Một số khó khăn trong thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ở tỉnh Thanh Hoá Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 72)

cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội ở tỉnh Thanh Hóa

Bên cạnh kết quả bước đầu quan trọng đã đạt được, song trong thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở tỉnh Thanh Hoá thời gian qua nổi lên một số khó khăn, hạn chế đó là:

- Mơ hình tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách chưa thống nhất. Luật trợ giúp pháp lý quy định việc thành lập chi nhánh trợ giúp pháp lý thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, nhưng việc thành lập chi nhánh lại tuỳ thuộc vào từng địa phương, luật không quy định bắt buộc. Đây là một trong những khó khăn trong cơng tác phối hợp giữa Trung tâm Trợ giúp pháp lý với chính quyền địa phương (cấp huyện) trong việc thành lập các chi nhánh trợ giúp pháp lý ở cấp huyện. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý tại cơ sở.

- Năng lực hoạt động trợ giúp pháp lý của cán bộ và cộng tác viên trợ giúp pháp lý còn yếu và thiếu so với nhiệm vụ trợ giúp pháp lý và yêu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo và đối tượng chính sách.

Hiện nay, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hố mới có 2 trợ giúp viên, như vậy số lượng chuyên viên trợ giúp pháp lý chưa đủ để mỗi chuyên viên đảm nhiệm một lĩnh vực pháp luật theo hướng dẫn của Thông tư liên bộ số 52/TTLB/TP - TC - TCCP- LĐTBXH ngày 14/1/1998 của Liên Bộ Tư pháp, Tài chính, tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) lao động thương binh xã hội, thì 5 lĩnh vực pháp luật, phải bố trí 5 chuyên viên. Bên cạnh đó, lực lượng cộng tác viên của Trung tâm tuy nhiều (120 người) nhưng chưa mạnh, chưa đáp ứng được nhu cầu trợ giúp pháp lý của

nhân dân, về tổ chức trợ giúp chưa hợp lý, việc phân bổ các cộng tác viên chưa đều trong phạm vi toàn tỉnh, một bất cập nữa là phần lớn cộng tác viên là kiêm nhiệm. Đối với cộng tác viên trợ giúp pháp lý là Luật sư, Trung tâm chưa có căn cứ để điều động, do đó trung tâm còn bị động trong việc điều động phân công luật sư tham gia các vụ việc trợ giúp pháp lý.

- Sự phối hợp giữa Trung tâm Trợ giúp pháp lý với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp chưa đồng bộ trong việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách.

Thời gian qua các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp phối hợp chủ yếu với trung tâm trong công tác hội nghề nghiệp phối hợp chủ yếu với trung tâm trong công tác giới thiệu thành viên, hội viên tham gia cộng tác viên trợ giúp pháp lý và tập huấn nghiệp vụ hào giải viên ở cơ sở. - Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, kinh phí phục vụ hoạt động thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

- Kinh phí chi trả cho cộng tác viên nói chung về luật sư là cộng tác viên nói riêng chưa hợp lý, mức chi trả quá thấp ảnh hưởng đến kết quả thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý.

- Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức khác còn nhiều hạn chế, bất cập.

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách nói riêng tuy có cố gắng nhưng chưa thực hiện thường xuyên.

- Nhận thức về pháp luật và thực hiện pháp luật về trợ gúp pháp lý đối với người dân địa phương vẫn là vấn đề mới mẻ và còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ở tỉnh Thanh Hoá Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)