vệ lưu lượng (đường dẫn màu đỏ), mặc dù giá trị metric của nó với R3 cao hơn với R2. R1 không thể gửi lưu lượng đến R2 vì đường đi ngắn nhất của R2 đến đích R5 là qua R1, điều này sẽ tạo ra các vòng lặp micro-loop. TI-LFA giải quyết vấn đề này bằng cách xếp chồng hai Prefix SID (đường dẫn màu xanh) thành một ngăn xếp nhãn. Nhãn trên cùng trỏ đến R2, buộc gói tin phải chọn R2 làm next hop tiếp theo và nhãn cịn lại trỏ đến đích R5, vấn đề khi này đã được giải quyết một cách dễ dàng.

1.3.5. Sử dụng trong công nghệ 5G

SRv6 sẽ đóng một vai trị quan trọng trong việc vận chuyển dữ liệu 5G, đặc biệt nó cịn có khả năng thay thế các giao thức đường hầm chính trong mặt phẳng người dùng và được gọi là GTP-U. Trong các mạng di động, GTP-U được sử dụng làm giao

Nguyễn Đình Trung-D17CQVT06-B 18

thức đường hầm để mang dữ liệu người dùng trong các mạng GPRS, UMTS và LTE vì các mạng này cũng là một phần của 5G. Những đường hầm này sẽ được tạo ra từng phiên. Trong hình 1.9 là các mạng di động hiện tại, chúng thường bị phân mảnh giữa truy cập vô tuyến, mạng lõi (EPC) và mạng dịch vụ. Sự cố định của q trình này gây khó khăn cho người vận hành trong việc tối ưu hóa đường dẫn dữ liệu.

Một phần của tài liệu ĐỒ án tốt nghiệp: “CÔNG NGHỆ ĐỊNH TUYẾN PHÂN ĐOẠN VÀ ỨNG DỤNG” (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)