Kiến trúc tổng quan của SR

Một phần của tài liệu ĐỒ án tốt nghiệp: “CÔNG NGHỆ ĐỊNH TUYẾN PHÂN ĐOẠN VÀ ỨNG DỤNG” (Trang 32 - 34)

Trong hình 2.1, có thể thấy kiến trúc SR gồm hai thành phần chính là mặt phẳng dữ liệu và mặt phẳng điều khiển. Với mặt phẳng điều khiển, có hai phương pháp hoạt động trong mặt phẳng này đó là sử dụng bộ điều khiển SDN hoặc các phương pháp định tuyến mở rộng như IS-IS, OSPF, BGP…

Thứ hai, mặt phẳng dữ liệu của SR (Data – Plane) được định nghĩa là cách mã hóa chuỗi các phân đoạn được sử dụng cho một gói tin và ý nghĩa, vai trị chuyển tiếp gói tin của các phân đoạn đó. Hay nói một cách đơn giản, mặt phẳng dữ liệu SR là cách mà mỗi thiết bị sẽ thực hiện xử lý và chuyển tiếp gói tin dựa trên các phân đoạn SR. Trong mặt phẳng dữ liệu thì tồn tại hai cách thức đóng gói tin khi chuyển tiếp dữ liệu. Ngồi ra, SR có hai cách tùy chọn tuyến đường dẫn đó là tuyến đường dẫn tường minh (Explicit) do người quản trị khai báo hoặc được thực hiện do bộ điều khiển, hoặc tuyến đường dẫn tự động được khởi tạo và tính tốn trên router nguồn của mạng SR.

Nguyễn Đình Trung-D17CQVT06-B 21

2.2. Mặt phẳng điều khiển và các tham số đặc trưng của SR 2.2.1. Mặt phẳng điều khiển SR 2.2.1. Mặt phẳng điều khiển SR

Mặt phẳng điều khiển của SR xác định cách thức mà SID được truyền thông giữa các thiết bị trong mạng. Trong một mạng SR, Prefix SID và Adjacency SID sẽ được quảng bá thông qua giao thức IGP trạng thái liên kết. Trong đó ISIS và OSPF là hai giao thức IGP phổ biến nhất trong các mạng của nhà cung cấp dịch vụ vì chúng dễ dàng mở rộng để hỗ trợ phân phối các SID.

Các phần mở rộng của giao thức IGP sẽ cho phép bất kỳ router nào cũng có thể duy trì một cơ sở dữ liệu của tất cả các nút và phân đoạn liền kề. Một điều đáng chú ý rằng khi sử dụng những phần mở rộng IGP này, việc đóng gói tin từ đầu đến cuối có thể được thực hiện trong mạng mà khơng u cầu kích hoạt và quản lý bởi một giao thức nào khác, chẳng hạn như LDP. Một yếu tố khác trong mặt phẳng điều khiển của SR, đó là SR xử lý như thế nào để router nguồn Ingress được chỉ dẫn để chọn các tuyến đường thích hợp. Các phương pháp sau đây có thể được sử dụng cho mục đích này:

- Tính tốn giới hạn phân phối SPF (CSPF). Trong cách tiếp cận này, một router

nguồn tính tốn đường đi ngắn nhất để đến đích. Sau đó, nó tính toán một chuỗi các Prefix SID và Adj SID để mã hóa tuyến đường dẫn này.

- Cách tiếp cận dựa trên bộ điều khiển SDN: SR cung cấp mặt phẳng dữ liệu có

thể mở rộng và có khả năng phục hồi đồng thời cho phép tính linh hoạt của sự điều khiển tập trung khi được sử dụng cho môi trường SDN.

- Được xác định tĩnh bởi người quản trị: Cấu hình tĩnh các đường hầm có thể

được sử dụng cho các mục đích cụ thể như như kiểm tra hoặc xử lý sự cố.

2.2.2. Các tham số đặc trưng của SR a. Prefix – SID a. Prefix – SID

Prefix – SID dùng để xác định tiền tố của một địa chỉ đích và chúng được các giao thức IGP, chẳng hạn như OSPF đẩy toàn bộ các Prefix- SID này đến các hàng xóm lân cận khác. Khi này, các Prefix – SID có thể được nhìn thấy trên “tồn cầu” và có ý nghĩa “tồn cầu”. Prefix - SID cịn được gọi là một giá trị “Index” nằm trong phạm vi của SRGB và được quảng bá vào miền SR bởi node nguồn. Các giá trị Prefix – SID này phải là duy nhất trong miền SR và chúng được quản lý bởi các giao thức định tuyến. Khi cấu hình, Prefix – SID có thể được khai bằng giá trị tuyệt đối hoặc giá trị Index.

Nguyễn Đình Trung-D17CQVT06-B 22

Tuy nhiên, Prefix- SID này chỉ có thể được cấu hình một cách thủ cơng trong giao diện Loopback có tiền tố (prefix) là /32 hoặc /128.

Node Segment

Node Segment chính là một Prefix Segment đặc biệt, nó dùng để định danh một node cụ thể nào đó.

- Node SID tương tự như Router – ID dùng để xác định một node cụ thể.

- Node SID là một Prefix – SID với cờ N được thiết lập khi quảng bá.

- Theo mặc định, mỗi một Prefix – SID chính là một Node – SID.

Cấu hình Prefix – SID/ Node – SID

Prefix – SID có thể được cấu hình bằng hai cách, cụ thể trong hình 2.2: - Sử dụng giá trị “absolute”, có nghĩa là cấu hình giá trị tuyệt đối.

- Hoặc sử dụng giá trị “Index”.

Một phần của tài liệu ĐỒ án tốt nghiệp: “CÔNG NGHỆ ĐỊNH TUYẾN PHÂN ĐOẠN VÀ ỨNG DỤNG” (Trang 32 - 34)