Các mạng di động hiện tại

Một phần của tài liệu ĐỒ án tốt nghiệp: “CÔNG NGHỆ ĐỊNH TUYẾN PHÂN ĐOẠN VÀ ỨNG DỤNG” (Trang 30 - 32)

SRv6 có thể được sử dụng thay thế cho GTP-U trong 5G để giúp cho việc vận chuyển dữ liệu đơn giản hơn nhiều. TEID được sử dụng trong GTP-U như một giá trị định danh để xâu chuỗi các nút khác nhau. Vì SRV6 có trường SID, nên nó có thể dễ dàng mã hóa thơng tin TEID do đó nó có thể thay thế hồn tồn GTP-U. Ngồi ra, SRv6 khơng chỉ có thể thay thế lớp GTP, mà bất kỳ lớp vận chuyển lớp dưới nào như MPLS hoặc bất kỳ giao thức đường hầm L2 nào khác SRv6 cũng có thể thay thế được. Nó giống như việc SRv6/IPv6 có thể trở thành lớp vận chuyển duy nhất trong 5G.

Lợi ích khi sử dụng SRv6 trong mạng 5G:

- Đơn giản hóa mạng lưới: Loại bỏ các lớp vận chuyển phức tạp trong cùng một

layer, thay thế các giao thức đường hầm không cần thiết mạng.

- Điều khiển lưu lượng: Nhờ các khả năng đặc biệt của kỹ thuật TE, SRV6 cho

phép kiểm soát nhiều tuyến đường dẫn dữ liệu cần thiết trong 5G.

- Các chuỗi dịch vụ: SR cho phép kết nối dịch vụ lại với nhau và lập trình mạng, một chức năng cần thiết trong mạng lõi ảo 5G.

- Cắt nhỏ mạng lưới: Cắt mạng là một trong những tính năng của mạng truyền

tải 5G. Mỗi lát cắt mạng đại diện cho các đặc điểm mạng khác nhau tùy thuộc vào các yêu cầu SLA khác nhau như: độ trễ, thông lượng, băng thông rộng di động, Internet vạn vật, v.v... Nó thực hiện được việc đó nhờ vào các khả năng riêng của SRV6 như đường hầm, SRTE và khả năng lập trình mạng.

Nguyễn Đình Trung-D17CQVT06-B 19

1.4. Kết luận chương

Chương I đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất về SR như: khái niệm và phương thức hoạt động. Bên cạnh đó chương I cũng đã giới thiệu về lịch sử hình thành phát triển, các ưu nhược điểm cũng như các kịch bản sử dụng phổ biến của nó trong các hệ thống mạng lưới hiện nay: Mạng di động, mạng IP, mạng SDN,… Về cơ bản, SR có rất nhiều ưu điểm khác biệt so với các công nghệ cũ trước đây. Trong chương II tiếp theo sẽ tìm hiểu về kiến trúc của cơng nghệ SR, qua đó làm nổi bật lên mơ hình kiến trúc của SR cùng với các mặt phẳng hoạt động và các tham số đặc trưng của SR.

Nguyễn Đình Trung-D17CQVT06-B 20

CHƯƠNG II: KIẾN TRÚC CỦA ĐỊNH TUYẾN PHÂN ĐOẠN 2.1. Giới thiệu chung

Trong phần này, các thành phần chính của kiến trúc SR sẽ được giới thiệu. Để có thể triển khai công nghệ SR trong mạng, cần phải hiểu rõ hai thành phần quan trọng và cốt yếu nhất của kiến trúc SR.

Đầu tiên, mặt phẳng điều khiển của SR (Control – Plane) được định nghĩa là cách SID được truyền giữa các thiết bị trong mạng và cách các thiết bị mạng được chỉ dẫn để áp dụng một chuỗi các phân đoạn nhất định cho một luồng lưu lượng nào đó.

Một phần của tài liệu ĐỒ án tốt nghiệp: “CÔNG NGHỆ ĐỊNH TUYẾN PHÂN ĐOẠN VÀ ỨNG DỤNG” (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)