Theo số liệu khảo sát, thành phần rác thải của các hộ gia đình chọn chất hữu cơ và túi nilon, chai nhựa là đa số.
Người dân sinh sống bằng nghề trồng trọt nên phụ phẩm nông nghiệp phát sinh khá lớn. Cho nên thành phần chất hữu cơ chiếm khá cao, nhất là hộ dân nằm trong tuyến thu gom chiếm 87,9%. Đối với những hộ dân nằm ngoài tuyến thu gom cũng chiếm tỉ lệ khơng nhỏ 77,9%. Tính chất của loại chất thải này là có khả năng thối rửa cao và phân hủy nhanh gây mùi hôi thối. Những chất này có thể được tận dụng để ủ phân sinh học. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn chưa áp dụng phương pháp này. Thói quen xử lý rác của những hộ gia đình nằm ngoài tuyến thu gom chủ yếu là đốt. Ngoài ra, một số hộ gia đình tận dụng làm thức ăn cho vật nuôi: cá, gà, lợn...
Các thành phần như (túi nilon, chai nhựa) của hộ gia đình trong tuyến thu gom chiếm tỉ lệ cao 86,2%. Hộ gia đình nằm ngồi tuyến thu gom chiếm tỉ lệ 69,1%. Ở xã, tất cả các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và sinh hoạt đều dùng đến túi nilon, chai nhựa. Hộ dân nằm trong tuyến thu gom chủ yếu ở các tuyến đường chính nên tập trung các cơ quan, trường học, buôn bán nên sử dụng chủ yếu là túi nilon và chai nhựa.
Các thành phần (lon nhôm, kim loại, thủy tinh, giấy) chiếm tỷ lệ thấp. Các thành phần như chai nhựa, lon nhôm, giấy thường được người dân tận dụng để bán. Đối với thủy tinh một số gia đình chọn biện pháp là đem chơn sau vườn nhà. Những gia đình có thu gom rác thì bỏ lẫn lộn trong CTRSH.
Các thành phần khác: bóng đèn, pin chiếm phần nhỏ trong thành phần CTRSH. Những chất này thường được người dân mang đi chôn lấp hoặc bỏ lẫn lộn trong CTRSH.
4.1.1.3.Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
Khối lượng chất thải rắn sinh ra và thu gom được có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc lựa chọn thiết bị, vạch tuyến thu gom chất thải, thiết kế thiết bị thu hồi vật
liệu và phương tiện thải bỏ chất thải. Lượng chất thải rắn sinh hoạt của mỗi hộ gia đình phụ thuộc vào nhân khẩu và điều kiện sinh hoạt của từng hộ.
a) Tình hình phát sinh
Cách tính hệ số phát sinh CTRSH:
Hệ số phát sinh CTRSH (kg/người/ngày) = [(Tổng số kg rác từ các hộ dân điều tra trên 1 ngày)/(Tổng dân số trên phiếu điều tra)]
Đối với những hộ dân thuộc tuyến thu gom ta khảo sát 58 phiếu:
Hệ số phát sinh CTRSH (kg/người/ngày) = = 0,67 kg/người/ngày. Đối với những hộ không thuộc tuyến thu gom ta khảo sát 68 phiếu:
Hệ số phát sinh CTRSH (kg/người/ngày) = = 0,62 kg/người/ngày.
Hệ số phát sinh CTRSH (kg/người/ngày) của xã là ≈ 0,645 kg/người/ngày.
⇒ Trên địa bàn xã với dân số 11.129 người ta có lượng rác phát sinh hàng ngày là
khoảng 7,18 tấn rác.
Bảng 4.3: Khối lượng rác phát sinh trên địa bàn xã Bình Ninh
STT Nguồn Khối lượng rác(kg/ngày)
1 Trường mầm non Bình Ninh 1 141
2 Trường mầm non Bình Ninh 2 90
3 Trường tiểu học Bình Ninh 127
5 Nhà văn hóa 5
6 UBND xã Bình Ninh 32
7 Trạm y tế 5
8 Chợ Bình Ninh 150
Tổng 690
=> Tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn toàn xã một ngày là khoảng 7,87 tấn/ngày (0,69 tấn/ngày từ cơ quan, trường học, chợ và 7,18 tấn từ người dân). Số lượng rác được thu gom là rất thấp so với tổng số rác phát sinh của xã trong ngày.
4.1.2.Hiện trạng hệ thống thu gom ở xã Bình Ninh 4.1.2.1.Lưu trữ tại nguồn
Hộ gia đình
Các hộ gia đình thường sử dụng bao, túi nilon, thùng rác có nắp đậy hoặc thùng rác khơng nắp đậy. Ngồi ra, cịn có những vật dụng khác như thùng sơn cũ, thùng xốp,...để chứa rác. Các vật dụng này do người dân tự trang bị. Phần lớn người dân thường sử dụng bao, túi nilon đã mua thực phẩm để đựng rác đựng rác nên dễ sinh ra mùi hơi và rị rỉ nước rác.
Theo phiếu khảo sát hộ gia đình nằm trong tuyến thu gom, tỷ lệ các dụng cụ để chứa rác tại các hộ gia đình: 50