Nhận xét của giáo viên.

Một phần của tài liệu SKKN một số phương pháp và kĩ thuật kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học địa lí 12 THPT theo định hướng năng lực (Trang 53 - 55)

Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi may mắn nhận được sự hỗ trợ, hợp tác nhiệt tình từ GV và HS các trường tham gia thực nghiệm. Hầu hết các GV đều gửi

54 cho tơi những phản hồi tích cực. Với phương pháp và kĩ thuật kiểm tra tiếp cận năng lực, thông tin phản hồi thu được nhanh chóng và chính xác hơn.

Đồng thời phương pháp đơn giản, dễ áp dụng phù hợp với mọi đối tượng học sinh khi đánh giá. Phân hóa được trình độ học sinh theo các mức độ hiểu , biết, vận dụng, vận dụng cao. Từ đó GV biết để điều chỉnh việc dạy phù hợp với các đối tượng,để các em vươn lên thể hiện hết năng lực của mình.

Kết quả trên đây chứng tỏ phần nào việc vận dụng linh hoạt các phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học mơn Địa lí đã mang lại những hiệu quả nhất định, việc vận dụng những quan điểm kiểm tra đánh giá để phát huy năng lực là hết sức cần thiết để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá hiện nay thực hiện mục tiêu “học đi đôi với hành” trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.

PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT I. Kết lun. I. Kết lun.

1 .Trình bày về quá trình nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu cứu

Để thực hiện thành công đề tài, bản thân đã tiến hành theo các bước sau :

Bước 1: Tìm hiểu và nắm bắt được thực trạng kiểm tra, đánh giá trong Địa lý 12 của các giáo viên THPT trên địa bàn huyện Yên Thành,Nghệ An

Bước 2: Xác định được những phương pháp cụ thể để tiến hành kiểm tra đánh giá trong môn Địa lý 12 theo hướng dạy học phát triển năng lực học sinh.

Bước 3: Tiến hành vận dụng các phương pháp kiểm tra thích hợp và thiết kế một số đề kiểm tra và tiến hành thực nghiệm tại các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành,Nghệ An

Bước 4: Kết quả thực nghiệm cho thấy việc kiểm tra theo phương pháp này trong Địa lý 12 có tính khả thi, đem lại hiệu quả khá cao trong dạy học, giúp các em học sinh cảm thấy hứng thú,ham học.

2. Ý nghĩa của đề tài

- Đối vi hc sinh.

Giúp học sinh phát huy năng lực, sở trường của mình, đạtkết quả cao hơn sau mỗi lần kiểm tra. Kết quả kiểm tra đánh giá học sinh cho thấy hiệu quả dạy học cao hơn hẳn. Học sinh không chỉ nắm kiến thức ở mức độ nhận biết, thông hiểu mà nhiều em nắm chắc kiến thức ở mức độ vận dụng (kể cả vận dụng ở mức độ cao). - Đối vi giáo viên.

Giúp giáo viên thu được tín hiệu ngược trong quá trình dạy học.Tiếp cận dần với cách đánh giá mới để phụ vụ cho việc dạy hoc theo chương trình Phổ thông 2018. Đồng thời giúp giáo viên rút ra được những kinh nghiệm quý giá trong quá trình dạy học nói chung.

55 - Đối vi nhà trường.

-Nâng cao chất lượng dạy học của học sinh trong nhà trường

-Số học sinh giỏi môn Địa lý cấp Tỉnh của nhà trường ngày một tăng lên. Đáp ứng được mục tiêu: giáo dục toàn diện đồng thời chú trọng về chất lượng mũi nhọn trong nhà trường.

- Góp phần làm tăng thêm bề dày thành tích của nhà trường.

Một phần của tài liệu SKKN một số phương pháp và kĩ thuật kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học địa lí 12 THPT theo định hướng năng lực (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)