nghèo và đối tượng chính sách xã hội ở tỉnh Thanh Hoá
Thực hiện Quyết định số 734/ TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập các tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách, hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý ở Việt Nam được thành lập từ Trung ương đến địa phương, ở Trung ương có Cục Trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc Sở Tư pháp, ở cấp huyện và cấp xã có chi nhánh trợ giúp pháp lý hoặc tổ chức pháp lý. Hiện nay cả nước đã có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Trung tâm Trợ giúp pháp lý của Nhà nước, đây là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp, thực hiện chức năng trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội. Đến nay, cả nước đã thành lập 118 chi nhánh trợ giúp pháp lý, 881 tổ trợ giúp pháp lý thuộc các Trung tâm Trợ giúp pháp lý đặt tại Phòng Tư pháp cấp huyện, 680 điểm trợ giúp pháp lý, 701 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở cấp xã. Những mơ hình này đã kịp thời giải quyết những vướng mắc pháp luật của nhân dân ngay tại cơ sở, đơn thư khiếu nại, tố cáo giảm, hạn chế khiếu kiện vượt cấp,
góp phần củng cố khối đoàn kết trong cộng đồng dân cư, xây dựng nếp sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
Đến nay các trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước trong tồn quốc có 423 cán bộ, công chức làm công tác trợ giúp pháp lý, 9000 cộng tác viên trợ giúp pháp lý cấp tỉnh, trong đó Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh đơng nhất với số lượng 838 người, tiếp theo là tỉnh Sóc Trăng 357 người...
Tính từ năm 1999 đến tháng 11/2007 cả nước thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội, kết quả thể hiện như sau: Đã thực hiện 1.057.533 vụ việc cho 1.098.221 lượt đối tượng trợ giúp pháp lý, các vụ việc ở các lĩnh vực pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại (pháp luật dân sự 225.353 vụ, tại nhà ở 384.657 vụ, hành chính 129.340 vụ, hơn nhân - gia đình 125.067 vụ, hình sự 69.049 vụ, lao động việc làm 31.470 vụ, các lĩnh vực khác 92.588 vụ), trong đó 962.185 vụ tư vấn, 23.553 vụ đại diện, 37.527 vụ bào chữa, 14.477 vụ kiến nghị, 19.791 vụ hoà giải. Người được trợ giúp pháp lý theo diện bao gồm: 526.591 người nghèo, 157.443 người dân tộc, 158.080 người có cơng với cách mạng, 204.694 đối tượng khác, một số người được trợ giúp pháp lý là phụ nữ: 500.318 người, 51.413 trẻ em.
Về hợp tác quốc tế trong công tác trợ giúp pháp lý đến nay Việt Nam đã có 9 tổ chức quốc tế hỗ trợ phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý đó là: Tổ chức Hợp tác và phát triển quốc tế Hà Lan (NoVib), Tổ chức Phát triển quốc tế Thụy Điển (SI DA), Tổ chức Hợp tác và phát trỉên Thụy Sỹ (SDC), tổ chức cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển (SCS), viện nhân quyền Đan Mạch (DIHR), quỹ Châu á, Tổ chức phát triển quốc tế Canada và Tổ chức phát triển Quốc tế NewZeLand (Cida - NZAID), Chương trình phát triển của Liên Hiệp quốc
(VNDP). Qua hơn 10 năm thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội, lực lượng cán bộ, công chức, cộng tác viên trợ giúp pháp lý trong tồn quốc đã khơng ngừng phát triển ngày càng lớn mạnh, đã thu hút được nhiều kết quả quan trọng thực hiện chính sách xố đói giảm nghèo, thực hiện cơng bằng xã hội.
Cũng như thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách trong tồn quốc. Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ở tỉnh Thanh Hố thời gian qua đã thu được những kết quả sau đây:
Thứ nhất: Kết quả thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người
nghèo và đối tượng chính sách trong xây dựng và kiện toàn hệ thống bộ máy trợ giúp pháp lý.
Trên cơ sở Quyết định số 734/ TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập các tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội, trọng tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh Thanh Hoá được thành lập từ tháng 9/1999 theo Quyết định số 452/ QĐ - UB ngày 23/3/1999 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá, Trung tâm Trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh Thanh Hóa trực thuộc Sở Tư pháp, Trung tâm là đơn vị sự nghiệp, khơng có thu. Trung tâm thực hiện 2 chức năng đó là: Giúp đỡ pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội. Đồng thời tham gia phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân về hoạt động hoà giải ở cơ sở.
Thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý có hiệu lực thi hành từ ngày 10/01/2007 và Nghị định số 07/2007/ NĐ - CP ngày 12/1/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật trợ giúp pháp lý. Đến nay về tổ chức, bộ máy trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh Thanh Hố đã tương đối hồn chỉnh, trung tâm được UBND tỉnh Thanh Hoá quyết định
phân bổ 18 biên chế, tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý cơ cấu theo 3 phòng gồm: Phòng nghiệp vụ 1, phòng nghiệp vụ 2, phịng hành chính - tổng hợp, các chức danh quản lý đầy đủ. Thực hiện Chỉ thị số 05/CT - TTg ngày 01/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác trợ giúp pháp lý, nhằm hướng hoạt động trợ giúp pháp lý về cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, đặc biệt là người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa dễ tiếp cận với hoạt động trợ giúp pháp lý. Bộ Tư pháp đã quy định cho các địa phương có địa bàn rộng, giao thơng đi lại khó khăn thì thành lập các chi nhánh hoặc các tổ trợ giúp pháp lý ở cấp xã, huyện áp dụng các mơ hình trợ giúp pháp lý ở cấp xã như: Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, hòm thư trợ giúp pháp lý đặt tại bưu điện văn hoá xã, phối hợp hoạt động trợ giúp pháp lý với hoạt động hoà giải ở cơ sở. Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 4 chi nhánh trợ giúp pháp lý tại 4 huyện miền núi đó là: Mường Lát, Quan Hoá, Như Thanh, huyện Cẩm Thuỷ, thành lập 53 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý trong đó có 28 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý được thành lập theo chương trình quốc gia giảm nghèo thực hiện tại 5 huyện vùng biển như huyện Hoằng Hoá, Tĩnh Gia, Quảng Xương..., thành lập 10 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý thí điểm tại các xã của 7 huyện như: Đông Sơn, Yên Định, Thạch Thành... thành lập 15 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở xã, kinh phí hoạt động do xã trang trải, đó là các xã của huyện Vĩnh Lộc, Tĩnh Gia... từ thực tế hoạt động có thể khẳng định các tổ chức này đã kịp thời giải quyết các vướng mắc pháp luật, các xích mích, mâu thuẫn ngay tại cơ sở một cách kịp thời, góp phần nâng cao ý thức pháp luật đơn thư khiếu nại, tố cáo giảm, hạn chế đơn thư khiếu kiện vượt cấp, xây dựng nếp sống văn hoá pháp luật sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong cộng đồng dân cư.
Đánh giá kết quả thực hiện xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách của tỉnh Thanh Hoá
trong thời gian qua cho thấy: Tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội đã được hình thành và khơng ngừng được củng cố, kiện toàn, đã làm tốt chức năng đưa pháp luật về trợ giúp pháp lý đi vào cuộc sống, thể hiện vai trò của các tổ chức trợ giúp pháp lý ở cấp huyện và cấp xã là rất quan trọng và hết sức cần thiết trong hệ thống bộ máy của tổ chức trợ giúp pháp lý.
Thứ hai: Kết quả thực hiện pháp lụât về trợ giúp pháp lý cho người
nghèo và đối tượng chính sách của cán bộ, công chức, viên chức cộng tác viên trợ giúp pháp lý và các đối tượng được trợ giúp pháp lý.
Lực lượng cán bộ, công chức, viên chức và cộng tác viên trợ giúp pháp lý là chủ thể quan trọng trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội. Từ khi thành lập đến nay, lực lượng cán bộ, công chức, viên chức và cộng tác viên đã không ngừng lớn mạnh, từ ngày đầu thành lập Trung tâm Trợ giúp pháp lý có 4 biên chế, trong đó 2 kiêm nhiệm, đến nay Trung tâm Trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh Thanh Hố đã có 18 biên chế, phần lớn cán bộ có trình độ cử nhân Luật, tồn tỉnh có 120 cộng tác viên trợ giúp pháp lý được bố trí từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn.
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cộng tác viên trợ giúp pháp lý luôn được Sở Tư pháp và Trung tâm Trợ giúp pháp lý quan tâm, chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý, thường xuyên cập nhật các văn bản lụât, bồi dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, nên lực lượng này đã tham gia thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách tích cực và có hiệu quả. Hàng năm Sở Tư pháp và Trung tâm Trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức các lớp tập huấn để bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, thời gian qua tỉnh đã tổ chức được 8 lớp tập huấn. Ngoài ra, Sở Tư pháp đã phối hợp với Uỷ ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức thành viên của mặt trận và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh mở 4 lớp tập huấn ở cơ sở với 1000 hoà giải viên cơ sở tham gia, các lớp đã bồi dưỡng về kỹ năng trợ giúp pháp lý về nghiệp vụ và kinh nghiệm hào giải ở cơ sở. Các lớp tập huấn nên trên có ý nghĩa rất thiết thực đã tạo điều kiện cho cán bộ viên chức, công chức cộng tác viên trợ giúp pháp lý từ cấp tỉnh đến cấp xã, kịp thời cập nhật thông tin, kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ, kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý, có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm trợ giúp pháp lý, từ đó nâng cao chất lượng thực hiện pháp lụât về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách. Kết quả của đối tượng được trợ giúp pháp lý thực hiện pháp luật tham gia thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý là việc người nghèo, đối tượng chính sách nhận từ các tổ chức, cá nhân thực hiện trợ giúp pháp lý như: giải đáp, hướng dẫn, cung cấp văn bản pháp luật để người nghèo và đối tượng chính sách đối chiếu, sử dụng các văn bản pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, qua đó họ được cặp nhật thơng tin pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật.
Thứ ba: Kết quả thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo
và đối tượng chính sách của hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý ở tỉnh Thanh Hoá. Thời gian qua, thực hiện pháp lụât về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách các tổ chức trợ giúp pháp lý của tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện được 6.110 vụ việc trong đó:
- Kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý của chuyên viên, cộng tác viên: Do chuyên viên thực hiện 752 vụ việc, do cộng tác viên thực hiện là 4.358 vụ việc.
- Kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý của chuyên viên: Do chuyên viên thực hiện 752 vụ việc, do cộng tác viên thực hiện là 4.358 vụ việc.
Dân sự: 1.324 vụ việc, hơn nhân gia đình: 425 vụ việc; hình sự: 375 vụ việc; hành chính, khiếu nại: 2.608 vụ; lao động - việc làm: 225 vụ; đất đai - nhà ở: 1.070 vụ.
- Kết quả vụ việc theo phạm vi trợ giúp, tư vấn: 5.428 vụ việc, kiến nghị 248 vụ việc, đại diện: 101 vụ việc, bào chữa: 275 vụ việc, hoà giả: 58 vụ việc.
Kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý theo đối tượng: Tổng số đối tượng được trợ giúp pháp lý là 9.372, trong đó: Đối tượng là người nghèo là 2631, đối tượng là chính sách 3055, đối tượng là người dân tộc: 3.552 và đối tượng là trẻ em là 134.
Qua đánh giá và phân tích số liệu trên, cho chúng ta thấy kết quả thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách của các tổ chức trợ giúp pháp lý ở tỉnh Thanh Hố đã có nhiều cố gắng để giải quyết các vụ việc trợ giúp pháp lý liên quan đến quyền và lợi ích của những người nghèo, người có cơng với cách mạng, người dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách xã hội khác. Nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài ở cơ sở đã được giải quyết dứt điểm, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân và đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Xuất phát từ thực tế thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở địa phương cho thấy: trợ giúp pháp lý lưu động là một hình thức thực hiện trợ giúp rất hiệu quả. Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hố ln quan tâm đến tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động, do đó thời gian qua trung tâm đã tổ chức được 103 đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại 227 thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, vùng duyên hải và về các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn phần lớn thuộc địa bàn 11 huyện miền núi và các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Đơng Sơn, Thiệu Hố, n Định, Vĩnh Lộc, Nông Cống, Tĩnh Gia, Nga Sơn... Mỗi đợt công tác trợ giúp pháp lý lưu động, đồn cơng tác của trung tâm tập trung trao đổi các câu chuyện pháp luậtm giải thích, tự vấn, giải quyết những vướng mắc liên quan đến
quyền lợi ích cũng như nghĩa vụ của cơng dân thộc các lĩnh vực pháp luật chủ yếu như: Pháp luật về dân sự, hơn nhân - gia đình, đất đai, bảo vệ rừng, phòng chống ma tuý, mại dâm, thực hiện dân chủ ở cơ sở, xây dựng và thực hiện hương ước làng, xã... bằng hình thức trợ giúp pháp lý lưu động, trung tâm đã phổ biến giáo dục pháp luật đến 23 ngàn lượt người, phát tận tay người dân hơn 25 ngàn tờ gấp có nội dung hỏi đáp pháp luật và giới thiệu về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội. Hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng về cơ sở và hiệu qủa trợ giúp pháp lý đạt được rất lớn. Thông qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động, Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã kịp thời nắm bắt được ý thức chấp hành pháp luật của cộng đồng dân cư, tình hình thi hành pháp luật của cán bộ, chính quyền cơ sở, từ đó trực tiếp giải thích pháp luật cho nhân dân, trực tiếp hoà giải những tranh chấp nhỏ trong nhân dân hoặc hướng dẫn người dân các thủ tục cần thiết để họ thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, hướng dẫn nhân dân và cán bộ thực hiện tốt hương ước của thôn, bản cũng như quyền nghĩa vụ của cơng dân, chính quyền trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Đồng thời, kiến nghị trực tiếp với chính