Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên ngân hàng TMCP ngoại thương khu vực TP hồ chí minh (Trang 37 - 58)

Phỏng vấn tay đôi Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống lý thuyết về sự thỏa mãn của nhân viên với tổ chức

Xác định các nhân tố, các biến

Điều chỉnh bản câu hỏi để phỏng vấn

Phỏng vấn

-Nhập số liệu và nhận xét từ phân tích xử lí số liệu

-Phân tích thực tế tại ngân hàng

Nội dung xử lý số liệu

- Kiểm định thang

đo

- Đo lƣờng mức

thỏa mãn

- Phân tích hồi quy Giải pháp

- Phân tích các cơng trình đã nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc

3.1.2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu trong đề tài của tác giả gồm hai phần: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng.

3.1.2.1 Nghiên cứu định tính

Trƣớc tiên, tác giả tìm hiểu các thơng tin từ sách, báo, internet tác giả nêu ra các quan điểm của các cá nhân về sự thỏa mãn trong công việc, tác giả sử dụng các mơ hình tham khảo của các tác giả trong và ngồi nƣớc. Dựa vào tình hình thực tế, tác giả đề xuất ra mơ hình nghiên cứu của tác giả. Thơng qua việc phỏng vấn tay đôi với 8 nhân viên trực tiếp làm việc tại Vietcombank của các Chi nhánh (phụ lục1). Mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm ra các nhân tố khác tác động lên sự thỏa mãn của nhân viên bên cạnh các yếu tố tác giả đƣa ra tại mơ hình nghiên cứu, đồng thời xem xét mức độ rõ ràng trong các nhân tố, trong các vấn đề tác giả dự định phỏng vấn, qua đó làm rõ hơn các vấn đề. Phỏng vấn tay đôi đƣợc thực hiện tới ngƣời thứ 8, tác giả nhận thấy ở ngƣời thứ 8, kết quả trả lời đã bao hàm ý của những ngƣời trƣớc đó. Sau khi thực hiện phỏng vấn tay đôi, một số câu hỏi đƣợc điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế tại ngân hàng, đồng thời mơ hình đƣợc xây dựng cụ thể để tiến hành phỏng vấn chính thức. Kết thúc tác giả đƣa ra mơ hình nghiên cứu với 9 nhóm tiêu chí chính thức và 40 tiêu chí nhỏ để thực hiện nghiên cứu chính thức thơng qua Bản câu hỏi (xem phụ lục 2 -Bản câu hỏi )

3.1.2.2 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện phỏng vấn trực tiếp nhân viên tại Vietcombank khu vực thành phố HCM thông qua bản câu hỏi soạn sẵn. Thời gian phỏng vấn là tháng 7/2013. Mục đích của nghiên cứu này nhằm thu thập ý kiến trực tiếp từ ngƣời lao động trong hệ thống Vietcombank KV HCM. Qua đó tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn của nhân viên. Kết hợp với việc nghiên cứu thơng qua các thơng tin có đƣợc từ ngân hàng để đánh giá đƣợc khách quan hơn.

Bằng cơng cụ phân tích SPSS 20, tác giả thực hiện các nghiên cứu nhƣ: xác định độ tin cậy của thang đo (cronbach alpha), phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy, phân tích Anova để xác định sự khác biệt giữa giới tính, trình độ, tuổi tác, thu nhập…Qua đó đề tài có cái nhìn bao qt về mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với tổ chức, đồng thời cũng tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố thỏa mãn tác động lên nhau.

3.2 Thang đo

Thang đo tác giả thực hiện trong đề tài là thang đo Likert với 5 mức độ (rất không đồng ý, không đồng ý, trung lập, đồng ý, rất đồng ý). Vì thang đo Likert là thang đo khoảng nên ta có thể sử dụng số liệu thu thập đƣợc để xử lý, phân tích định lƣợng để xác định mối quan hệ tƣơng quan, quan hệ tuyến tính giữa các biến nói chung, cũng nhƣ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Smith, Kendall và Hullin (1969), những ngƣời đã dùng thang đo Likert để đo lƣờng sự thỏa mãn công việc của ngƣời lao động ở năm nhân tố gồm bản chất công việc, tiền lƣơng, thăng tiến, đồng nghiệp, và sự giám sát của cấp trên (Châu Văn Toàn, 2009). Trong thực tế từ các nghiên cứu liên quan đến sự thỏa mãn công việc thì thang đo Likert đã đƣợc các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi và thừa nhận tính phù hợp của nó.

Thang đo trong đề tài các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn của nhân viên ngân hàng đƣợc xây dựng trên cơ sở lý thuyết ở chƣơng 2, nghiên cứu định tính thơng qua việc phỏng vấn tay đôi với các cá nhân liên quan trực tiếp tới đề tài. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn đƣợc đánh giá thơng qua các tiêu chí với 9 nhân tố chính và 40 biến. Các ký hiệu tác giả sử dụng nhƣ sau: (1) Lƣơng - thƣởng ký hiệu là LT, (2) Cơ hội đào tạo và thăng tiến ký hiệu là TT, (3) Đồng nghiệp ký hiệu là DN, (4) Điều kiện làm việc ký hiệu là DK, (5) Bản chất công việc ký hiệu là BC, (6) Phúc lợi ngân hàng ký hiệu là PL, (7) Lãnh đạo ký hiệu là LD, (8) Đánh giá thực hiện công việc ký hiệu là DG, (9) Thỏa mãn chung ký hiệu là TM. Các thang đo này đƣợc điều chỉnh thông qua kỹ thuật: (1) hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và (2) phân tích nhân tố khám phá (EFA). Các biến quan sát có hệ số tƣơng quan giữa biến và

tổng (item-total correltion) dƣới 0,3 sẽ bị loại bỏ (Hair và cộng sự 2006). Sau đó, các biến quan sát có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,4 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ (Hair và cộng sự 2006) và kiểm tra tổng phƣơng trích đƣợc (≥ 50%).

Các biến quan sát của thang đo đƣợc đo lƣờng bằng thang đo Likert năm mức độ, chi tiết nhƣ sau:

3.2.1 Lương – thưởng: Đƣợc đo lƣờng bằng năm biến quan sát, ký hiệu từ LT1-

LT5

LT1: Mức lƣơng hiện nay của Anh/Chị đƣợc xem là tƣơng xứng với kết quả làm việc

LT2: Lƣơng, thƣởng tại cơ quan đƣợc phân chia rất công bằng và hợp lý

LT3: So với các Ngân hàng khác, Anh/Chị cảm thấy thu nhập của mình là hợp lý LT4: Anh/Chị hiểu rõ chính sách lƣơng, thƣởng của ngân hàng

LT5: Anh/chị có thể sống dựa hồn toàn vào thu nhập

3.2.2 Cơ hội đào tạo và thăng tiến: Đƣợc đo lƣờng bằng năm biến quan sát, ký hiệu từ TT1-TT5

TT1: Ngân hàng tổ chức các chƣơng trình đào tạo phù hợp và cần thiết cho công viêc của tôi

TT2: Anh/chị luôn đƣợc ngân hàng tạo điều kiện đẻ học hỏi nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc

TT3: Anh/chị đƣợc đào tạo đầy đủ kỹ năng, nghiệp vụ để thực hiện công việc TT4: Cơ quan ln tạo điều kiện thăng tiến cho ngƣời có năng lực

TT5: Chính sách thăng tiến của cơ quan rất cơng bằng

3.2.3 Đồng nghiệp: Đƣợc đo lƣờng bằng bốn biến quan sát, ký hiệu từ DN1- DN4

DN1: Anh/chị ln nhận đƣợc sự hỗ trợ nhiệt tình từ đồng nghiệp DN2: Đồng nghiệp của Anh/Chị rất thân thiện, hòa đồng

DN3: Đồng nghiệp của Anh/Chị ln hết mình, tận tụy với cơng việc DN4: Đồng nghiệp của Anh/Chị là ngƣời đáng tin cậy.

DK1: Nơi làm việc của Anh/Chị đƣợc trang bị cơ sở vật chất đầy đủ DK2:Việc bố trí thời gian làm việc hiện tại của ngân hàng là phù hợp DK3:Anh/Chị cảm thấy thoải mái khi làm việc tại đây

DK4:Anh/Chị không phải làm thêm giờ quá nhiều

3.2.5 Bản chất công việc: Đƣợc đo lƣờng bằng năm biến quan sát, ký hiệu từ BC1–

BC5

BC1: Công việc của Anh/Chị giúp Anh/Chị sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau của bản thân

BC2:Công việc Anh/chị đang đảm nhận Anh/Chị hiểu rất rõ

BC3:Cơng việc của Anh/Chị đóng vai trị quan trọng trong ngân hàng BC4:Anh/Chị đƣợc quyền quyết định trong công việc Anh/Chị phụ trách BC5: Công việc phù hợp với năng lực của Anh/Chị

3.2.6 Phúc lợi ngân hàng: Đƣợc đo lƣờng bằng bốn biến quan sát, ký hiệu từ PL1-

PL4

PL1: Ngân hàng thực hiện đầy đủ việc mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho nhân viên

PL2: Các khoản trợ cấp (thăm hỏi ốm, hiếu hỉ, tang lễ, về hƣu…) của ngân hàng đều thực hiện tốt

PL3: Hàng năm ngân hàng đều tổ chức nghỉ dƣỡng, du lịch

PL4: Các hỗ trợ khác của ngân hàng đều thực hiện tốt (ƣu đãi lãi suất cho vay, mua cổ phiếu ngân hàng,…)

3.2.7 Lãnh đạo: Đƣợc đo lƣờng bằng năm biến quan sát, ký hiệu từ LD1-LD5

LD1: Cấp trên luôn đối xử cơng bằng với Anh/Chị

LD2: Cấp trên ghi nhận đóng góp của Anh/Chị kịp thời, đầy đủ LD3: Năng lực của cấp trên làm Anh/chị nể phục

LD4: Cấp trên là ngƣời quan tâm, lắng nghe quan điểm, suy nghĩ của nhân viên LD5: Anh/chị giao tiếp với cấp trên rất thuận lợi, thoải mái

3.2.8 Đánh giá thực hiện công việc: Đƣợc đo lƣờng bằng 4 biến quan sát, ký hiệu

DG1: Các tiêu chí đánh giá nhân viên của ngân hàng rất rõ ràng

DG2: Việc đánh giá nhân viên đƣợc thực hiện khách quan, khoa học, công bằng DG3: Kết quả đánh giá công việc đầy đủ, chính xác

DG4: Kết quả đánh giá cơng việc đƣợc sử dụng để nâng lƣơng, thƣởng, đề bạt

3.2.9 Sự thỏa mãn chung đối với công việc: Đƣợc đo lƣờng bằng 4 biến quan sát,

ký hiệu từ TM1-TM4

TM1: Tơi hài lịng khi làm việc tại đây

TM2: Sẽ ở lại làm việc tại ngân hàng mặc dù nơi khác đề nghị lƣơng cao hơn TM3: Anh/Chị cảm thấy rất hài lịng với vị trí cơng việc hiện tại đang đảm nhận TM4: Anh chị sẽ gắn kết lâu dài với ngân hàng

3.3 Mơ hình hồi quy

Mơ hình hồi quy bội đƣợc sử dụng để đo lƣờng mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với công việc: với nhiều yếu tố khác nhau tác động đến sự thỏa mãn, trong nghiên cứu này sử dụng (1) các yếu tố về đặc điểm cá nhân của nhân viên để cho thấy mức độ thỏa mãn đối với cơng việc có khác nhau hay khơng giữa những nhóm đặc trƣng khác nhau; (2) 9 yếu tố đo lƣờng mức độ thỏa mãn đều đƣợc sử dụng, trong đó biến: TM là biến phụ thuộc và các biến còn lại là biến độc lập.

Mơ hình hồi quy bội có dạng:

TM = β0+ β1LT+ β2TT+ β3 DN + β4 DK + β5BC + β6PL + β7LD + β8DG + ε (3.1) Mơ hình (3.1) sẽ đƣợc điều chỉnh theo sự điều chỉnh các thang đo

3.4 Chọn mẫu

Việc chọn mẫu đến nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau. Có nhà nghiên cứu cho rằng, mẫu tối thiểu nên từ 100-150 ( Hair &ctg.1998). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thƣớc mẫu tối thiểu là 200 (Hoelter 1983). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng mẫu tối thiểu là năm mẫu cho một tham số cần ƣớc lƣợng (Bollen 1989; Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2005). Theo Hồng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5. Với đề tài này, có 40 biến quan sát (40 tham số), do đó mẫu tối thiểu phải nghiên cứu là:40 x5 = 200, để thu

đƣợc số mẫu này, tác giả thực hiện phát ra 240 bản câu hỏi cho 12 chi nhánh tại TP.HCM, mỗi chi nhánh 20 bản câu hỏi. Việc phát bản câu hỏi cho các chi nhánh đƣợc lấy ngẫu nhiên để khảo sát theo nguyên tắc: phát bản câu hỏi cho nhân viên đại diện của tất cả các phòng trong mỗi chi nhánh. Số bản câu hỏi thu về và không bị lỗi khi phỏng vấn là: 223. Bản câu hỏi đƣợc mã hóa và nhập vào chƣơng trình phần mềm SPSS 20 để xử lý.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu thực hiện qua hai bước nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính thơng qua việc phỏng vấn trực tiếp các nhân viên có liên quan. Nghiên cứu định tính đưa ra 40 biến quan sát để đo lường cho 9 nhóm khái niệm trong mơ hình nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bản câu hỏi. Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày cách thức thực hiện nghiên cứu định lượng như: xây dựng bản câu hỏi, lấy mẫu, thu thập dữ liệu và các yêu cầu cho phân tích dữ liệu.

Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu và làm sạch dữ liệu

Tác giả thực hiện phỏng vấn thơng qua hình thức phát bản câu hỏi, tổng số bản câu hỏi đƣợc phát ra là 240 bản, thu về là 230 bản (tỷ lệ hồi đáp 95,83%). Trong số 230 bản thu về có 7 bảng khơng hợp lệ do bị thiếu nhiều thông tin và khách hàng đánh 2 chọn lựa cho 1 câu hỏi. Kết quả là cuối cùng còn 223 bản hợp lệ làm dữ liệu để nghiên cứu. Tiến hành làm sạch dữ liệu thông qua chạy phân bổ tần số để kiểm tra các biến nhập sai, có giá trị gây nhiễu, không nằm trong các giá trị lựa chọn. Kiểm tra tần suất các giá trị missing và đảm bảo các giá trị missing phải nhỏ hơn 10% tổng số mẫu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

+ Về giới tính:

Bảng 4. 1: Bảng phân bố mẫu theo giới tính

Tần số Phần trăm Tỷ lệ hợp lệ Phần trăm tích lũy

Nam 80 35,9 35,9 35,9

Nữ 143 64,1 64,1 100,0

Tổng 223 100,0 100,0 100,0

(Nguồn: xử lý của tác giả )

Kết quả cho thấy tỷ lệ nhân viên nam là 35,9% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nữ 64,1%. Tỷ lệ này cũng tƣơng đối sát với thực tế, vì ngành ngân hàng địi hỏi tính kiên nhẫn, tỷ mỷ hơn, đồng thời nhân viên ngân hàng với lực lƣợng giao dịch viên, kế tốn, hành chính… tƣơng đối đơng nên tỷ lệ nữ trong ngân hàng luôn cao hơn tỷ lệ nam.

+ Về tuổi:

Bảng 4. 2:Bảng phân bố mẫu theo độ tuổi Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ (%)

18-25 tuổi 34 15,2 15,2

26-35 tuổi 166 74,4 74,4

36-55 tuổi 23 10,3 10,3

Tổng 223 100,0 100,0

(Nguồn: xử lý của tác giả )

Kết quả cho thấy đại đa số đối tƣợng khảo sát là lực lƣợng lao động trẻ, độ tuổi từ 18-35 tuổi chiếm tỷ lệ 89,7%. Độ tuổi dƣới 25 tƣơng đối thấp do lực lƣợng lao động làm việc trong ngân hàng chủ yếu có thời gian thâm niên làm việc tƣơng đối cao. Đồng thời, tiêu chuẩn của đối tƣợng nhân sự khi đƣợc tuyển hầu hết phải tốt nghiệp đại học, do đó độ tuổi nhân sự tập trung ở độ tuổi 26-35 phù hợp với kết cấu thực tế của ngân hàng.

+ Về trình độ:

Bảng 4. 3: Bảng phân bố mẫu theo trình độ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ (%) Phổ thông 4 1,8 1,8 Trung cấp- cao đẳng 15 6,7 6,7

Đại học - sau đại học

204 91,5 91,5

Tổng 223 100,0 100,0

(Nguồn: xử lý của tác giả)

Theo bảng phân bố kết quả đƣa ra, tỷ lệ nhân viên tốt nghiệp phổ thông là 1,8%, tỷ lệ tốt nghiệp trung cấp - cao đẳng là 6,7%, tỷ lệ nhân viên tốt nghiệp đại học- sau

đại học là 91,5%. Tỷ lệ này phù hợp với tình hình thực tế tại ngân hàng. Vì yêu cầu đối với hầu hết các vị trí tại ngân hàng đều đƣợc yêu cầu nhân viên tốt nghiệp đại học, bộ phận ngân quỹ từ cao đẳng, tạp vụ thì tốt nghiệp từ phổ thơng trở lên.

+ Về tình trạng hơn nhân

Bảng 4. 4: Bảng phân bố mẫu theo tình trạng hơn nhân Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ (%)

Đã kết hôn 147 65,9 65,9

Chƣa kết hôn 76 34,1 34,1

Tổng 223 100,0 100,0

(Nguồn: xử lý của tác giả |)

Theo số liệu chạy ra, tỷ lệ đã kết hôn trong ngân hàng chiếm 65,9%, tỷ lệ chƣa kết hôn chiếm 34,1%. Qua số liệu cho thấy, tỷ lệ nhân viên đã kết hôn cao hơn ty lệ nhân viên chƣa kết hôn.

+Về thu nhập

Bảng 4. 5: Bảng phân bố mẫu theo thu nhập Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ (%) =<12 triệu đồng 121 54,3 54,3 12-16 triệu dồng 66 29,6 29,6 16-20 triệu đồng 23 10,3 10,3 >20 triệu đồng 13 5,8 5,8 Tổng 223 100,0 100,0

(Nguồn: xử lý của tác giả)

Theo khảo sát, thu nhập của hầu hết nhân viên tại Vietcombank nằm dƣới 16 triệu đồng. Tỷ lệ lƣơng dƣới 12 triệu đồng chiếm tỷ lệ 54,3%; tỷ lệ lƣơng từ 16-20 chiếm 29,6%; tỷ lệ tiền lƣơng trên 20 triệu đồng chỉ có 5,8%. Điều này cũng tƣơng đối

chính xác khi nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, lĩnh vực ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn, do đó tiền lƣơng ngân hàng đang có xu hƣớng giảm. Đồng thời, đối tƣợng nhân viên làm việc trong ngân hàng tƣơng đối trẻ, nên thu nhập chƣa cao do kinh nghiệm cịn ít.

4.2 Kiểm định thang đo

Kiểm định thang đo để đánh giá các giả thuyết ban đầu thông qua hai bƣớc là

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên ngân hàng TMCP ngoại thương khu vực TP hồ chí minh (Trang 37 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)